2.1 GIỚI THIỆU CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1975
Nghề gốm sứ bắt đầu xuất hiện ở Bình Dương (tỉnh Sơng Bé cũ) vào cuối thế kỷ 18. Lúc bấy giờ từ Móng Cái xuống hoặc theo chân các đồn thuyền bn, một số người Hoa, vốn là thợ thủ công gốm sứ đến vùng Cây Gõ (Chợ Lớn) lập nghiệp. Sau đó họ đến Bình Dương và Biên Hịa (Đồng Nai), phát hiện nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành gốm như nhiều rừng, đất sét tốt nên họ đã quyết định lập nghiệp tại đây.
Đến cuối thế kỷ XIX Bình Dương hình thành ba làng gốm và nổi tiếng đến ngày nay là Lái Thiêu( Thuận An), Chánh Nghĩa – Phú Cường (Thị Xã Thủ Dầu Một), Tân Phước Khánh (Tân Uyên)
4 Nguồn: Nguyễn Văn Thủy, 2008. Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến 1975. Luận văn Thạc sĩ. Viện phát triển bền vững vùng Đơng Nam bộ.
32
Những lị gốm đầu tiên của Bình Dương đều hình thành vào những năm 80 của thế kỷ XIX bên các bờ sông và kênh rạch như : Rạch Lái Thiêu (Rạch Tân Thới) và Rạch Bà Lụa, Rạch Ơng Tía ( Thị Xã Thủ Dầu Một) …
Trong địa chí Thủ Dầu Một 1910 ( Monographie de la Province de Thu Dau Mot) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1910, in trong tập san Hội nghiên cứu Đơng Dương, nhà in Sài Gịn có ghi: “ Trong tỉnh có được khoảng 37 lị gốm, trong đó An Thạnh 5 lò, Hưng Định 8 lị, Tân Thới có 1 lị,Phú Cường có 11 lị, Bình Chuẩn có 3 lị và 9 lị ở Tân Khánh. Xưởng chính ở Lái Thiêu là trung tâm phát triển nhất về gốm, xưởng này đã cho ra sản phẩm với hiệu “ Cây Mai” với chất liệu đứng đầu.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, lò nung đã được cải tiến nhằm giữ nhiệt tốt hơn. Các lò nung ở giai đoạn này được xây vách ngăn buồng nung, làm thêm các mắt lò để đưa thêm chất đốt vào và xây dựng ống khói làm tăng sức hút. Các kiểu lị ở Bình Dương thường là kiểu lò ống hoặc lị bao, có dạng hình trịn hoặc hình chữ nhật được đốt bằng củi thay cho củi chà, cành cây nhỏ, lá cây (ở giai đoạn trước). Đặc điểm của loại lò này là xây các buồng dài theo sườn dốc tạo đường dẫn nhiệt tự
Trong giai đoạn 1954 – 1975, cơ sở hạ tầng phát triển (nhất là đường bộ) nên nghề gốm sứ có cơ hội phát triển hơn. Được trang trí máy móc trong khâu khai thác nguyên liệu, xử lý đất … lò gốm phát triển mạnh mẽ ở những khu vực truyền thống của tỉnh như: Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa (Thị Xã Thủ Dầu Một), Thuận Giao, Tân Thới, Hưng Định, An Thạnh, Bình Nhâm (Thuận An), An Bình (Dĩ An), Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp (Tân Uyên).
Cho đến cuối những năm 40 đầu năm 50 của thế kỷ XX, người ta đã dùng phương pháp truyền lực của bộ phận trục giữa và dây xích của xe đạp gắn vào để đạp cho bàn xoay chạy bằng đơi chân người thợ, từ đó giải phóng được đơi tay, đơi tay người thợ chỉ tập trung chăm chút vào việc tạo hình dáng đẹp cho sản phẩm gốm. Ở giữa thập niên 70, việc khởi động, chạy bàn xoay đã tự động hoàn toàn, yếu
tố kỹ thuật tiên tiến được đưa vào bằng cách dùng moteur điện để kéo bàn xoay chạy, duy chỉ có động tác tạo hình sản phẩm trên bàn xoay vẫn cịn và chắc có lẽ khơng có gì thay thế được đơi bàn tay tài hoa của người thợ gốm
Giai đoạn 1861 – 1975, nghề gốm Bình Dương đã đạt một nền tảng quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của Tỉnh, thu hút một nguồn lưc quan trọng. Và cũng trong giai đoạn này nghề gốm đã thâm nhập sâu hơn vào cộng đồng cư dân Việt và lực lượng lao động có tay nghề đã thật sự có một sự chuyển giao kỹ thuật từ người Hoa đối với người Việt. Số lượng chủ lò gốm người Việt tăng lên bên cạnh q trình thấm nhuần văn hóa Việt vào trong từng sản phẩm của đồ gốm Bình Dương.