Nhóm chỉ tiêu định lượng:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP BANK (Trang 34 - 39)

2.2 Thực trạng về chất lượng tín dụng tại ngân hàng GP-BANK

2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng:

a) Chỉ tiêu về quy mơ tín dụng:

- Doanh số cho vay:

Vì doanh số cho vay là quy mơ tín dụng cấp cho khách trong một thời

kì nên doanh số cho vay lớn hơn nhiều so với dư nợ tại một thời điểm.

Trong những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên.

Qua số liệu trên bảng 2.2 ta có thể thấy tốc đọ tăng trưởng của doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2007, doanh số cho vay đạt 1735,81 tỉ đồng, năm 2008 là 2485,64 tỉ đồng với tốc độ tăng là 43,19% so với năm 2007, năm 2009 đạt 5109,64% với tốc độ tăng là 105,56% so với năm 2008.

Doanh số cho vay tăng lên đồng nghĩa với khoản thu từ lãi của các khoản vay đó cũng tăng lên. Doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng trưởng với tỉ trọng ngày càng cao cho thấy chính sách mở rộng tín dụng của ngân hàng GP-bank ddax có hiệu quả và đồng thời cũng khẳng định được sự tin tưởng về chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng cao.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo mục đích:

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 ST % ST % ST % Doanh số CVTD 253.13 14.58 203.47 8.18 734.35 14,37 Doanh số CV kinh doanh 1,482.68 85.42 2,282.17 91.82 4,375.29 85.63 Tổng 1,735.81 100 2,485.64 100 5,109.64 100 (Nguồn :Phịng hỗ trợ tín dụng ,GP-bank)

Tỉ trọng trong cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng khá là nhỏ trong cho vay của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng trong cho vay tiêu dùng luôn ở mức duới 20%. Trong khi đó, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng rất lớn với trên 80% doanh số cho vay. Cụ thể về cho vay kinh doanh là: năm 2007, cho vay kinh doanh đạt 1,428.68 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 85.42% tổng doanh số cho vay; năm 2008 đạt 2,282.17 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 91.82% và năm 2009 đạt 4,375.29% chiếm tỉ trọng là 85.63% tổng doanh số cho vay. Cả doanh số cho vay tiêu dùng và doanh số cho vay kinh doanh đều tăng nhưng do tốc dộ tăng của cho vay kinh doanh lớn hơn tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng đã làm cho tỉ trọng của cho vay tiêu dùng giảm đi. Đặc biệt trong năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và chạy đua lãi suất dẫn đến cho vay tiêu dùng giảm, cho vay kinh doanh cũng có tăng nhẹ nhưng là rất ít.

- Doanh số thu nợ:

Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng. Nhìn chung cơng tác thu nợ của ngân hàng đạt khá nhiều thuận lợi, đặc biệt là do ngân hàng đã tập trung đưa ra các giải pháp hợp lí để thu hồi các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ có vấn đề. Dù cho trong năm 2008, chính sách ngân hàng chưa được thích hợp nhất là do sự bất ngờ về biến động kinh tế trong năm 2008 dẫn đến tỉ lệ nợ xấu khá cao. Cụ thể: năm 2007, doanh số thu nợ đạt 1,250.6 tỉ đồng; năm 2008 đạt 1,452.28 tỉ đồng tăng 16.12% so với năm 2007; năm 2009 đạt 4,270.42 tỉ đồng tăng 195.05% so với năm 2008.

b) Hiệu suất sử dụng vốn: - Dư nợ tín dụng:

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng ngân hàng GP-bank giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 ST % ST % ST % Tổng Dư Nợ 1,718.82 100 3,152.08 100 5,986.30 100 1. Theo thành phần kinh tế. Cá Nhân 567.26 33.0 725.09 23.0 1,917.46 32.03 TCKT 1,151.56 67.0 2,426.99 77.0 4,068.84 67.97 2. Theo thời hạn. Ngắn hạn 989.151 57.55 2,084.57 66.13 3,453.65 57.70 Trung hạn 405.996 23.62 572.93 18.18 1,328.73 22.19 Dài hạn 323.67 18.83 494.58 15.69 1,203.92 20.11

( Nguồn : Phịng nguồn vốn –NHTM cổ phần Dầu Khí Tồn Cầu)

Dư nợ tín dụng từ năm 2007 đến năm 2009 tăng mạnh. Năm 2007 tổng dư nợ mới đạt 1,718.82 tỉ đồng, năm 2008 là 3,152.08 tỉ đồng và cho đến năm 2009 tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đã đạt 5,986.30 tỉ đồng. Dư nợ tăng là do tăng doanh số cho vay còn lại là một phần nhỏ của dư nợ năm trước gặp khó khăn nên cơ cấu lại thời hạn nợ.

Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay đối với các TCKT chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ của các cá nhân. Dư nợ cho vay cá nhân tuy tỉ trọng có giảm trong năm 2008 chỉ đạt 725.09 tỉ đồng ( tỉ trọng là 23%) trong khi tỉ trọng năm 2007 là 33% nhưng đến năm 2009 thì nó lại tăng lên đạt 1,917.6 tỉ đồng ( tỉ trọng là 32.03%) và luôn chiếm giữ khoảng 1/3 tỉ trọng trong tổng dư nợ tín dụng của tồn ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do, các sản phẩm dịch vụ mới cho đối tượng khách hàng này đã có nhiều đổi mới cải tiến, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một nỗ lực lớn của ngân hàng bởi cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ đang là mục tiêu theo đuổi của khơng ít ngân hàng.

