Kết quả đạt được Về mặt nhận thức tư tưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện vân đồn – quảng ninh (Trang 68 - 73)

- Hiện nay, cơng tác kế tốn trên địa bàn huyện thực hiện theo QĐ

2.4.1 Kết quả đạt được Về mặt nhận thức tư tưởng

Về mặt nhận thức tư tưởng

Các xã tổ chức quán triệt chủ trương thực hiện quản lý chi NSX chuyển đổi theo cơ chế cho đội ngũ cán bộ trưởng các ban, ngành, đồn thể trưởng thơn. Do vậy, về tư tưởng đã có sự chuyển biến tích cực. Khẳng định việc đưa NSX vào hệ thống NSNN và quản lý thống nhất qua KBNN là chủ trương đúng đắn, có hiệu quả thiết thực và thực hiện đúng quy định của luật NSNN.

Đội ngũ cán bộ xã, nhất là chủ tài khoản và Kế toán NSX yên tâm hơn trong việc quản lý chi NSX, qua đó phát huy được tính chủ động, vai trị và trách nhiệm của cán bộ xã trong công tác xây dựng và quản lý NSX ở cơ sở.

Về tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã

Chủ tài khoản ngân sách xã tổng số 12 người, trong đó có 2 người trình độ đại học, đang theo học đại học 3 người, trung cấp 7 người. Nhìn chung cơ bản Chủ tài khoản các xã, thị trấn có trình độ và khả năng về quản lý ngân sách. Nhưng để hiểu sâu về bản chất và nghiệp vụ điều hành về ngân sách còn hạn chế.

- Cán bộ Tài chính ngân sách xã: Trước khi thực hiện Nghị định 114/CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về quy định tiêu chuẩn cán bộ cơng chức xã, thì việc bố trí cán bộ ngân sách xã chưa được thật sự quan tâm, nhiều kế tốn xã chỉ mới qua trình độ sơ cấp kế tốn nhưng lại khơng đúng chuyên ngành nên khi thao tác nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn. Thực hiện NĐ 114/CP, Nghị định 121/CP của chính phủ và Thơng tư 34 của Liên bộ Tài

chính - Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, tuyển dụng và chế độ đối với cán bộ xã thì cơng tác sắp xếp lại đội ngũ cán bộ Tài chính ngân sách xã mới thực sự được quan tâm đến nay 100 % số cán bộ tài chính có trình độ trung cấp kế tốn và có 5 đồng chí đang học đại học Tài chính Kế tốn. Trình độ và cơng tác kế tốn cơ sở đã từng bước đi vào nề nếp và bước đầu đã đạt được kết quả tốt. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của kế tốn xã được nâng lên, có chuyển biến tích cực, các cán bộ kế tốn xã được tham gia các lớp đào tạo về tài chính kế tốn do huyện tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ.

Bước đâu thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai ngân sách xã

Các nghị quyết của Chính phủ, các thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính quy định về quy chế dân chủ và cơng khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 đã được triển khai rộng rãi đến cấp uỷ, chính quyền và dân dân trong xã. Từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Vấn đề cơng khai tài chính ngân sách được nhiều xã thực hiện tốt theo chế độ quy định và được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ và nhân dân xã. Từ đó tích cực vào sự ổn định, đồn kết ở xã. Đặc biệt là vấn đề công khai dự tốn NSX, cơng khai các khoản đóng góp, các quỹ, các hoạt động XDCB, tăng cường hoạt động giám sát của HĐND, đoàn thể và nhân dân trong việc chấp hành dự tốn NSX, đầu tư XDCB…Đó là những việc cần làm rất cụ thể và hiệu quả thực hiện đúng quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Công tác chi ngân sách xã ngày được củng cố và tăng cường

- Việc đưa các khoản chi NSX qua KBNN là một bước thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý NSX. Trước đây, NSX gần như “tọa chi” khơng có sự kiểm sốt đầy đủ, thống nhất. Từ đó nảy sinh vấn đề thu, chi tùy tiện, sai chế độ, chính sách của Nhà nước. Đến nay mọi khoản chi đều phản ánh qua KBNN,

có sự kiểm sốt chặt chẽ của HĐND xã, cơ quan tài chính nên đã hạn chế được những khoản thu, chi sai chế độ trước đây chưa kiểm soát được.

- Chi ngân sách xã đảm bảo kinh phí phục vụ các hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở phát triển kinh tế xã hội. Điều hành chi trên cơ sở dự toán, đã quan tâm đến cơ cấu chi theo thứ tự ưu tiên nội dung chi thiết yếu. Ngoài những nội dung chi thường xuyên đảm bảo hoạt động bộ máy, chính quyền cấp xã, đã biết huy động sức dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, đã kịp thời uốn nắn những sai sót xảy ra trong q trình quản lý thu, chi ngân sách xã. Đối với khoản chi thường xuyên các xã đã có ý thức chi tiết kiệm so với các năm trước đây, nhất là khoản chi hội nghị, tiếp khách.

- Cơng tác lập và chấp hành kế tốn và quyết toán chi ngân sách xã đã được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách. Dự toán chi ngân sách xã được xây dựng bảo đảm trình tự theo đúng quy định, bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và chỉ đạo của cấp trên. Các khoản chi của xã được tính tốn, phù hợp với thực tế của từng khoản chi, của từng cơng trình, dự án. Ngân sách xã đã cơ bản đảm bảo được các yêu cầu nhiệm vụ chi, ưu tiên chi trả lương và các khoản trợ cấp cho cán bộ xã. Nhiều xã đã tiết kiệm được nguồn chi thường xuyên để dành cho chi sửa chữa, mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc. Xây dựng phương án huy động đóng góp phù hợp với sức dân để có thêm vốn đầu tư xây dựng và đối ứng các cơng trình XDCB.

