Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mê linh (Trang 66 - 70)

1..3.1 .Các nhân tố chủ quan

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân

3.2.9. Giải pháp hỗ trợ

Chính sách huy động vốn:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng về mọi mặt, đồng vốn được các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng khá hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận và nâng cao tiềm năng phát triển, do đó các doanh nghiệp nói chung đều ở trong tình trạng thiếu vốn.

Để huy động ngày càng nhiều vốn hơn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, trong thời gian tới NHNo&PTNT Mê Linh cần thực thi các giải pháp sau:

- Tập trung sức vận dụng và phát huy các hình thức huy động vốn trong dân cư (vì vốn huy động được ở dân cư là nguồn vốn tương đối lớn và khá ổn định) sử dụng nguồn vốn này để đầu tư tín dụng là khá an tồn. Để có thể tăng trưởng nguồn vốn này cần phải:

+ Trước hết ngân hàng tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của dân đối với hoạt động ngân hàng. Ngoài tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ ngân hàng phải gần gũi, giúp đỡ, tư vấn, góp ý một cách trung thực, chân thành cho dân trong việc tiết kiệm và sử dụng tiền. Phải giải thích để dân thấy được những lợi ích và sự an tồn khi gửi tiền vào ngân hàng trước mắt cũng như lâu dài.

+ Giúp dân xố được thói quen giữ tiền ở nhà. Phải phân tích và tìm hiểu ngun nhân tại sao người dân có thói quen giữ tiền nhàn rỗi ở nhà hoặc mua vàng, ngoại tệ cất trữ. Điều này có thể xuất phát từ những nhu cầu thực tế trong cuộc sống hàng ngày, để tiền ở nhà sẽ thuận tiện, chủ động hơn khi sử dụng hoặc có thể ngại đi gửi bởi lãi thu được chẳng đáng bao nhiêu mà tốn thời gian gửi tiền vào, rút tiền ra. Do vậy, muốn hạn chế việc để tiền ở nhà, ngân hàng cần phải khuyến khích mở tài khoản cá nhân để mọi người gửi tiền chi tiêu qua ngân hàng. Bí mật tuyệt đối số dư trên tài khoản và những chi tiêu của chủ tài khoản. Cải tiến giờ giấc làm việc, nhất là các quầy tiết kiệm khơng nên làm việc theo giờ hành chính.

- Đa dạng hố các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu, lợi ích của nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội, chú trọng tập trung tăng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

- Mở rộng mạng lưới các bàn tiết kiệm, phòng giao dịch, các chi nhánh cấp 3 để tạo điều kiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.

- Mở rộng quan hệ bạn hàng với tinh thần hợp tác, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tranh thủ nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Điện lực.

- Tranh thủ nguồn vốn uỷ thác đầu tư, vừa tạo nguồn vốn ổn định lâu dài vừa có lợi cho việc thực hiện kế hoạch tài chính.

- Thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn cho từng cá nhân kết hợp với kế hoạch dư nợ. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn là chỉ tiêu bắt buộc đồng thời là chỉ tiêu thi đua.

- Tiếp tục tăng cường và làm tốt cơng tác thanh tốn để tăng cường nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, xã hội trong địa bàn. Trong thực tế cho thấy thì nguồn vốn huy động này cần được giữ vững vị trí là nguồn vốn chủ yếu vì có lãi suất thấp (chủ yếu là tiền gửi khơng kỳ hạn nhằm mục đích thanh tốn) lại có số dư thường xun lớn.

- Tìm kiếm các hình thức dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thực tế của các đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cụ thể hình thức mở tài khoản cá nhân, thanh tốn tiền lương cho các cán bộ cơng nhân viên là một hình thức khá mới mẻ và có hiệu quả cao.

- Có thể có các biện pháp ưu đãi về thanh toán, về lãi suất hay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng truyền thống, thu hút các khách hàng mới đến quan hệ tín dụng, chấn chỉnh lại phong cách phục vụ khách hàng.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trang bị các trang thiết bị hiện đại góp phần làm cho hoạt động thanh tốn, nhận tiền gửi được nhanh chóng, chính xác.

Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro:

Ngoài việc phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay vốn, ngân hàng cần có một số biện pháp sau:

- Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng: Không nên tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc vào một lĩnh vực đầu tư, phải đa dạng hố các loại hình cho vay và đa dạng hố lĩnh vực đầu tư, biện pháp tốt nhất trong giai đoạn này là có thể cho vay đồng tài trợ trên cùng một dự án.

- Sử dụng các biện pháp đảm bảo nợ vay chắc chắn. Nên lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay, đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn.

+ Đối với đảm bảo bằng tài sản: phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thơng và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Cần lưu ý thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền.

+ Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh: phải đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư vốn.

- Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng thơng qua các báo cáo tài chính, thơng qua tài liệu của các cơ quan liên quan như báo cáo kiểm tốn, thơng qua thị trường hoặc thông qua thông tin của các cơ quan pháp luật, thông qua trung tâm thông tin tín dụng hoặc cũng có thể thơng qua hội nghị khách hàng, thơng qua quan hệ bạn hàng, hàng xóm.

Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thơng tin về khách hàng sẽ có được những chiến lược kinh doanh phù hợp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Tăng cường cơng tác kiểm sốt kiểm tốn nội bộ. Cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.

Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kinh doanh gồm:

+ Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay.

+ Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản đã cho vay có cần bổ xung, chỉnh sửa gì khơng?

+ Phân tích đánh giá chất lượng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.

+ Tiến hành phân loại các khoản nợ và phân loại dư nợ, tổ chức kiểm tra chéo áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, giám sát việc thực hiện q trình đầu tư vốn.

- Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bình thường, ngân hàng phải trích đầy đủ quỹ dự phịng rủi ro theo đúng tỷ lệ qui định của ngân hàng nhà nước.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản bao gồm các giải pháp trước mắt và các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài để tăng cường khả năng hoạt động và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân Hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Mê Linh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mê linh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)