Lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

2.2.4 Lãi suất cho vay

Cạnh tranh để huy động vốn giữa các ngân hàng TMCP đã làm tăng lãi suất đầu vào, do đó mức lãi suất cho vay mà các ngân hàng TMCP áp dụng đối với các doanh nghiệp cũng tăng cao. Năm 2011, lãi vay trên thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là 18 – 20%, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các quy định hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đồng thời kiểm sốt dịng vốn vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản. Hoạt động cho vay của các ngân hàng ngày càng siết chặt, các ngân hàng TMCP đều phải cắt giảm các khoản cho vay mới, đồng thời thu hồi nợ cũ để đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống 20% vào cuối năm 2011.

Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong số gần 2.000 doanh nghiệp được hỏi có 41,5% các doanh nghiệp có vốn vay đáp ứng từ 25% – 50% nhu cầu, và 32,5% các doanh nghiệp được đáp ứng dưới 25% nhu cầu vay vốn. Các doanh nghiệp khó vay được vốn từ hệ thống ngân hàng, do đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc phải ngưng sản xuất hoặc đóng cửa. Theo điều tra của phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2011 đã có đến khoảng 79.000 doanh nghiệp giải

thể, tổng số doanh nghiệp thành lập trong năm 2011 là 77.548 doanh nghiệp, nhưng đã có đến 7.611 doanh nghiệp phải sớm dừng hoạt động. Ngồi ra những vụ đổ vỡ tín dụng cuối năm 2011 đã cho thấy tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng.

Như vậy, các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải gánh chịu mức chi phí lãi vay cao, thậm chí khơng vay được vốn ngân hàng. Điều đó cho thấy các ngân hàng TMCP đã không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của nền kinh tế.

Sang năm 2012, các ngân hàng TMCP đã giảm lãi suất cho vay và dành hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức lãi suất được các ngân hàng cho vay dao động 12 – 15%/năm nhưng doanh nghiệp vẫn chưa muốn tiếp cận vốn vay, bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2012 bị đình trệ, hàng hóa tiêu thụ kém, tồn kho cao, sức mua thị trường chưa được cải thiện, nên doanh nghiệp không thiết tha lắm với việc vay vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Trong 06 tháng 2013 các ngân hàng TMCP tiếp tục hạ lãi suất cho vay, thu hút khách hàng vay vốn. Tuy nhiên trong bối cảnh nợ xấu vẫn của các ngân hàng vẫn đang tăng nhanh, do đó việc xét duyệt cho vay đối với khách hàng là hết sức khó khăn, các ngân hàng trong tình trạng thừa vốn nhưng dịng vốn khơng đến được với doanh nghiệp. Các ngân hàng đang trong tình trạng huy động vốn nhưng khơng cho vay được, qua đó cũng thấy được sự khó khăn trong việc giải quyết đầu ra để bù đắp khoản chi phí huy động vốn, vấn đề rủi ro thanh khoản đang tiềm ẩn tại các ngân hàng TMCP hiện nay.

2.2.5 Tăng trƣởng tín dụng

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng TMCP đã đẩy lãi suất huy động Việt Nam đồng trong giai đoạn này biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Trong giai đoạn này nền kinh tế tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng rất cao, do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng rất cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn

của các ngân hàng năm 2008 hơn 23,8% và năm 2009 là 37,5%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao địi hỏi các ngân hàng phải thu hút một lượng vốn lớn, cuộc chạy đua huy động vốn của các ngân hàng đã đẩy lãi suất lên cao, các ngân hàng chạy đua lãi suất để thu hút khách hàng, có thời điểm lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay. Chính từ điều này đã dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Từ cuối năm 2010 đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh từ 31,2% xuống còn 7%, tốc độ tăng trưởng tín dụng 06 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 3,3% so với đầu năm (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Ngoài việc ngân hàng Nhà nước kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng cịn có ngun nhân từ phía nền kinh tế. Lãi suất tín dụng cao, cộng với tình trạng suy thoái của nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp trong tình trạng khan vốn nhưng lại không thể đi vay.

