3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP GP-BANK
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người từ xưa đến nay luôn là nhân tố quan trọng va mang tính quyết định tới hiệu quả của mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng. Tồn bộ q trình thẩm định cho vay hay quyết định cho vay đều là do các cán bộ tín dụng đảm nhiệm và ra quyết định.
Cán bộ tín dụng địi hỏi phải là người nhaỵ bén, linh hoạt, có kinh nghiệm và trình độ vững vàng trong việc thẩm định cho vay nhất là đối với khu vực kinh tế doanh nghiệp, là nơi nhiều biến động và phức tạp. Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển kéo theo khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có trình độ cao, có khả năng sử dụng và ứng dụng các phương tiện hiện đại vào trong công việc để đem lại
kết quả cao. Đồng thời người cán bộ tín dụng cũng phải có sự am hiểu nhất định về các máy móc thiết bị, phương tiện của doanh nghiệp để có thể đánh giá chính xác hơn. Chính bởi vậy việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động ngân hàng nói chung và cơng tác tín dụng nói riêng. Để làm được như vậy ngân hàng cần có các biện pháp sau:
- Có kế hoạch tuyển dụng nhân sự làm việc tại ngân hàng sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc.Mặt khác cơng tác tuyển dụng phải đảm bảo tính cơng bằng và nghiêm minh để lựa chọn những nhân tài thực sự cho ngân hàng không chỉ về nghiệp vụ mà cịn về cả trình độ ngoại ngữ, tin học bởi địi hỏi ngày càng cao q trình hội nhập và cơng nghệ thơng tin phát triển như hiện nay.
- Không chỉ chú trọng khâu tuyển dụng nhân sự mà ngân hàng còn phải chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên. Việc đào tạo các cán bộ nhân viên do các chuyên viên lâu năm trong nghề và các giảng viên đến từ các trường đại học lớn. Bên cạnh đó khơng ngừng khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. - Tuy việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là rất quan trọng nhưng việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của các cán bộ nhân viên cũng không thể xem nhẹ. Phong cách, thái độ phục vụ của các nhân viên ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, khả năng thu hút lượng khách hàng đến với ngân hàng và cũng là bộ mặt của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để kích thích nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên cũng như có các chính sách khen thưởng và các biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các vi phạm.
- Sắp xếp nhân viên cho phù hợp và đúng với chuyên mơn nghiệp vụ là cần thiêt. Chỉ khi đó các nhân viên mới phát huy được năng lực của mình, có điều kiện nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đối với các nhân viên tín dụng trực tiếp thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng cũng như
là thẩm định khách hàng thì cần có kĩ năng giao tiếp tốt, có hiểu biết thực tế về kinh tế xã hội để có thể hướng dẫn và làm hài lịng đến cả những khách hàng khó tính nhất. Họ cần phải khéo léo trong đàm phán, thương lượng với khách hàng về các điều kiện vay vốn và trách nhiệm của họ khi không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của họ để làm sao đảm bảo được lợi ích của ngân hàng nhưng vẫn làm hài lịng khách hàng.
- Ngân hàng cần xây dưng một chính sách tiền lương và thưởng hợp lí khơng chỉ đúng với chức vụ mà cịn phù hợp với năng lực công tác và hiệu quả làm việc của họ để khuyến khích cán bộ nhân viên nhiệt tình, năng nổ trong cơng việc. Một chính sách lương thưởng hợp lí, hấp dẫn ln thu hút được nhiều nhân viên có năng lực góp phần nâng cao chất lượng cán bộ phục vụ cho ngân hàng.