2.3. Kiểm định sự tác động của nguồn năng lực động đến kết quả kinh doanh của
2.3.1.4. Xây dựng thang đo:
Tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu kiểm định của các nhà nghiên cứu trước đây để áp dụng các thang đo vào bài nghiên cứu, cụ thể là nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Riêng thang đo kết quả kinh doanh, tác giả vừa kế thừa vừa xây dựng thang đo cho phù hợp với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng của ACB.
Thang đo được sử dụng trong bảng nghiên cứu là thang đo Likert-5, trong đó: 1 - hồn tồn khơng đồng ý và 5- hồn tồn đồng ý.
(1)Định hƣớng kinh doanh (ký hiệu EO):
Thang đo định hướng kinh doanh được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, thang đo có 06 biến quan sát dùng để đo lường năng lực chủ động và năng lực độc lập của ACB trên thị trường. Thang đo trong phạm vi nghiên cứu này được mã hóa ký hiệu từ EO1 đến EO6.
EO1. ACB ln chủ động tìm hiểu các thơng tin của đối thủ cạnh tranh EO2. ACB luôn đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới trước đối thủ cạnh tranh EO3. ACB ln ở vị trí tấn cơng đối thủ cạnh tranh
EO4. ACB ln khuyến khích nhân viên đề xuất sáng kiến mới EO5. ACB luôn đánh giá cao những sáng kiến mới của nhân viên
EO6. ACB luôn tạo điều kiện để thực hiện những sáng kiến mới của nhân viên (2)Năng lực Marketing (ký hiệu MC)
Thang đo này dùng để đo lường khả năng đáp ứng với sự thay đổi của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô. Thang đo cũng nhằm đo chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh. Các biến quan sát được mã hóa ký hiệu từ MC1 đến MC15.
MC1a. ACB thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của họ về sản phẩm, dịch vụ mới
MC3a. ACB thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng
MC4a. ACB nhanh chóng thực hiện các kế hoạch liên quan đến khách hàng
MC5a. ACB luôn điều chỉnh ngay các hoạt động phục vụ khách hàng nếu chúng không đem lại hiệu quả
MC6a. ACB phản ứng nhanh chóng với những thay đổi (nhu cầu, sở thích) của khách hàng
MC7b. ACB thường xuyên thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh
MC8b. Thông tin về đối thủ cạnh tranh luôn được nhân viên ACB trao đổi và thảo luận giữa các phòng ban với nhau
MC9b. ACB hiểu biết rõ ràng về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh MC10b. Thông tin về đối thủ cạnh tranh luôn được ACB xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định kinh doanh
MC11c. ACB thường xuyên thu thập các thông tin về môi trường vĩ mô (luật pháp, thuế, biến động kinh tế, v.v..)
MC12c. Thông tin về môi trường vĩ mô luôn được ACB xem xét kỹ lưỡng khi ra quyết định kinh doanh
MC13c. ACB luôn điều chỉnh các chính sách, quy định đối với sản phẩm theo những thay đổi của môi trường vĩ mô
MC14d. ACB nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng MC15d. ACB thiết lập được mối quan hệ tốt với các đối thủ cạnh tranh
(3) Năng lực sáng tạo (ký hiệu IC):
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) sử dụng lại thang đo “năng lực sáng tạo” của Covin và Slevin (1989); Keh và cộng sự (2007). Thang đo gồm ba biến quan sát và được ký hiệu từ IC1 đến IC3.