Lãi suất huy động và cho vay liên tục giảm từ cuối năm 2010 đến nay, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của đất nước thấp, tín dụng vì thế có tốc độ tăng trưởng thấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp ở đây không phải là do các ngân hàng TMCP thiếu vốn mà là do nền kinh tế đất nước chưa được phục hồi, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, sản phẩm của doanh nghiệp khơng được tiêu thụ do đó nhu cầu

vay vốn của doanh nghiệp không cao, đồng thời trước sự biến động của nền kinh tế, các ngân hàng siết chặt việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nên dòng tiền của ngân hàng cũng không tới được doanh nghiệp. Điều này cho thấy các ngân hàng đang thừa vốn nhưng không thể cấp vốn cho doanh nghiệp, qua đó cũng thấy được vấn đề thanh khoản của các ngân hàng đang gặp nhiều vấn đề khó khăn.

Trước tình hình đó, từ đầu năm 2013 ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất huy động và cho vay trên tất cả các thị trường nhằm làm dịu nhẹ tình hình thanh khoản của các ngân hàng.

2.3 Đánh giá rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP Việt Nam thông

qua các chỉ số thanh khoản tiêu biểu

Phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam thực hiện trên 12 ngân hàng TMCP được lựa chọn và chia làm 3 nhóm ngân hàng, cụ thể như sau:

Nhóm thứ nhất, 04 ngân hàng TMCP Nhà nước, gồm: Vietinbank, Vietcombank, BIDV và MHB.

Nhóm thứ hai, 05 ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước được xếp loại A và B theo Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 của Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam, gồm: ACB, EAB, Eximbank, MB thuộc nhóm A và VIB thuộc nhóm B.

Nhóm thứ ba, 03 ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước được xếp loại C và D (gồm: ABB, NamAbank thuộc nhóm C và MDB thuộc nhóm D) theo Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 của Cơng ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam, gồm: ABB, NamAbank thuộc nhóm C và MDB thuộc nhóm D.

Hiện nay ngân hàng Nhà nước khơng cịn quy định tỷ lệ giới hạn đối với chỉ số H1 (Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động). Do đó, đánh giá rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam tập trung qua các chỉ số cơ bản sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR);

Chỉ số về trạng thái tiền mặt (H2);

Chỉ số về chứng khoán thanh khoản (H3); Chỉ số năng lực cho vay (H4);

Chỉ số Tổng dư nợ/ Tiền gửi khách hàng (H5);

Chỉ số Tiền vay/ Tổng tài sản Có (H6); Chỉ số cơ cấu tiền gửi (H7).

2.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động và sự phát triển ngày càng lớn mạnh, các ngân hàng TMCP đã không ngừng gia tăng vốn điều lệ.

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của các ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 30/06/2013 I NHÓM 1 1 BIDV 8.755.818 10.498.568 14.599.713 12.947.563 23.011.705 23.011.705 2 Vietinbank 7.717.168 11.252.973 15.172.291 20.229.722 26.217.545 32.661.443 3 Vietcombank 12.100.860 12.100.860 13.223.715 19.698.045 23.174.171 23.174.171 4 MHB 816.794 823.394 3.006.600 3.062.152 3.400.000 3.400.000 II NHÓM 2 1 ACB 6.355.813 7.814.138 9.376.965 9.376.965 9.376.965 9.376.965 2 EAB 2.880.000 3.400.000 4.500.000 4.500.000 5.000.000 5.000.000 3 Eximbank 7.220.000 8.800.000 10.560.069 12.355.229 12.355.229 12.355.229 4 MB 3.400.000 5.300.000 7.300.000 7.300.000 10.000.000 10.625.000 5 VIB 2.000.000 2.400.000 4.000.000 4.250.000 4.250.000 4.250.000 III NHÓM 3 1 ABB 2.705.882 3.482.513 3.830.764 4.200.000 4.200.000 4.797.000 2 MDB 500.000 1.000.000 3.000.000 3.750.000 3.750.000 3.750.000 3 NamAbank 1.253.000 1.253.000 2.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000

