ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 89 - 91)

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Ban hành các hướng dẫn về xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

Hệ thống lý luận về KSNB theo báo cáo của COSO chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, trong khi các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mơ nhỏ hơn, điều kiện kinh tế khác nhau, phong cách quản lý và điều hành cũng khác nhau,.. nên khi vận dụng hệ thống KSNB theo báo cáo của COSO vào Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp.

Để hệ thống KSNB trong mỗi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tính thực tiễn cao và dễ dàng áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này địi hỏi các nhà làm chính sách, đặc biệt là Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu kỹ lý luận về KSNB, các kinh nghiệm xây dựng KSNB ở các quốc gia trên thế giới từ đó ban hành các quy định hướng dẫn về việc áp dụng hệ thống KSNB chung sao dễ hiểu, dễ thực hiện, phổ biến rộng rãi và phù hợp với quy mơ và loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thể chế hóa những quy định về pháp luật

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, kinh tế phát triển nhanh và mạnh mẽ, vì vậy mơi trường kinh doanh nước ta đang theo xu hướng tồn cầu hóa nên các quy định pháp luật phải được cải thiện, nới lỏng dần để hội nhập quốc tế và để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà đất nước đã đề ra thì địi hỏi Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách đổi mới hơn nữa phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới và nước ta hiện nay, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Hỗ trợ doanh nghiệp

- Nhà nước nên tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như tư vấn về hoạt động kiểm sốt nội bộ trong từng chu trình cụ thể để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của KSNB trong doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp có thể hồn thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu hơn, góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu của mình, trong đó có mục tiêu kinh doanh.

- Nhà nước nên định hướng đưa chương trình đào tạo nghề gốm vào các trường trung cấp, cao đẳng nghề để lực lượng lao động phục vụ ngành gốm có sự kế thừa trong tương lai.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu cho ngành gốm Việt Nam.

- Cục xúc tiến thương mại và Phòng tham tán thương mại cần hỗ cho các doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm gốm sứ.

- Nhà nước nên có sự quy định về chống bán phá giá đối với mặt hàng gốm sứ vì hiện nay có một số doanh nghiệp thuộc diện di dời đang tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tồn kho để sản xuất cầm chừng và bán phá giá nhằm thu hồi vốn tối đa, điều này gây ảnh hưởng xấu đến mặt bằng giá chung của các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nên có hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho rất nhiều doanh nghiệp gốm sứ trên địa bàn tỉnh đang vướng quy hoạch mà sổ thì nằm hai dạng: dạng thứ nhất là sổ trắng đất công nghiệp hoặc dịch vụ, dạng thứ hai là đất nông nghiệp sổ đỏ. Cả hai dạng này doanh nghiệp đều băn khoăn khi làm thủ tục chuyển đổi. Nếu chuyển qua đất thổ cư thì khơng đủ tiền để đóng mà chuyển từ đất cơng nghiệp sang nơng nghiệp thì thiệt thịi vì đất này cha ơng để lại từ bao lâu nay, đó là tài sản có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w