1..3.1 .Các nhân tố chủ quan
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Mê Linh hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Tốc độ tăng nguồn vốn huy động tuy cao hơn nhiều so với các năm trước, song vẫn chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Công tác huy động vốn vẫn còn thụ động chờ khách hàng đến gửi tiền, chưa thực sự quan tâm thường xun đến cơng tác tiếp thị, chưa có được biện pháp tích cực trong việc giao và quyết toán chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ, gắn với việc phân phối thu nhập.
Mặt khác mặc dù trong ba năm qua NHNo&PTNT Mê Linh có tỷ lệ nợ quá hạn đạt chỉ tiêu an toàn cho phép, nhưng trong các khoản nợ chưa đến hạn vẫn cịn một số khoản nợ có vấn đề có khả năng phát sinh nợ quá hạn. Đó là những khoản nợ mà người vay thanh tốn khơng đúng kế hoạch, kỳ hạn của khoản vay thay đổi (do điều chỉnh kéo dài kỳ hạn trả nợ thêm chu kỳ), yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả (không trả nợ các kỳ hạn) .
Bên cạnh những khoản nợ quá hạn vẫn còn tồn tại một số khoản nợ tồn đọng đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro (Các khoản nợ này được theo dõi ngoại bảng) mặc dù đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, nhưng NHNo&PTNT Mê Linh chưa kiên quyết xử lý để thu hồi những khoản nợ này.
Tính chủ động sáng tạo trong xử lý cơng việc của cán bộ tín dụng cịn chưa cao, cán bộ tín dụng chưa thực sự phát huy hết khả năng, thời gian, công sức và tận tâm với cơng việc, cịn chưa tìm kiếm lơi kéo được nhiều khách hàng lớn, khách
hàng có điều kiện và phương thức kinh doanh đạt hiệu quả cao để kết hợp giữa công tác cho vay với huy động nguồn vốn trong cùng một khách hàng tạo lợi thế trong kinh doanh.
Trình độ nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ tín dụng cịn chưa đồng đều, việc thực hiện các bước quy trình nghiệp vụ trong cho vay còn chưa đầy đủ thể hiện qua kiểm tra còn phát hiện thấy một số hồ sơ cho vay còn thiếu chặt chẽ về tính pháp lý , thiếu giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn đã giải ngân và việc kiểm tra sau cho vay còn chưa thực hiện đầy đủ, chưa kịp thời phát hiện các khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro để sớm xử lý thu hồi.
b. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Article I. Nguyên nhân khách quan
+Môi trường kinh tế : Do mới bước vào cơ chế thị trường, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong q trình điều chỉnh, đổi mới và hồn thiện. Mặt khác q trình thích ứng của các đơn vị kinh tế, các hộ kinh doanh với cơ chế thị trường cịn chậm, dẫn đến tình trạng khơng cạnh tranh được để tồn tại.
Do trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, bên cạnh đó điều kiện kinh tế trên địa bàn có tính đặc thù chủ yếu là nơng nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm và hạn chế về nhiều mặt.
+ Môi trường pháp luật: Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng hiện nay tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý và thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, một số văn bản hướng dẫn hoặc chưa phù hợp hoặc chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong thực tế kinh doanh của ngân hàng thương mại.
+Môi trường tự nhiên: Là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng đó là điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu.
Bởi lẽ đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT Mê Linh chiếm trên 90% là hộ sản suất, mà việc sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ thuộc chính vào thời tiết khí hậu trong từng thời kỳ. Vì vậy điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến đổi và phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ cán bộ ngân hàng phần lớn đã được đào tạo một cách cơ bản, tuy nhiên với việc phát triển nhanh chóng của cơng nghệ ngân hàng và đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường thì vẫn cịn một số ít cán bộ chưa kịp thời thích ứng với điều kiện mới. Mỗi khi cán bộ chưa thực hiện tốt cơng việc của mình, chưa đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác thì hoạt động ngân hàng cụ thể là cơng tác tín dụng gặp phải khó khăn là điều khơng tránh khỏi.
Nhận thức về chức trách, trách nhiệm cá nhân trong quan hệ tập thể với doanh nghiệp của từng cán bộ chưa cao và chưa đồng đều. Bên cạnh đó một số cán bộ có kiến thức và kĩ năng thẩm định cịn hạn chế, thiếu tính chính xác, khách quan, đánh giá khả năng thu hồi vốn khơng sát với chu kì sản xuất kinh doanh, thiếu sự kiểm tra giám sát vốn vay dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng có chiều hướng gia tăng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Một trong những nguyên nhân nữa là tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, đó là việc phân cơng trách nhiệm quản lý từng địa bàn của cán bộ tín dụng. Với số lượng khách hàng q lớn, bình qn một cán bộ tín dụng quản lý trên 400 hộ, số món vay nhiều, nhỏ cho nên việc kiểm tra kiểm sốt đến từng món vay là khơng đảm bảo được thực hiện tồn diện, cho nên khơng phát hiện kịp thời được một số món vay có vấn đề để có biện pháp giải quyết kịp thời, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.
Công tác thông tin phịng ngừa rủi ro trong tín dụng làm chưa đầy đủ nên cung cấp thơng tin thiếu chính xác dẫn đến rủi ro khơng lường trước được.
Bộ máy thanh tra, kiểm soát nội bộ làm việc với hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những sai sót trong quy trình nghiệp vụ và trong cơng tác đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.
Kết luận chương 2 :
Chất lượng tín dụng là kết quả tổng hồ của nhiều yếu tố trong đó nợ quá hạn là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng NHNo & PTNT Mê Linh vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đứng vững
và khẳng định vai trị của mình trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là trong thời gian chuyển đổi vừa qua, góp phần phát triển kinh tế địa phương, thực hiện tốt các chính sách tiền tệ, đẩy lùi lạm phát, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại trên cần được xem xét nghiêm túc để có những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Mê Linh nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN MÊ LINH
Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và huyện Mê Linh nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ đòi hỏi ngày một lớn, nó đã trở thành yêu cầu cấp bách khơng thể thiếu được. Để đáp ứng u cầu đó NHNo&PTNT Mê Linh đã tăng khối lượng tín dụng cho khách hàng, đó là các đơn vị tổ chức kinh tế, các hộ nông dân cá thể trên phạm vi địa bàn hoạt động. Việc mở rộng tín dụng là điều cần thiết, nhưng phải hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Vì vậy để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường và phát huy vai trị của mình với tầm vóc một chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo& PTNT Việt Nam thì vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽ ln ln là mục tiêu mà NHNo&PTNT Mê Linh hay bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng phải thực hiện cho bằng được.