IC1. ACB luôn nhấn mạnh đến nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
IC2. ACB đã đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới trong ba năm vừa qua IC3. Việc thay đổi sản phẩm, dịch vụ mới luôn đem lại kết quả tốt đẹp
(4)Định hƣớng học hỏi (ký hiệu LO)
Định hướng học hỏi nói lên các hoạt động của tổ chức nhằm tạo ra tri thức và ứng dụng chúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), thang đo lường của định hướng học hỏi bao gồm:
LO1. ACB xem việc học hỏi là chìa khóa giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển LO2. ACB xem việc học hỏi của nhân viên là đầu tư chứ khơng phải chi phí LO3. ACB ln khuyến khích ứng dụng kiến thức và ý tưởng mới vào công việc
(5)Kết quả kinh doanh
Do ACB là đơn vị kinh doanh dịch vụ tiền tệ với hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh tốn và các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác nên tiêu chí về tăng trưởng doanh thu cần có sự điều chỉnh. Doanh thu của ngân hàng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và một phần từ phí dịch vụ. Do đó, mức tăng trưởng doanh thu của ngân hàng được đo lường thông qua tốc độ tăng doanh số huy động và tăng dư nợ tín dụng. Ngồi ra, kết quả kinh doanh của ngân hàng cịn phụ thuộc vào việc quản lý tỷ lệ nợ xấu.
Thang đo kết quả kinh doanh sau khi điều chỉnh bao gồm: Trong vòng 3 năm trở lại đây, ACB:
P1. Đạt được mức lợi nhuận mong muốn
P2. Đạt được mức tăng doanh số huy động mong muốn P3. Đạt được mức tăng dư nợ tín dụng mong muốn P4. Khống chế được tỷ lệ nợ xấu như mong muốn
P5. Đạt được kế hoạch mở rộng và phát triển mạng lưới chi nhánh/PGD P6. Đạt được mức tăng trưởng khách hàng như mong muốn
P7. Đạt được kế hoạch phát triển sản phẩm/dịch vụ mới 2.3.1.5.Thu thập và xử lỹ dữ liệu:
Bảng câu hỏi được tạo trên chương trình Google Documents để khảo sát trực tuyến, gửi qua mail cho các nhân viên làm việc tại ACB. Bảng trả lời cũng được tạo
trên Google Drive và được cập nhật ngay khi phiếu khảo sát được hồn thành. Sau đó, tác giả tiến hành xuất bảng trả lời sang file Excel và chọn lọc, làm sạch nhằm loại bỏ các câu trả lời thiếu thông tin hoặc không phù hợp với yêu cầu phân tích. Sau đó bảng trả lời sẽ được mã hóa và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành phân tích.
2.3.1.6.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu:
* Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố:
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo. Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường, xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện lại trong phần phân tích nhân tố EFA. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi biến nó biến thiên trong khoảng [0.7 - 0.8], nếu cronbach’s alpha ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994).
Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nói cách khác là xem xét mối tương quan giữa các biến với nhau. Khi phân tích EFA cần chú ý một số tiêu chuẩn sau:
Hệ số tương quan giữa các biến phải ≥ 0.3.
Kiểm định Bartlett để xem xét mối tương quan giữa các biến với mức ý nghĩa Sig < 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho.
Hệ số KMO dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Yêu cầu KMO phải ≥ 0.5.
Tiêu chí eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố phải ≥ 1.
Hệ số tải nhân tố factor loadings là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố phải ≥ 0.5. Nếu biến nào có hệ số < 0.5 sẽ bị loại. Tuy nhiên theo Hair & et al., (1998) factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nhĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0.3 được xem là đạt
mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Tổng phương sai trích TVE phải từ 50% trở lên. Kích thước mẫu theo tỉ lệ 5:1 (tối thiểu 50)
Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue >1.
* Hồi quy tuyến tính:
Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lí chạy hồi quy tuyến tính với mơ hình cơ bản ban đầu là:
Y = β0 + β1 * X1 + β2 * X2+ β3 * X3+ β4 * X4+ u Trong đó:
Y: Kết quả kinh doanh của ACB
X1 – X4: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Β0 – β4: Hằng số - các hệ số hồi quy
u: Sai số
Sau khi kiểm định mơ hình hồi quy sẽ giúp xác định được các nhân tố nào tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của ACB, yếu tố nào có hệ số β lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao.
