Kinh phí cho hoạt động bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác bổ xung tài liệu học tập (Trang 33 - 35)

2.4.1 Nguồn ngân sách Nhà nước

Công tác bổ sung vốn tài liệu là một trong những hoạt động quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin thư viện nói chung và của Thư viện Trường THCS Dương Quỳ nói riêng. Vốn tài liệu phản ánh trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật và tri thức của nhân loại. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng ồ ạt của các xuất bản phẩm nên vốn tài liệu nhanh chóng rơi vào tình trạng lạc hậu lỗi thời. Chính vì vậy, Thư viện Trường luôn phải tìm tòi các nguồn tài liệu để thoả mãn nhu cầu người dùng tin và đảm bảo chất lượng của Thư viện .

Để đảm bảo nguồn kinh phí cho thư viện phát triển nguồn vốn tài liệu Chính phủ đưa đã ra nghị định số 72/2002/NĐ-CP về chính sách đầu tư đối với thư viện. Theo chương IV điều số 14 “ Bảo đảm kinh phí

cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hoá, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động hoá, xây dựng thư viện điện tử, mở rộng hoạt động thư viện; tạo cảnh quan môi trường văn hoá nhằm nâng cao chất lượng người đọc; tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. [Về công tác Thư viện – Các văn bản pháp quy hiện hành về Thư viện.- H.: Vụ Thư viện, 2002.- tr. 48]

Do nhu cầu đời sống xã hội, hoạt động thông tin thư viện đã trở thành một bộ phận trong nền kinh tế đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nghiên cứu khoa học, học tập… đối với mọi thành phần trong xã hội, với nhu cầu đa dạng người dùng tin. Do đó, vấn đề ngân sách có quyết định đến sự sống còn của hoạt động thông tin thư viện. Nhà nước đã đề ra các chiến lược phát triển sự nghiệp thư viện thông qua các văn bản pháp quy về thư viện như thông tư liên bộ của Bộ tài chính và Bộ văn hoá thông tin hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện ở nước ta.

Nhận thức được vai trò của nguồn tài liệu và phát triển nguồn tài liệu nên hàng năm lãnh đạo Trường THCS Dương Quỳ đã giành một khoản kinh phí vào khoảng 50 triệu đồng để phục vụ cho mọi hoạt động thông tin thư viện của Trường.

Vì đây là Thư viện trực thuộc trường nên khoản kinh phí này được quản lý bởi Nhà trường và không giới hạn một khoảng nhất định trong năm. Hàng năm, Hiệu trưởng xét duyệt những yêu cầu của Thư viện về: Kinh phí cho công tác bổ sung vốn tài liệu, các trang thiết bị máy móc hay kinh phí cho việc tiến hành các dự án phát triển Thư viện… Kinh phí bổ sung vốn tài liệu theo ngân sách Nhà nước không ổn định. Việc bổ sung tài liệu hay trang thiết bị chỉ được Lãnh đạo Nhà trường xét

duyệt khi có yêu cầu của các cơ quan phát hành sách hay yêu cầu của nhân viên Thư viện.

2.4.2 Nguồn kinh phí khác

Theo chương IV điều 23 quy định trong Pháp lệnh Thư viện do Chủ tịch nước ký về đầu tư phát triển thư viện như sau: “Thư viện hoạt động bằng ngân sách Nhà nước được thu phí với các dịch vụ sao chụp, nhân bản tài liệu, biên dịch phù hợp với pháp luật về bảo hộ quyền tác giả; biên soạn thư mục; phục vụ tài liệu tại nhà hoặc gửi qua bưu điện và một số dịch vụ khác theo yêu cầu của người sử dụng vốn tài liệu thư viện”. [Về công tác Thư viện- Các văn bản pháp quy hiện hành về Thư viện.- H.: Vụ Thư viện, 2002.- tr.32].

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khiến các xuất bản phẩm nhanh chóng rơi vào tình trạng lỗi thời. Chính vì vậy, các cán bộ thông tin thư viện của Trường đang cố gắng hết sức để bổ sung vốn tài liệu một cách khoa học nhất sao cho vừa đáp ứng nhu cầu bạn đọc vừa tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà nước một cách tối đa nhất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác bổ xung tài liệu học tập (Trang 33 - 35)