Phần xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng định được sáu nhân tố từ thang đo ban đầu có độ tin cậy trong việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến kết quả kinh doanh của ACB. Đó là các nhân tố:năng lực phản ứng đối thủ cạnh tranh, năng lực thích ứng với mơi trường vĩ mơ và chất lượng mối quan hệ, định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực sáng tạo.
Phân tích hồi quy bội cho ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cho ta thấy chỉ có có bốn nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACB là năng lực phản ứng đối thủ cạnh tranh, năng lực thích ứng với mơi trường vĩ mô và chất lượng mối quan hệ; định hướng kinh doanh và năng lực đáp ứng khách hàng. Trong đó, năng lực đáp ứng khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất. Có 2 nhân tố khơng ảnh hưởng và bị loại khỏi mơ hình là định hướng học hỏi và năng lực sáng tạo do khơng có ý nghĩa thống kê.
Phần thống kê suy diễn với công cụ ANOVA kiểm định mức độ đánh giá trung bình của từng nhóm khách hàng đối với các thành phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động.
Ngoài ra, tác giả cũng kiểm định được một số giả thuyết về sự tác động của các biến độc lập: Định hướng kinh doanh tác động tích cực đến định hướng học hỏi, năng lực sáng tạo và năng lực marketing của ACB, mặc dù mức độ phù hợp của mơ hình cịn khá thấp. Định hướng học hỏi tác động tích cực lên năng lực marketing của ACB và từ đó, tác động gián tiếp lên kết quả kinh doanh của ACB. Tuy nhiên, giả thuyết: Năng lực marketing ảnh hưởng tích cực đến năng lực sáng tạo của ACB – chưa đủ cơ sở để chấp nhận hoặc bác bỏ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thông qua chương 2, tác giả đã đi vào phân tích thực trạng các nguồn năng lực động của ACB và kiểm định mơ hình nghiên cứu tại ACB. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nguồn lực có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của ACB. Có bốn nhân tố trong mơ hình nghiên cứu có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ACB: năng lực phản ứng đối thủ cạnh tranh, năng lực thích ứng với mơi trường vĩ mô và chất lượng mối quan hệ; định hướng kinh doanh và năng lực đáp ứng khách hàng. Trong đó, khả năng đáp ứng khách hàng có tác động mạnh nhất đến kết quả kinh doanh của ACB. Thông qua kết quả nghiên cứu, chương 3 tác giả sẽ tập trung kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển các nguồn năng lực động tại ACB phù hợp với định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới của ACB.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
3.1.Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu:
Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa ACB phát triển là “Ngân hàng của mọi nhà,” chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Định hướng chiến lược này gồm 2 nội dung lớn: (1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường; (2) Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế.
Trong bối cảnh chung đó, sự cố xảy ra với ACB trong tháng 8 và tháng 9/2012 đặt ra những thách thức càng lớn hơn đối với ACB trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015. Sau giai đoạn đầu xử lý khủng hoảng, đảm bảo an toàn thanh khoản cho Ngân hàng, Hội đồng quản trị ACB đã chỉ đạo tập trung tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời tổ chức rà soát, xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra sau khủng hoảng, đảm bảo các điều kiện phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững cho Ngân hàng. Kiên trì định hướng phát triển ACB là “Ngân hàng của mọi nhà”, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao năng lực thể chế:
ACB sẽ tiếp tục xây dựng và củng cố hình ảnh “Ngân hàng của mọi nhà”, xác định rõ các giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa cơng ty để từ đó tạo được sự phát triển dựa trên những giá trị cốt lõi của riêng ACB, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Tiếp theo, ACB sẽ nâng cao vai trò quản trị của Hội đồng quản trị, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành viên Hội đồng quản trị vào hoạt động quản trị Ngân hàng. Điều này sẽ góp phần đưa hoạt động kinh doanh của ACB đi đúng định hướng, chiến lược và mục tiêu đã đề ra.
ACB sẽ nghiên cứu, xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct): các quy tắc trong ứng xử với từng nhóm khách hàng. Điều này sẽ tạo cơ sở cho ACB tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và có phương thức ứng xử linh hoạt, khác nhau đối với từng nhóm khách hàng. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của ACB so với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Về tổ chức, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban điều hành, phân định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Ban điều hành và các thành viên Ban điều hành. Sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối (Chi nhánh/PGD) nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành cũng như tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng. Tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chức năng: quản lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực ...., đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và hoạt động mới của Khối Thị trường tài chính, Khối Cơng nghệ thơng tin, … Việc phát triển và nâng cao năng lực quản lý của các phịng ban được chun mơn hóa cao hơn, thể hiện rõ hơn chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
ACB tiếp tục định hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh lõi là hoạt động ngân hàng thương mại ở địa bàn đơ thị. Rà sốt lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Ngân hàng từ nay đến 2015 phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu quả. Ưu tiên tập trung phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với khách hàng cơng ty lớn và định chế tài chính một cách có chọn lọc. Ngồi quan hệ tín dụng, ACB cần tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ khác, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm khách hàng này.