Ngăn ngừa, hạn chế, xử lí các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP BANK (Trang 48 - 49)

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP GP-BANK

3.2.5 Ngăn ngừa, hạn chế, xử lí các khoản nợ quá hạn, nợ xấu

Việc mở rộng cho vay luôn đi kèm với nâng cao chất lượng cho vay. Năm 2009, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 2,34% dưới mức bình quân của toàn ngành là 2.46% nhưng cao hơn một số ngân hàng như: Vietinbank, HD bank, Techcombank, Sacombank... Đồng thời tỉ lệ nợ quá hạn cũng ở mức 2,9%, . Cả 2 tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng vẫn còn khá là cao so với một số các ngân hàng đang cùng hoạt động. Do đó đê nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời giảm thiểu, xử lí và ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn, nợ xấu là vô cùng cần thiết hiện nay để làm sao vừa thu hồi được vốn vừa không ảnh hưởng dến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng là vấn đề rất khó khăn. Điều này địi hỏi ngân hàng phải có biện pháp thích hợp. Một số biện pháp có thể đưa ra là:

- Thứ nhất, là ngân hàng tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản...tránh tình trạng khi xảy ra rủi

ro mới phát hiện gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là giải pháp mà nhiều ngân hàng hiện nay đang sử dụng tuy nhiên biện pháp này mất nhiều thời gian và tiền bạc.

- Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng, giá trị triết khấu do ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn.

- Với các khoản nợ mới phát sinh cần kịp thời nhanh chóng tìm hiểu ngun nhân, nếu là ngun nhân khách quan thì ngân hàng cần xem xét lại kế hoạch kinh doanh để điều chỉnh lại phương án kinh doanh phù hợp với điều kiện mới, cử cán bộ xuống giúp đỡ. Hoặc do nhầm chu kì kinh doanh có thể tiến hành gia hạn nợ. Trong trường hợp có dấu hiệu lừa đảo hoặc phát hiện ra lừa đảo thì cần báo cho các cơ quan chức năng để giải quyết ngay.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP BANK (Trang 48 - 49)