Đồng thời, ngân hàng Nhà nước cũng quy định đến hết năm 2010 vốn điều lệ của các ngân hàng tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, do đó các ngân hàng đã khơng ngừng tăng vốn điều lệ theo quy định, tuy nhiên sang năm 2011 vốn điều lệ của tất cả các ngân hàng mới đảm bảo theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng so với năm 2008

STT NGÂN HÀNG NĂM2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM2012 30/06/2013

I NHÓM 1 1 BIDV 19,9% 66,7% 47,9% 162,8% 162,8% 2 Vietinbank 45,8% 96,6% 162,1% 239,7% 323,2% 3 Vietcombank 0,0% 9,3% 62,8% 91,5% 91,5% 4 MHB 0,8% 265,9% 74,7% 84,4% 76,0% II NHÓM 2 1 ACB 23% 39% 32% 32% 32% 2 EAB 18% 56% 56% 74% 74% 3 Eximbank 22% 46% 71% 71% 71% 4 MB 56% 115% 115% 194% 213% 5 VIB 20% 100% 113% 113% 113% III NHÓM 3 1 ABB 29% 42% 55% 55% 77% 2 MDB 100% 500% 650% 650% 650% 3 NamAbank 0% 60% 139% 139% 139%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng

Đối với các ngân hàng thuộc nhóm 1, đây là các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, vốn điều lệ từ ban đầu rất lớn, do đó áp lực tăng vốn điều lệ khơng cao, chỉ có MHB phải tăng vốn điều lệ năm 2010 lên 3.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng này tăng vốn điều lệ rất nhanh trong từ năm 2010 để nâng cao năng lực hoạt động của mình, đảm bảo cho tính thanh khoản của ngân hàng, làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng mạnh là do việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước từ năm 2008 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, làm cho vốn điều lệ tăng mạnh. Đến thời điểm 30/06/2013 vốn điều lệ của BIDV tăng 162%, Vietinbank tăng 323%, Vietcombank tăng 91% và MHB tăng 76% so với 2008.

Các ngân hàng TMCP thuộc nhóm 2 và nhóm 3, vốn điều lệ thấp hơn, áp lực tăng vốn điều lệ cao hơn so với các ngân hàng nhóm 1, đặt biệt MDB vốn điều lệ thấp, năm 2009 vốn điều lệ của MDB chỉ 500 tỷ đồng, đo đó áp lực tăng vốn rất lớn để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng Nhà nước. Đồng thời chênh lệch trong tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này không cao bằng các ngân hàng nhóm 1.

Vốn điều lệ của các ngân hàng nhóm 1 cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng thuốc nhóm 2 và nhóm 3, điển hình vốn điều lệ của Vietinbank thời điểm 30/06/2013 là 32.000 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần vốn điều lệ của NamAbank, và hơn 3 lần vốn điều lệ của các ngân hàng lớn thuộc nhóm 2 như ACB, Eximbank, MB. Vốn điều lệ lớn góp phần đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng quy mơ hoạt động, tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Đồng thời vốn điều lệ lớn làm cho hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng lớn, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Từ trước năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam theo quy định tối thiểu là 8%. Ngày 20/05/2010 ngân hàng Nhà nước đã ra thông tư số 13/2010/TTNHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, theo đó tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các ngân hàng được quy định tăng lên tối thiểu là 9%.

