Tình hình quản lý chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện vân đồn – quảng ninh (Trang 61 - 64)

- Đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong q trình hạch toán kế toán Thời gian điều chỉnh hết ngày 31/ 1 năm sau Hết năm ngân sách kế

7 SN thể dục thể thao 22.000 180.188600 9 253.000 21.915000 86 326.000 291.84000

2.3.2 Tình hình quản lý chi ngân sách xã

Lập dự toán

 Kết quả đạt được:

Trong những năm qua, các xã dần dần đi vào nề nếp và thực hiện theo luật NSNN. Công tác lập dự tốn đã làm theo đúng chế độ, chính sách và theo sự hướng dẫn của cơ quan tài chính, đồng thời bám sát thực tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán chi NSX đã lập theo đúng mục lục NSNN và đều đã được thông qua HĐND xã. Dự toán chi đã tập trung vào những khoản chi thiết yếu, đồng thời cũng ưu tiên cho đầu tư phát triển. Sau khi dự toán được duyệt, các xã tiến hành quy chế công khai, dân chủ tới các ban, ngành, đoàn thể cùng toàn thể nhân dân được biết.

Đạt được kết quả như trên là do chính quyền cấp xã nhận thức được vai trị, vị trí, chức năng của NSX nên nỗ lực phấn đấu cùng với sự lãnh đạo quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, các phòng, ban chức năng của huyện và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng ủy, HĐND, UBND xã. Đặc biệt là phòng Tài chính - Kế hoạch thường xuyên cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định về chế độ, chính sách, các văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý NSX tới cán bộ xã, nhanh chóng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong khâu lập dự toán NSX, đồng thời nhắc nhở, đơn đốc các xã lập dự tốn đúng quy định, đảm bảo đúng thời gian nộp dự toán.

 Hạn chế gặp phải:

Nhiều xã lập dự toán chỉ dự trên những kinh nghiệm sẵn có, lập qua loa, đối phó, dự tốn được lập chưa thực sự bám sát điều kiện tự nhiên cũng như điều

kiện kinh tế xã hội ở địa phương. Thời gian nộp dự toán cịn chậm, chất lượng dự tốn chưa cao, một số khoản chưa thể hiện đúng nội dung của mục lục NSNN khiến cho cả dây truyền quản lý chi NSX từ cấp tỉnh, huyện, xã bị chậm lại. Một trong những nguyên nhân gây nên những hạn chế trên là do địa phương giao số kế hoạch hàng năm cho xã quá chậm, dẫn đến việc lập NSX không chủ động, kịp thời, chất lượng kém. Mặt khác, trình độ cũng như nhận thức của cán bộ về cơng tác kế hoạch ngân sách cịn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Một thực tế của cấp xã là có một số lãnh đạo xã khơng sâu về cơng tác quản lý tài chính, nhiều kế tốn tại đơn vị khơng được đào tạo chính quy, do đó khơng nắm vững về chế độ tài chính. Trong cơng tác kế hoạch tài chính, NSX cịn mang tính đối phó với việc quản lý, kiểm sốt chi của KBNN. Do đó, việc lập dự tốn NSX cịn chưa thật sát với tình hình thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Chấp hành dự toán

Chấp hành ngân sách là khâu cơ bản của công tác điều hành ngân sách. Kế hoạch chi ngân sách hàng năm được thực hiện có hiệu quả hay khơng, các mục tiêu kinh tế - xã hội có thực hiện được hay khơng là do khâu chấp hành dự toán ngân sách quyết định. Chủ tịch xã là người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện điều hành chi NSX, phải mở tài khoản tại KBNN, sự kiểm tra, kiểm sốt của KBNN trong q trình lập dự tốn, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN

 Kết quả đạt được

Công tác quản lý chi cũng ngày càng được thực hiện tốt: tốc độ tăng chi thường xuyên có xu hướng giảm đã khẳng định hiệu quả của công tác thực hiện pháp lệnh chống lãng phí, nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả được quán triệt nhiều hơn. Chi cho sự nghiệp kinh tế và chống xuống cấp ngày càng

tăng và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi NSX. Đây chính là tiền đề cho việc tăng thu, tăng chi trong tương lai khi kinh tế ở các xã phát triển mạnh hơn. Chi sự nghiệp xã hội ngày càng lớn chứng tỏ các vấn đề xã hội đang rất được quan tâm, chú ý. Các gia đình chính sách, người già cơ đơn, trẻ em mồ côi được hỗ trợ giúp đời sống của họ được cải thiện hơn, xã cũng đặc biệt quan tâm đến các tệ nạn xã hội đang rất bức xúc như ma túy, mại dâm và dành khoản chi đích đáng cho phịng chống, đẩy lùi tệ nạn này. Cơng tác kiểm sốt, kiểm tra chi cũng được làm tốt. Phạm vi thanh toán trực tiếp qua kho bạc ngày càng được mở rộng. Tất cả các xã trên địa bàn đều thanh toán quản lý các khoản chi qua kho bạc huyện. Hiệu quả các khoản chi được nâng cao rõ rệt: đường phố, nhà văn hóa, các hoạt động văn hóa, thơng tin, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, cơng tác an ninh, trật tự an tồn xã hội… luôn được đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động nên kết quả ngày càng tốt hơn. Hoạt động kinh tế trên địa bàn cũng diễn ra ngày càng sôi động và hiệu quả. Chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước được tuyên truyền ngày càng sâu, rộng đến mọi người dân.

Đảm bảo chi cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, cho chiến lược phát triển nhân lực… bước đầu giải quyết tiền lương công nhân viên chức, người hưởng trợ cấp xã hội.

Bước đầu xác định phạm vi chi của NSX trong từng lĩnh vực, đồng thời đã có sự cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa nhằm huy động thêm nguồn lực để phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.

Trong 12 xã của huyện thì 3 xã, thị trấn là: thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Hạ Long quản lý chi tốt nhât. Tuy số ngân sách xã chi vào 3 xã là lớn nhất nhưng 3 xã này thực hiện tốt nhất dự tốn chi, trình độ quản lý, trình độ dân trí cũng như các điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội là thuận lợi nhất

nên 3 xã trọng tâm ưu tiên phát triển. Các xã quản lý chi ở mức trung bình: Quan Lạn, Minh Chậu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Đồn Kết, Bản Sen. Huyện cũng đang tiến hành đầu tư cho các xã này, tuy nhiên do trình độ dân trí cịn thấp, dân cư thưa thớt, trình độ cán bộ quản cịn hạn chế nên tình hình thực hiện dự tốn cịn kém, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chi NSX. Cịn các xã Đài Xun, Bình Dân, Vạn n là các xã vùng sâu vùng xa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí rất thấp, cán bộ có trình độ hầu như là khơng có, huyện thường phải cử các cán bộ xã ngồi vào quản lý nên tình hình quản lý chi là rất kém.

Những hạn chế gặp phải

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện vân đồn – quảng ninh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)