2.3.1.7.Kiểm định mơ hình:
● Hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan với nhau. Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện thì mơ hình sẽ có nhiều thơng tin giống nhau và rất khó tách bạch ảnh hưởng của từng biến một. Công cụ dùng để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến được sử dụng trong nghiên cứu này là hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Nếu VIF lớn hơn hay bằng 10 hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra mạnh, cần phải bỏ mơ hình đã chọn (theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
● Hiện tượng tự tương quan
Kiểm định hiện tượng tự tương quan nhằm phát hiện các giá trị trong một biến có mối quan hệ với nhau khơng. Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả.Trong trường hợp này, kiểm định dùng Durbin-Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất. Nếu kết quả Durbin-Watson nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 thì kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm, như vậy các ước lượng về hệ số hồi quy là nhất quán và hiệu quả và các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy.
2.3.2.Kết quả nghiên cứu:
2.3.2.1.Thơng tin về đối tƣợng tham gia khảo sát:
Bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến được gửi qua địa chỉ mail, facebook, viber của các cá nhân hiện đang làm việc tại ACB, khoảng 200 người, nhằm mục tiêu thu thập được 170 kết quả khảo sát. Tác giả thu lại được 183 kết quả, trong đó có 4 bản khơng đạt (do thời gian công tác dưới 3 năm) và 2 bản trả lời khơng đầy đủ. Do đó, kết quả cuối cùng chỉ có 177 bản trả lời được sử dụng làm dữ liệu cho bài nghiên cứu.
Sau khi tiến hành nhập, mã hóa và làm sạch dữ liệu, tác giả thu được dữ liệu như sau:
Bảng 2.1: Thông tin về đối tượng khảo sát
Tần số Tần suất (%) Giới tính 177 100 Nam 59 33.3 Nữ 118 66.7 Độ tuổi 177 100 Từ 20 đến 30 100 56.5 Từ 31 đến 40 63 35.6 Từ 41 đến 50 13 7.3
Trên 51 1 0.6 Học vấn 177 100 Trung cấp/ THPT 0 0 Cao đẳng 8 4.5 Đại học 162 91.5 Trên đại học 7 4.0 Chức vụ 177 100 Nhân viên 129 72.9 Trưởng phòng/Trưởng bộ phận 28 15.8 Cấp quản lý 20 11.3
Thời gian công tác 177 100
Dưới 3 năm 0 0
Từ 3 đến 5 năm 81 45.8
Trên 5 năm 96 54.2
Bảng 2.1 cho thấy sự chênh lệch giới tính giữa nam và nữ là khá cao (nam 33.3%, nữ 66.7%), điều này khá phù hợp với đặc thù nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng chủ yếu là nữ. Trong số 177 người được khảo sát, phần lớn có trình độ học vấn là Đại học (chiếm 91.5%), và độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi (#92.1%) chiếm đa số trong nhóm người được khảo sát.
Trong đó, có 11.3% phiếu khảo sát của cấp quản lý (từ PGĐ, GĐ của PGD/CN đến Hội sở); lãnh đạo cấp trung (Trưởng phòng) chiếm 15.8% và cấp nhân viên chiếm 72.9% trong tổng đối tượng khảo sát. Do yêu cầu của bài khảo sát chỉ lấy ý kiến của nhân viên làm việc tại ACB trên 3 năm nên đối tượng khảo sát tập trung vào nhóm từ 3 đến 5 năm (45.8%) và trên 5 năm (54.2%), do đó, đối tượng khảo sát đảm bảo được tính chất có đầy đủ thơng tin về ngân hàng, có sự đánh giá khá chính xác các vấ đề nội tại của ngân hàng.
2.3.2.2.Kiểm định Cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s alpha đạt yêu cầu ≥ 0.6 (xem Phụ lục 1: Kiểm định Cronbach’s alpha). Tuy nhiên, biến EO1 (ln chủ động tìm hiểu thơng tin đối thủ cạnh tranh) của thang đo “định hướng kinh doanh” có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item - total correlation) 0.255 nhỏ hơn mức yêu cầu (≥ 0.3). Nếu loại bỏ biến EO1 thì Cronbach’s alpha tăng từ 0.82 lên 0.845.