Bảng 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng

STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

I NHÓM 1 1 BIDV 8,94% 9,53% 9,32% 11,07% 9,04% 2 Vietinbank 12,02% 8,06% 8,02% 10,57% 10,33% 3 Vietcombank 8,90% 8,11% 9,00% 11,14% 14,83% 4 MHB - - - - 16,00% II NHÓM 2 1 ACB 12,35% 12,00% 12,90% 9,59% 11,15% 2 EAB 11,30% 10,64% 10,84% 10,01% 10,85% 3 Eximbank 45,89% 26,87% 17,79% 12,94% 16,38% 4 MB 12,44% 9,73% 10,33% 9,24% 13,50% 5 VIB 10,88% 8,60% 10,11% 14,48% 19,43%

III NHÓM 3

1 ABB - - - - -

2 MDB - 44,40% 37,30% 55,90% -

3 NamAbank 29,81% 19,24% 18,04% 20,29% 19,21%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Các ngân hàng TMCP đều có tỷ lệ an tồn vối tối thiểu (CAR) đạt mức quy định của ngân hàng Nhà nước. Cụ thể trước năm 2010 hệ số CAR của các ngân hàng đều lớn hơn 8% (theo quy định tối thiểu là 8%). Điều này cho thấy các ngân hàng TMCP đã có một tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có với mức độ rủi ro trong sử dụng tài sản.

Hệ số an toàn vốn của Vietinbank cuối năm 2010 là 8,02% chưa đáp ứng được quy định mới của ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 13/TT-NHNN do tiến độ tăng vốn điều lệ từ cổ đơng nước ngồi chưa đạt được như kế hoạch. Đến ngày 10/03/2011, sau khi nhà đầu tư nước ngồi hồn tất thủ tục góp vốn, hệ số CAR của VietinBank đã đạt mức > 9%.

Một số ngân hàng TMCP có hệ số này rất cao, cao hơn rất nhiều so với quy định như Eximbank năm 2009 đạt 26,8%, năm 2010 đạt 17,8%; MDB năm 2009 đạt 44,4%, năm 2011 đạt 55,9%; NamAbank hệ số CAR bình quân lớn hơn 20%. Hệ số này quá cao cho thấy việc sử dụng vốn của Eximbank, MDB, NamAbank quá an toàn, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty.

Các ngân hàng TMCP có hệ số CAR quá cao cũng là dấu hiệu cho thấy thanh khoản của ngân hàng có vấn đề, các ngân hàng này đang trong tình trạng khơng huy động được tiền gửi hoặc không thể cho vay hoặc không muốn cho vay, đặt biệt các ngân hàng nhóm 3 hệ số này quá cao, cho thấy thanh khoản của các ngân hàng này thật sự có vấn đề, rủi ro thanh khoản của của các ngân hàng nhóm 3 cao hơn so với các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2.

Từ năm 2010 cho đến 30/06/2013, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước cịn gặp nhiều khó khăn, kinh tế đất nước chưa thốt khỏi giai đoạn khủng hoảng, do đó các ngân hàng cũng rất khắc khe trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng

huy động với lãi suất cao nhưng nguồn vốn lại không đến được với khách hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động của ngân hàng cũng xuất hiện rủi ro thanh khoản do ngân hàng phải tập trung vốn thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Điều này cũng làm cho hoạt động của các ngân hàng được an toàn, hệ số CAR của các ngân hàng đều lớn hơn 9%, đảm bảo theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

2.3.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt (H2)

H2 = (Tiền mặt + Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng)/ Tổng tài sản Có

Chỉ số này cao, đảm bảo cho khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng đang dự trữ một lượng tiền nhàn rỗi quá lớn và điều đó có thể hạn chế khả năng sinh lời lượng tiền này, từ đó làm giảm lượng thu nhập của ngân hàng.

Bảng 2.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng (H2)

STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM2010 NĂM2011 NĂM2012 06 THÁNG2013

I NHÓM 1 1 BIDV 12,9% 14,5% 16,7% 15,1% 11,9% 10,0% 2 Vietinbank 10,5% 10,8% 14,6% 15,0% 12,0% 12,5% 3 Vietcombank 15,2% 20,3% 27,6% 30,1% 17,2% 24,1% 4 MHB 21,1% 18,6% 28,3% 25,9% 8,8% - II NHÓM 2 1 ACB 31,8% 25,9% 21,9% 32,0% 16,5% 9,3%

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w