Thành phần vốn tài liệu và diện bổ sung

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác bổ xung tài liệu học tập (Trang 25 - 33)

2.3.1 Thành phần vốn tài liệu

Mỗi thư viện đều có số lượng vốn tài liệu nhất định và mang những nét đặc trưng riêng. Về cơ bản vốn tài liệu của tất cả thư viện đều đựơc cấu thành bởi hai dạng tài liệu đó là tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại.

Trước đây, vốn tài liệu có trong thư viện chỉ dừng lại ở tài liệu truyền thống như sách, báo, tạp chí. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hàng loạt các tài liệu mới được ra đời và mang

tính năng vượt trội. Vật mang tin không chỉ đơn thuần là sách, báo mà nó còn bao gồm các băng, đĩa.

Tài liệu truyền thống là loại hình tài liệu có từ lâu đời và được sử dụng phổ biến và thường xuyên tại tất cả các thư viện Viêt Nam. Hiện nay, Thư viện Trường THCS Dương Quỳ đang phục vụ bạn đọc với trên 10527 các ấn phẩm truyền thống trong đó

Sách chiếm 22400 bản(75%) Báo; tạp chí gồm 7800 bản(25%),

Thành phần vốn tài liệu truyền thống của Thư viện Trường THCS Dương Quỳ được thể hiện qua biểu đồ hình tròn 2.3.1 sau:

Biểuđồ số 2.3.1: Thành phần vốn tài liệu có trong Thư viện

* Sách

Biểu đồ trên đã cho thấy sách là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất. Trong quá trình học tập và giảng dạy tại trường, sách luôn được đông đảo sinh viên và cán bộ trong Trường quan tâm bởi đây là loại hình tài liệu quen thuộc, có nội dung phong phú phù hợp với tính chất của Nhà trường. Hệ thống sách tại Thư viện Trường `THCS Dương Quỳ rất phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng các loại sách hiện có trong Thư viện được thống kê như sau: STT Loại tài liệu Số bản sách Số đầu sách Tỷ lệ 1 Giáo khoa tiếng Việt 20222 145 45% 2 Tham khảo tiếng Việt 3967 1204 8,9%

3 Từ điển 1345 506 3%

4 Văn học 2292 1156 5.1%

6 Tham khảo T.Trung 313 244 0,7%

Bảng thống kê số 4: Các loại sách có trong Thư viện Trường THCS Dương Quỳ

Mỗi loại sách có một vai trò khác nhau trong việc đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu của bạn đọc, đồng thời góp phần làm phong phú vốn tài liệu trong Thư viện. Nhìn chung, sách được chia làm hai loại: sách tiếng Việt và sách tiếng nước ngoài. Hiện nay, tại Thư viện, sách tiếng Việt chiếm 95%, sách tiếng nước ngoài chiếm 5%. Điều này đã cho thấy sự đầu tư của Nhà trường đối với các tài liệu nước ngoài chưa nhiều vì thông thường tại các trường THCS khác, sách nước ngoài chiếm số lượng rất nhỏ.

Trong các loại sách tiếng Việt thì sách giáo khoa tiếng Việt chiếm 5200 bản tương đương với 21 tên sách vì nó phục vụ hầu hết độc giả thuộc các bộ môn trong Trường. Các sách tham khảo tiếng Việt cũng chiếm số lượng đáng kể 2167cuốn tương đương 310 tên sách. Đối với các loại sách nước ngoài, sách tiếng Anh cũng chiếm số lượng 50 bản tương đương với 10 tên sách. Không phải các loại sách này đều được đông đảo bạn đọc quan tâm. Nhìn vào biểu đồ số 4 ta có thể thấy rõ hơn tỷ lệ các loại sách hiện có trong Thư viện:

Biểu đồ số 2.3.2: Thành phần các loại sách trong Thư viện Trường THCS Dương Quỳ

*Báo-Tạp chí

Báo và tạp chí là hai loại hình tài liệu rất quan trọng vì khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng của nó. Tại Thư viện Trường THCS Dương Quỳ báo, tạp chí luôn được phục vụ đông đảo bạn đọc tại phòng đọc tổng hợp và phòng dành cho học sinh. Trong đó, có 771 bản báo, tạp chí trong nước. Kho báo, tạp chí được coi là kho tài liệu ổn định phản ánh đầy đủ nhu cầu tin của bạn đọc trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, thị trường, thương mại, văn hoá, thể thao, xã hội trong nước và trên thế giới.