Bảng 2.2: Bảng tổng kết hệ số Cronbach’s alpha sau khi đã được điều chỉnh
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach’s alpha if Item Deleted
1. Thang đo “Định hƣớng kinh doanh”: Cronbach’s alpha = 0.845
EO2 15.14 5.982 0.586 0.831
EO3 15.45 5.964 0.569 0.836
EO4 14.55 5.930 0.683 0.807
EO5 14.67 5.564 0.710 0.798
EO6 14.89 5.396 0.724 0.794
2. Thang đo “Năng lực Marketing”: Cronbach’s alpha = 0.911
MC1a 55.11 40.294 0.708 0.902 MC2a 55.53 42.955 0.459 0.911 MC3a 55.11 41.010 0.651 0.904 MC4a 55.46 41.647 0.669 0.904 MC5a 55.40 40.696 0.690 0.903 MC6a 55.73 40.946 0.610 0.906 MC7b 55.20 44.739 0.437 0.911 MC8b 55.47 41.035 0.610 0.906 MC9b 55.36 41.289 0.696 0.903 MC10b 55.36 42.549 0.622 0.905
MC11c 55.01 40.733 0.663 0.904
MC12c 54.92 41.130 0.688 0.903
MC13c 54.92 40.164 0.730 0.901
MC14d 54.83 44.392 0.443 0.910
MC15d 55.67 44.335 0.405 0.912
3. Thang đo “Năng lực sáng tạo”: Cronbach’s alpha = 0.657
IC1 7.42 0.780 0.449 0.592
IC2 7.49 0.785 0.602 0.390
IC3 8.03 0.903 0.373 0.683
4. Thang đo “Định hƣớng học hỏi”: Cronbach’s alpha = 0.73
LO1 7.68 1.310 0.484 0.720
LO2 7.79 0.863 0.644 0.530
LO3 7.73 1.151 0.556 0.640
5. Thang đo “Kết quả kinh doanh”: Cronbach’s alpha = 0.92
P1 16.58 15.222 0.810 0.902 P2 16.58 15.177 0.819 0.901 P3 16.73 15.767 0.781 0.905 P4 16.76 15.935 0.821 0.901 P5 16.51 17.228 0.639 0.919 P6 16.59 17.231 0.739 0.910 P7 16.42 17.404 0.675 0.916
Dựa vào bảng tổng hợp, ta thấy tất cả các thang đo có hệ số Cronbach’s Anpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Điều này chứng tỏ các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường khá tốt cho các biến cần phân tích. Do đó tất cả các biến đều được giữ lại (trừ biến EO1) vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
2.3.2.3.Phân tích nhân tố (EFA):
Sau khi kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha chỉ có biến EO1 của thang đo định hướng kinh doanh bị loại, phân tích nhân tố được tiến hành cho 33 biến còn lại so với 34 biến lúc đầu.
Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố chính (Principle component analysis) với phép xoay Varimax sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố. Phép xoay Varimax cho phép xoay nguyên gốc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích của các nhân tố. Sau khi xoay, ta sẽ loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố.
Bảng 2.3: Hệ số KMO & kiểm định Bartlett
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square Bartlett's Test of Sphericity df
Sig.
.890 2611.209 325 .000
Bảng kết quả phân tích (KMO and Bartlett’s test) cho thấy (xem phụ lục 2), hệ số KMO=0.890, Sig.= 0.00 nói lên giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố.
Từ bảng kết quả phân tích phương sai tổng thể (Total Variance Explained), cho thấy có 6 nhân tố được trích tại điểm Eigenvalues là 1.129 và phương sai trích là 66,59% có nghĩa là 6 nhóm nhân tố này giải thích được 66,59% độ biến thiên của