Dư nợ cho vay theo thời hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2007 đạt 989.151 tỉ đồng chiếm 57.55% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 2,084.57 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 66.13%, năm 2009 đạt 3,453.65 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 57.7%.

Dư nợ cho vay trung hạn năm 2007 đạt 405.996 tỉ đồng chiếm 23.62% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 572.93 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 18.18%, năm 2009 đạt 1,328.73 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 22.19%.

Dư nợ cho vay dài hạn năm 2007 đạt 323.67 tỉ đồng chiếm 18.83% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 494.58 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 15.69%, năm 2009 đạt 1,203.92 tỉ đồng chiếm tỉ trọng là 20.11%.

Ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng, cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng gia tăng trong vài năm gần đây do phát triển kinh tế nên nhu cầu tín dụng cũng gia tăng, nhu cầu tài trợ mua sắm trang thiết bị cũng gia tăng và ngân hàng cung cấp thêm nhiều sản phẩm cho vay trung hạn như co vay mua ô tô, vay mua sắm trang thiết bị…do đó nhu cầu vay trung và dài hạn tăng là điều tất yếu. Còn cho vay dài hạn do năm 2008 có bất ổn về tình hình lãi suất làm cho khách hàng khá dè dặt khi xin vay vốn dài hạn.

- Hiệu quả sử dụng vốn vay:

Hiệu suất sử dụng vốn năm 2007= = 40.83% Hiệu suất sử dụng vốn năm 2008= = 76.25% Hiệu suất sử dụng vốn năm 2009= = 67.18%

Qua những số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng tăng nhất là năm 2008 đã tăng đến 76,25% so với năm 2007 mới chỉ đạt 40,83%. Đó là nhờ uy tín và chất lượng tín dụng tốt mà ngân hàng đã mở rộng được tín dụng, khối luợng cho vay tăng lên. Cả nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng năm 2009 đều tăng mạnh nhưng do cuộc chạy đua

lãi suất vẫn còn và khắc phục sau suy thoái cho nên tốc độ tăng của dư nợ tín dụng chậm hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động được dẫn đến tỉ lệ có giảm 9.07% so với 2008. Tuy nhiên ngân hàng vẫn cần chú trọng tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn vay đến mức tối đa để nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng làm sao cho nguồn vốn huy động được của ngân hàng sử dụng có hiệu quả nhất. c) Thu nhập từ lãi tín dụng:

Theo bảng 2.3 thì tỉ lệ thu nhập từ lãi cả 3 năm 2007, 2008, 2009 đều đạt hơn 95% trong tổng thu của ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngỳ càng được nâng cao và mở rộng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh hoạt động tín dụng cũng cần chú ý phát triển thêm các nguồn thu từ các hoạt động có tiềm năng khác.

d) Nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng

Bảng 2.7: Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Nợ quá hạn 14.61 324.66 173.603 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0.85 10.3 2.9 Nợ xấu 8.422 308.59 140.08 Nợ xấu/Tổng dư nợ 0.49 9.79 2.34

(Nguồn : Phịng hỗ trợ tín dụng NHTMCP Dầu Khí Tồn Cầu)

Phương châm kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này nhất là từ năm 2008 là kinh doanh an tồn, hiệu quả nên các cán bộ tín dụng rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tượng vay và khoản vay.

Tỉ lệ nợ quá hạn được ngân hàng đảm bảo ở mức dưới 3% tuy trong năm 2008 tỉ lệ nợ quá hạn tăng đột biến do ngân hàng đã chủ quan trong việc kiểm soát các khoản vay dẫn tới tỉ lệ nợ quá hạn tăng nhiều đạt đến mức 10,3% (324.66 tỷ đồng) và kéo theo tỉ lệ nợ xấu tăng cao đến 9,79% ( 308.59 tỷ đồng trong đó cao nhất là các khoản vay đầu tư bất động sản và chứng khoán ).

Tỉ lệ nợ nhóm 5 năm 2009 chiếm khoảng 0.1% trong tổng dư nợ tín dụng ( 5.9863 tỷ đồng) cũng là một kết quả đáng khích lệ nhất là ở thời điểm phục hồi kinh tế tuy nhiên ngân hàng cần có các biện pháp để khơng cịn tồn tại nợ nhóm 5 trong cơ cấu nợ của ngân hàng, điều này địi hỏi nhiều sự nỗ lực từ phía ngân hàng cũng như khách hàng.

Nhìn chung chất lượng tín dụng của cả ngân hàng là tương đối cao so với khá nhiều các ngân hàng khác. Việc áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, năng cao hiệu quả cơng tác đánh giá do đảm bảo tính khách quan trong q trình thẩm định, tuy vẫn cịn tồn tại một số cán bộ tín dụng chưa thực sự là khách quan, trung thực.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GP BANK (Trang 34 - 39)