Định hƣớng hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 73)

6. Nội dung nghiên cứu

3.1 Định hƣớng hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tớ

gian tới

Định hướng hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam thời gian tới là đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển ổn định, hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế đất nước. Để làm được điều này, vấn đề cấp bách phải thưc hiện là tập trung tái cấu trúc lại các ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng TMCP có quy mơ hoạt động lớn, tình hình tài chính lành mạnh góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước. Có quá nhiều ngân hàng TMCP tại Việt Nam, do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh thì việc tiếp tục tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng Việt Nam là hết sức cần thiết để sàn lọc ra những ngân hàng đủ mạnh, có tiềm lực để góp phần thúc đẩy thì trường tài chính phát triển ổn định, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế đất nước. Diễn biến kinh tế hiện nay cho thấy rõ sự phát triển của các ngân hàng TMCP đã qua thời hồng kim. Khơng chỉ vậy, các ngân hàng TMCP còn đang đối diện với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là nợ xấu vẫn không ngừng gia tăng và con số thực tế đang ở mức rất cao. Giai đoạn mà các ngân hàng TMCP có thể dễ dàng kiếm lợi nhuận từ việc kinh doanh vàng, trái phiếu, cổ phiếu và hưởng biên lợi nhuận lớn từ việc huy động và cho vay đã qua.

Trong bối cảnh hiện nay không chỉ các ngân hàng TMCP yếu kém mới buộc phải tái cơ cấu mà ngay với cả ngân hàng TMCP được xem là khỏe mạnh cũng đang phải đứng trước áp lực này để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những xáo trộn mạnh về nhân sự ngân hàng thời gian qua là một kết cục tất yếu. Nhiều ngân hàng TMCP đã phải cắt giảm hàng nghìn nhân sự để tái cấu trúc, cắt giảm chi phí. Chẳng hạn, Eximbank phải chuyển 300 nhân sự làm việc tại hội sở sang bộ phận bán hàng, ACB cũng cắt giảm gần 1.000 nhân sự và giảm lương để cắt giảm chi phí, ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cắt giảm 1.700 nhân viên trên toàn hệ thống.

Đồng thời, ngày 01/03/2012, đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Quyết định này tạo hành lang pháp lý quan trọng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình đến năm 2015. Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo đúng như kế hoạch cần phải thực hiện một số giải pháp tái cơ cấu như sau:

Một là, hoàn thiện các bước quan trọng khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các quy định an toàn hoạt động để hỗ trợ cho q trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Cụ thể, ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một loạt các quy định nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng TMCP tái cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, đẩy mạnh thủ tục pháp lý để xử lý nợ,… ngân hàng Nhà nước cũng trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội cho phép miễn giảm một số loại thuế, phí đối với các ngân hàng được xử lý mua, bán, sáp nhập. Đặc biệt, ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề án và đã thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia tập trung để xử lý nợ xấu nhằm khơi thơng dịng chảy vốn tín dụng cho nền kinh tế. Ngồi ra, những nội dung của chương trình tái cơ cấu cũng đã được ngân hàng Nhà nước chuẩn bị bằng việc ban hành một số văn bản, như: Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng... để thay thế Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; các quyết định về chỉ tiêu an tồn hệ thống, về tính cơng khai, minh bạch tài chính, về chuẩn mực kế tốn và báo cáo tài chính,... Như vậy, năm 2013 là năm trọng tâm của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để hướng tới mục tiêu có thể kết thúc chương trình vào năm 2015.

Hai là, tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp. Giải pháp tổng thể xử lý nợ xấu và các “nút thắt” gây ra nợ xấu bao gồm: “phá băng” thị trường bất động sản, giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách kiểm sốt chặt chẽ để các ngân hàng

TMCP nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu và quan trọng là cần đẩy nhanh, dứt điểm tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, bao gồm cả việc xử lý nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản. Ba là, thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thơng qua tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Hiệp ước vốn Basel 2 đến năm 2015, thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ; mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng và mở rộng nguồn vốn huy động.

Bốn là, tăng cường quản trị rủi ro và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra, giám sát ngân hàng. Bởi vì hoạt động quản trị rủi ro trong tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện còn kém xa so với các chuẩn mực Quốc tế. Theo đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đến cuối năm 2015 các tổ chức tín dụng mới đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Hiệp ước vốn Basel 2. Trong khi đó, các văn bản ngân hàng còn nhiều bất cập và chế tài chưa đủ mạnh khiến cho những ngân hàng TMCP Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Đồng thời đề án đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Đề án đã đưa ra các giải pháp cụ thể để các ngân hàng TMCP phải thực hiện như sau: Đối với các ngân hàng TMCP Nhà nước:

Tăng nhanh quy mơ và năng lực tài chính, bằng cách:

 Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an tồn vốn của Basel II đến năm 2015 thơng qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ;

 Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng;  Mở rộng nguồn vốn huy động.

Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng TMCP Nhà nước để sớm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng TMCP Nhà nước.

Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các ngân hàng TMCP Nhà nước có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là chất lượng tín dụng và khả năng thanh khoản. Hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ của các ngân hàng TMCP Nhà nước để tạo

điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ quản trị ngân hàng có hiệu quả.

Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trong phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên khu vực nơng thơn; tích cực mở chi nhánh, gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

Tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng TMCP Nhà nước, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, khơng có hiệu quả; cơ cấu lại triệt để các công ty con của ngân hàng TMCP Nhà nước; từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro. Xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Theo đó, ngân hàng TMCP Nhà nước phải đi tiên phong đầu tư cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất – chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn; kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.

Phát triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, nghiệp vụ có chất lượng cao. Có chính sách hợp lý để thu hút, sử dụng và quản lý có hiệu quả cán bộ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Đối với các ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước:

Khuyến khích và tạo điều kiện các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh. Tích cực gia nhập các thị trường tài chính trong khu vực và trên thế giới đối với các ngân hàng TMCP lành mạnh.

Cơ cấu lại các ngân hàng TMCP thiếu thanh khoản tạm thời:

 Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với các ngân hàng TMCP thiếu hụt thanh khoản tạm thời để bảo đảm khả năng chi trả của ngân hàng và có thể trở lại hoạt động bình thường.

 Các ngân hàng TMCP xây dựng và thực hiện phương án phục hồi khả năng chi trả; ngân hàng phải hạn chế tăng trưởng tín dụng, tích cực huy động vốn để trả nợ ngân hàng Nhà nước và tăng khả năng chi trả.  Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ tình hình tài chính và hoạt

động của các ngân hàng TMCP được tái cấp vốn.

 Khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngân hàng này sáp nhập, hợp nhất với nhau và sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng lành mạnh.  Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, ngân hàng Nhà nước áp dụng các

biện pháp xử lý như: hạn chế các ngân hàng TMCP mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; bắt buộc các ngân hàng TMCP phải thực hiện một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định chung. Bảo đảm khả năng chi trả của các ngân hàng TMCP yếu kém. Tập trung hỗ

trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các ngân hàng yếu kém thông qua các biện pháp sau đây:

 Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng TMCP thiếu thanh khoản trên cơ sở hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương vốn điều lệ của các ngân hàng được tái cấp vốn.

 Các ngân hàng TMCP yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của ngân hàng Nhà nước về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động.

 Ngân hàng TMCP Nhà nước và ngân hàng TMCP lành mạnh mua lại các tài sản và khoản nợ có chất lượng tốt của các ngân hàng TMCP thiếu thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

 Đặt các ngân hàng này vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt khi cần thiết.  Sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng TMCP yếu kém.

Nâng cao tính ổn định và bền vững khả năng chi trả của các ngân hàng TMCP bằng cách tăng mức độ ổn định nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn huy động có kỳ hạn dài; cải thiện sự cân đối, hợp lý về kỳ hạn và đồng tiền giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với huy động vốn và cuối năm 2015 đạt bình qn khơng quá 85%. Củng cố và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp hơn các thông lệ

chuẩn mực quốc tế, bao gồm các giải pháp chính sau:

 Các tập đoàn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước là cổ đơng hoặc có vốn góp tại các ngân hàng TMCP phải có kế hoạch hợp lý thối vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

 Hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với ngân hàng TMCP; kiên quyết xử lý đối với các cổ đơng lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại ngân hàng TMCP và các tổ chức tín dụng sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đơng, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

 Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm cơng tác và trình độ chun mơn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các ngân hàng TMCP (Chủ tịch hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/ Giám đốc, thành viên hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên,…).

 Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới. Triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh; Áp dụng có hiệu quả cao các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật.

 Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với thơng lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

 Hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ; phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, hạ tầng công nghệ thơng tin và hệ thống thanh tốn nội bộ của các ngân hàng thương mại; nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của các ngân hàng TMCP.

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản đối với Chính phủ và Ngân hàng

Nhà nƣớc

3.2.1 Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ trọng yếu trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô, đảm bảo cân đối thu – chi ngân sách nhà nước, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế bền vững… Là hai chính sách quan trọng trong điều hành kinh

tế vĩ mô nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại với nhau và đối với nền kinh tế. Chính sách tiền tệ chỉ có thể thành cơng nếu có sự phối hợp với chính sách tài khóa và ngược lại.

Để có thể ngăn ngừa được lạm phát, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần được phối hợp nhất quán. Kế hoạch phát hành trái phiếu, khối lượng phát hành và

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w