2.3.2 Diện bổ sung

Diện bổ sung hay còn gọi là kế hoạch loại hình - đề tài quy định tài liệu bổ sung phù hợp với mục đích, chức năng nhiệm vụ của thư viện. Đây là mô hình cấu trúc vốn tài liệu theo những hệ đề tài, loại hình tài liệu và số lượng bản. Diện bổ sung gồm 2 phần:

Phần 1 : gồm những thông tin về thư viện, cấu trúc, đặc điểm hình thành vốn tài liệu, thành phần bạn đọc, các hướng phối hợp bổ sung.

Phần 2: gồm những đề mục tri thức và những loại hình tài liệu cùng với số lượng bản cần bổ sung. Trong bảng phân loại thư viện có chỉ ra loại hình tài liệu, thành phần ngôn ngữ tài liệu.

Diện bổ sung được thư viện xây dựng nhờ sự trợ giúp của cán bộ chuyên môn, giới bạn đọc và bảng phân loại. Nó thường xuyên được xem xét, loại bỏ các đề mục cũ, bổ sung các đề mục mới theo sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội… Điều quan trọng trong diện bổ sung là phải dự kiến đúng số lượng bản bổ sung cho từng tên tài liệu. Để xác định số lượng bản tài liệu của thư viện cần căn cứ vào: cơ cấu cấu trúc của thư viện có kho chính, kho - mượn; thành phần và khối lượng bạn đọc; khả năng tài chính của thư viện dành cho công tác bổ sung; tầm quan trọng của các đề mục hay tiểu mục; mối quan hệ, hợp tác bổ sung của thư viện và khả năng khai thác thông tin trên mạng thông tin trong nước và toàn cầu.

Cán bộ thư viện cần xác định được những lĩnh vực khoa học cần thu thập. Những mặt mạnh hiện có của bộ sưu tập, nêu lên mức đội ưu tiên đối với mỗi lĩnh vực. Tuỳ theo từng loại hình thư viện mà người ta đặt ra các mức độ ưu tiên lựa chọn khác nhau. Theo Liên hiệp các hiệp hội thông tin - thư viện thế giới (IFLA), hệ thống lựa chọn tài liệu bổ sung gồm 5 mức sau:

Mức 1. Tối thiểu (minimum): chỉ bổ sung các từ điển, bách khoa toàn thư, các thư mục, những xuất bản chọn lọc về các công trình nghiên cứu quan trọng, những tạp chí quan trọng nhất.

Mức 2. Cơ bản (basic): ngoài các dạng tài liệu như trong mức 1, bổ sung thêm những tài liệu chuyên khảo cơ bản, những bộ sưu tập hoàn chỉnh của những tác giả quan trọng, bổ sung những tạp chí tiêu biểu, những thư mục cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, những tài liệu tham khảo bao gồm những tạp chí tóm tắt quan trọng.

Mức 3. Học tập (study): ngoài các dạng tài liệu như mức 2, bổ sung thêm những tài liệu chuyên khảo bao gồm tài liệu xuất bản đầu tiên, các lần tái bản, các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh của những tác giả quan trọng, các bộ sưu tập lớn của những tác giả ít nổi tiếng, những tạp chí chuyên ngành rộng, các văn kiện hội nghị, các thư mục chuyên ngành, tạp chí tóm tắt.

Mức 4. Nghiên cứu (research): ngoài các nguồn tài liệu như mức 3 còn bổ sung hồi cố các nguồn tài liệu quan trọng xuất bản trong quá khứ, báo cáo nghiên cứu, kết quả thực nghiệm, nguồn tài liệu chuyên khảo toàn diện hiện tại, những bộ sưu tập ấn phẩm tiếp tục, kho tài liệu nước ngoài tiêu biểu, những bộ sưu tập về các tài liệu viết tay, các bộ thư mục đầy đủ.

Mức 5. Đầy đủ, toàn diện (comphrehensive): ngoài các dạng tài liệu như mức 4 thu thập càng rộng càng tốt, tất cả công trình nghiên cứu có giá trị.

