Mục tiêu hướng đến của đề tài là đo lường các nhân tố tác động tới quyết định sử dụng IB, đồng thời xem xét tìm hiểu các mối liên hệ giữa các yếu tố tác động tới quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã thực hiện một đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ IB của các NHTM trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nghiên cứu lý thuyết về các mơ hình thang đo các yếu tố tác động tới quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng và các nghiên cứu đi trước, đề tài đã xây dựng mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa việc ra quyết định sử dụng dịch vụ IB và đánh giá của khách hàng về dịch vụ khi được cung cấp dịch vụ này. Trong đó, các thành phần có ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ được xây dựng theo mơ hình lý thuyết hành vi dự định TPB và mơ hình chấp nhận cơng nghệ mới TAM, tác giả đã điều chỉnh phù hợp với thực tiễn sử dụng dịch vụ của khách hàng hiện nay và các nghiên cứu trước đó thơng qua một quy trình nghiên cứu chặt chẽ bao gồm phỏng vấn tay đôi và điều tra thí điểm trước khi đi vào nghiên cứu định lượng chính thức. Đề tài đã thực hiện việc đánh giá các thang đo bằng một quy trình gồm 2 bước: i) phân tích hệ số tin cậy Cronbach’ alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho từng thang đo theo phương thức kiểm định thang đo đơn hướng; ii) phân tích EFA chung cho tất cả các thang đo theo phương thức kiểm định thang đo đa hướng để xác định độ tin cậy và giá trị của các thang đo lường. Kết quả thu được rất khả quan và đạt được mức kỳ vọng mong đợi, tất cả 6 giả thiết đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ban đầu đều được xác tín bởi dữ liệu điều tra thực tế, dựa trên điều tra mẫu đại diện 206 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ IB của các NHTM trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, được lựa chọn theo phương thức ngẫu nhiên, thuận tiện. Vì vậy, theo đánh giá chủ quan của tác giả, đề tài này có những đóng góp nhất định
về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn cho các ngân hàng để mở rộng thị phần dịch vụ IB.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này có nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực dịch vụ nói chung (Đặng Thị Ngọc Dung, 2003; Ajzen, 1991; Davis, 1985), cũng như trong lĩnh vực dịch vụ IB (T.Ramayah, Chairman, 2005; Yi-Shun Wang, Yu-Min Wang, Hsin-Hui Lin, Tzung–I Tang, 2003). Đặc biệt so với các nghiên cứu tương tự trong điều kiện tại Việt Nam, kết quả đạt được từ đề tài này có nhiều điểm chung (Lê Thị Kim Tuyết, 2012; Trương Thị Vân Anh, 2008).