- Cơng tác kế tốn và quyết tốn đã được quan tâm, thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán kịp thời, chất lượng ngày càng tiến bộ, số liệu chính xác, phản ánh đúng mục lục NSNN, tạo điều kiện cho việc tổng hợp chi ngân sách đầy đủ, kịp thời. Nhìn chung đến nay cơng tác hạch tốn chi

ngân sách xã đã đi vào nề nếp và được thực hiện trên máy vi tính. Đặc biệt một thành cơng lớn khác là huyện Vân Đồn đã áp dụng phần mềm tin học, phần mềm kế toán xã trong cơng tác quản lý NSX và kế tốn NSX giúp cho việc quản lý và điều hành NSX nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả.

Tất cả những ưu điểm trong q trình quản lý ngân sách xã nói trên đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn của huyện Vân Đồn ngày một đổi mới.

2.4.2 Những yếu kém cịn tồn tại

Cơng tác kế toán

- Cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân sách xã cịn tuỳ tiện, khơng đúng

quy đinh của mục lục ngân sách và không phản ánh kịp thời các khoản thu chi phát sinh trong năm, chứng từ thu chi chưa đảm bảo ngun tắc tài chính, chứng từ chi cịn dưới dạng bảng kê lớn, vượt quá quy định của Bộ Tài chính, khơng có hố đơn kèm theo, giữa phiếu chi và chứng từ gốc còn sai lệch, cập nhật chứng từ cịn tuỳ tiện, khơng theo trình tự thời gian. Sử dụng biên lai thu chưa đúng quy định, còn hiện tượng thu theo sổ, phiếu thu (không nộp vào ngân sách). Một số địa phương còn tự đặt ra chế độ chi tiêu, tự đặt ra chế độ ngoài quy định...

- Sổ sách kế toán chưa mở đầy đủ các loại sổ và ghi chép đầy đủ theo quy định. Công tác cộng sổ và khóa sổ chưa đảm bảo yêu cầu. Việc hạch tốn tổng hợp ngân sách cịn có hiện tượng bỏ sót một số khoản thu chi..

- Báo cáo chi ngân sách xã còn chậm về thời gian, chất lượng báo cáo cịn hạn chế chưa chính xác, gây ảnh hưởng cho cơng tác lập báo cáo tổng hợp quyết toán của cơ quan tài chính cấp trên, hạn chế tác dụng của việc cơng khai tài chính ngân sách xã trước Hội đồng nhân dân xã và UBND xã theo quy định.

- Bộ máy quản lý NSX hiện nay được biên chế chưa hợp lý. Mặc dù đã được kiện toàn lại song ở nhiều xã hiện nay bộ máy này vẫn hoạt động kém hiệu quả và khơng có sự thống nhất giữa các xã. Việc phân công nhiệm vụ của bộ máy này cũng chưa rõ ràng nên dẫn đến việc Kế toán xã chưa phát huy tốt vai trị của mình.

- Vẫn cịn hiện tượng chủ tài khoản và cán bộ chủ chốt xã chưa nắm được ngun tắc thu, chi tài chính. Trình độ của cán bộ Kế tốn xã cịn thấp, nhiều cán bộ Kế tốn xã chưa nắm được nghiệp vụ chun mơn khiến cơng tác quản lý NSX khó khăn hơn.

Về cơng tác điều hành chi ngân sách xã

- Nhìn chung, chi NSX cơ bản được đảm bảo, chi đầu tư phát triển ở nhiều xã được quan tâm. Song ở một xã do nguồn thu ít, số thu thấp nên ngồi số chi thường xuyên thì phần đầu tư phát triển nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cịn ít. Bên cạnh đó, chi phụ cấp cho cán bộ xã ngoài biên chế quy định ngày càng lớn khơng thể kiểm sốt được. Vì vậy, để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các xã trên địa bàn tồn huyện thì cần có biện pháp quản lý chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả, phấn đấu dành nguồn thu cho đầu tư phát triển.

- Mặc dù dự toán chi đã được ủy ban nhân dân huyện giao tăng theo tỷ lệ biên chế cho các đơn vị ngay từ đâu năm và dự phòng ngân sách, chi sự nghiệp kinh tế cho khối xã đều tăng sau mỗi năm nhưng một số đơn vị, xã vẫn còn tư tưởng bao cấp. Điều này thể hiện ở chỗ nhiều nội dung chi thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên song các đơn vị, xã vẫn đề nghị cấp ngoài kế hoạch ngay từ đầu năm sau khi được giao kế hoạch. Chi khối xã, thị trấn vãn tập trung cho quản lý hành chính cao, nhiều nội dung thuộc nhiệm vụ chi của NSX các địa phương không chủ động sắp xếp mà lại đề nghị ngân sách huyện cấp trong khi ngân sách các địa phương đã được bố trí dự phịng theo luật.

Chỉ tiêu chi cho các sự nghiệp thấp. Một số xã ban hành quyết định mức chi tiền ăn hội nghị không đúng quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện vân đồn – quảng ninh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)