Việc định ra các mức ưu tiên khi lựa chọn tài liệu là tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của kho tài liệu. Thư viện các trường đại học thường có mức lựa chọn nhiều hơn từ 6 đến 7 mức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ, căn cứ vào quá trình hoạt động, xây dựng và phát triển vốn tài liệu, Thư viện Trường THCS Dương Quỳ đã xác định diện bổ sung tài liệu như sau:

*Tài liệu truyền thống

Dựa theo thành phần vốn tài liệu, ta thấy tài liệu truyền thống của Thư viện Trường THCS Dương Quỳ bao gồm các xuất bản phẩm như: sách; báo, tạp chí. Hàng năm, với nguồn bổ sung không phải trả tiền Thư viện Trường đã nâng dần số lượng tài liệu ngày càng phong phú đa dạng theo chiều hướng tăng dần. Số lượng tài liệu bổ sung trong 5 năm trở lại đây tại Thư viện Trường được thống kê như sau:

1 Giáo Khoa T.Việt 350 400 1874 2800 2834 8258 2 Tham khảo T.Việt 120 50 95 150 2060 2475 3 Tham khảo ngoại

ngữ

65 80 120 300 504 1069

4 Văn học 15 8 0 0 0 23

5 Từ điển 10 17 0 8 0 35

6 Báo-Tạp chí 21 25 15 18 0 79

Bảng thống kê số 6: Số lượng sách, báo, tạp chí bổ sung qua các năm

- Sách: là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số vốn tài liệu truyền thống và luôn được ưu tiên trong diện bổ sung. Với số lượng 23670 bản, sách đang phục vụ đông đảo số lượng bạn đọc trong Trường.

Sách giáo khoa bao gồm giáo trình tiếng Việt và giáo trình tiếng nước ngoài. Trong đó sách giáo khoa tiếng Việt vẫn được bổ sung nhiều hơn tiếng nước ngoài bởi đặc tính thông dụng của nó. Số lượng sách giáo khoa bổ sung qua các năm không đồng đều vì công tác bổ sung của Thư viện hầu như phụ thuộc vào danh mục tài liêụ mới của Nhà xuất bản. Đối với giáo trình tiếng nước ngoài khối lượng sách bổ sung hàng năm chỉ vào khoảng từ 50 đến 100 cuốn, còn đối với các giáo trình tiếng Việt số lượng bổ sung vào khoảng từ 400 đến gần 3000 cuốn trong một năm.

Sách tham khảo tiếng Việt cũng trong diện bổ sung nhưng số lượng bổ sung hàng năm không đồng đều. Nếu năm 2005 Thư viện chỉ bổ sung 150 cuốn thì năm 2006 đã lên tới 2060 cuốn gấp 13 lần so với năm trước. Đối với sách tham khảo tiếng nước ngoài số lượng sách được bổ sung hàng năm cũng tăng lên đáng kể. Trong vòng 5 năm (từ năm 2005 đến năm 2009), số tài liệu tham khảo ngoại ngữ bổ sung vào khoảng 1069 cuốn. Trong đó chỉ tính riêng năm 2009, số lượng tài liệu

bổ sung vào khoảng 504 cuốn chiếm gần một nửa tổng số tài liệu bổ sung trong 5 năm.

Sách Văn học được coi là một loại hình tài liệu trong công tác bổ sung. Với số lượng không đáng kể (341 cuốn) sách Văn học chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,8%) trong tổng số các loại sách có trong Thư viện. Trong 3 năm trở lại đây, sách Văn học không được bổ sung thêm đầu sách hay bản sách. Điều này đã gây khó khăn cho độc giả có nhu cầu đối với các tác phẩm văn học mới.

- Báo, Tạp chí

Những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên tính thời sự và tính cập nhật của thông tin được coi là vấn đề then chốt quyết định chất lượng tài liệu trong thư viện. Trong đó, báo, tạp chí là phương tiện hữu ích và thuận tiện nhất đối với bạn đọc trong việc tiếp nhận những thành tựu khoa học.

Nhận thức được lợi ích của báo, tạp chí, Thư viện Trường THCS Dương Quỳ đã thường xuyên bổ sung nguồn tài liệu này bằng cách đặt mua tài liệu theo số, theo tuần, theo quý… để cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho bạn đọc. Đây là thành phần tài liệu mang tính chất ổn định về số lượng trong diện bổ sung. Nhìn chung, kho báo, tạp chí của Thư viện Trường THCS Dương Quỳ được bổ sung khá phong phú và đa dạng về số lượng cũng như hình thức. Phản ánh toàn diện mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá trong nước và thế giới cộng với nguồn tài liệu được đặt mua ổn định nên vốn tài liệu trong Thư viện đã đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin, giải trí của bạn đọc.

Hình 2.3.1 Kho sách đóng

2.4 Kinh phí cho hoạt động bổ sung vốn tài liệu của Thư việnTrường THCS Dương Quỳ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác bổ xung tài liệu học tập (Trang 25 - 33)