Kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của các mẫu organogel trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá organogel chứa eutecti progesteron dùng qua da (Trang 35 - 38)

Để sàng lọc lựa chọn mẫu organogel nền có tỉ lệ pha nước/pha dầu thích hợp, tiến hành bào chế lần lượt các mẫu có tỉ lệ pha nước/pha dầu là 2/8, 3/7, 4/6, 5/5, 6/4, 7/3, 8/2 và đo kích thước tiểu phân. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4:

Bảng 3.4. Kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của các mẫu organogel trắng trắng Tỉ lệ pha nước/pha dầu Kết quả KTTP (nm) PDI 2/8 420,2±73,44 0,1920,070 3/7 564,7±140,3 0,032±0,012 4/6 758,4±145,8 0,197±0,117 5/5 777,1±44,40 0,310±0,125 6/4 1290±158,1 0,418±0,208 7/3 3308±192,8 0,609±0,006 8/2 2887±201,6 0,641±0,047

27

Hình 3.3. Kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của các hệ organogel trắng

Nhận xét: Kích thước tiểu phân bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ pha nước/pha dầu. Khi

tăng dần tỉ lệ pha nước/pha dầu, kích thước tiểu phân nhìn chung có xu hướng tăng. Có thể nhận thấy có sự gia tăng đột ngột của kích thước tiểu phân khi tỉ lệ pha nước/pha dầu tăng lên (Hình 3.3).

Hình 3.4. Kích thước tiểu phân của các hệ organogel thay đổi khi thay đổi tỉ lệ pha nước/pha dầu

Có thể thấy kích thước tiểu phân tăng vọt khi thêm pha nước vào pha dầu từ tỉ lệ 5/5 đến tỉ lệ 6/4. Đường tuyến tính đi qua các điểm biểu diễn kích thước tiểu phân

0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

w/o 2/8 w/o 3/7 w/o 4/6 w/o 5/5 w/o 6/4 w/o 7/3 w/o 8/2

PDI Kích thư ớc tiểu phân (nm ) Tỉ lệ W/O KTTP PDI 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

w/o 2/8 w/o 3/7 w/o 4/6 w/o 5/5 w/o 6/4 w/o 7/3 w/o 8/2 KTTP (nm)

28

cắt nhau tại điểm có tỉ lệ pha nước/pha dầu khoảng 5,5/4,5. Có thể giải thích kết quả này dựa trên cơ chế hình thành organogel cốt lỏng như sau: phân tử lecithin tự kết tập tạo thành các micell đảo trong môi trường dung môi không phân cực (tá dược A), những micell nhỏ này khi được bổ sung một lượng nước nhất định sẽ có khả năng phát triển đơn chiều, tạo thành các micell hình trụ lớn hơn. Những micell hình trụ này có cấu trúc dạng sợi/chuỗi, vướng mắc vào nhau do các tương tác vật lí, tạo thành mạng lưới cố định dung môi, giúp cho hệ có cấu trúc bán rắn, có độ đặc nhất định.

Giả thuyết về các micell đảo đan xen vào nhau đã được chứng minh bằng các nghiên cứu quang phổ hồng ngoại. Các nghiên cứu cho thấy sự dịch chuyển tần số thấp của dải dao động P = O của các phân tử lecithin khi tạo gel, chứng tỏ đã có sự tham gia của nhóm phosphat vào liên kết hydro với dung môi phân cực. Đồng thời không nhận thấy sự tương tác ở các nhóm carbonyl và glycerol của phân tử lecithin. Do đó, một cấu trúc mơ hình đã được đề xuất, trong đó, nhóm phosphat của lecithin liên kết với các phân tử dung mơi bằng liên kết hydro, tạo thành cấu trúc có các phân tử lecithin và dung môi xen kẽ, và cuối cùng tự lắp ráp thành các chuỗi micell đảo [39].

Hình 3.5. Hình ảnh các hệ organogel bào chế với tỉ lệ pha nước/pha dầu khác nhau

Thực tế quan sát được cùng với sự gia tăng về kích thước của các cấu trúc micell đảo trong hệ, độ nhớt/đặc của hệ cũng tăng dần. Ban đầu, pha dầu chỉ chứa lecithin và tá dược A trong suốt, khi thêm dần pha nước, hệ đặc dần và đục hơn. Nghiên cứu của Yu.A. Shchipunov [38] cũng chỉ ra điều tương tự, khi tăng lượng nước thêm vào pha dầu đến một mức độ nhất định, độ nhớt của hệ tăng dần. Nhớt đàn hồi là thuộc tính nhiệt động đặc trưng vốn có của các organogel từ lecithin.

Trong trường hợp này, khi tăng tỉ lệ pha nước thì tỉ lệ tá dược B trong hệ nền cũng tăng lên, làm tăng độ nhớt cho hệ.. Tá dược B (tá dược tạo gel thân nước, chất diện hoạt khơng ion hóa) trong cơng thức này có thể đóng vai trị như chất đồng diện hoạt, chất ổn định cũng như tác nhân hiệp đồng với lecithin trong quá trình tạo gel.

29

Cần có thêm các phương pháp đánh giá phù hợp để có thể xác định được cấu trúc cũng như giải thích được sự hình thành hệ bán rắn có đặc tính nhớt đàn hồi. Tuy nhiên, khóa luận chỉ tập trung vào mục tiêu bào chế công thức eutecti – organogel tối ưu dùng qua da, nên sẽ không đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của hệ.

Kết luận: Lựa chọn các hệ organogel nền có tỉ lệ pha nước/pha dầu từ tỉ lệ 5/5

đến 8/2 để mang hệ eutecti của PGT và menthol, do các mẫu này có sự gia tăng về kích thước, có thể đã có sự hình thành micell đảo dạng chuỗi giam giữ dung mơi tạo organogel cốt lỏng.

3.2.2. Sàng lọc tỉ lệ thành phần của organogel chứa eutecti progesteron

❖ Qua tham khảo tài liệu [8], [9], giới hạn dưới của tỉ lệ PGT được lựa chọn là 1%. Công thức organogel chứa eutecti được bào chế với mong muốn tăng lượng PGT thấm qua da nên nghiên cứu tiến hành tăng lượng PGT (tăng lượng eutecti) đưa vào hệ nền. Qua khảo sát sơ bộ, tiến hành lựa chọn giới hạn trên của tỉ lệ PGT được lựa chọn là 10%.

❖ Khảo sát tỉ lệ pha nước trong hệ organogel nền

Với các cơng thức nền có thể chất lỏng/ sệt, đưa eutecti vào có xu hướng làm mẫu lỏng hơn, cịn với các cơng thức nền đặc, việc đưa eutecti vào làm cho mẫu đặc hơn. Do đó, nghiên cứu tiến hành tăng dần tỉ lệ pha nước trong hệ nền, đưa eutecti vào theo lượng tăng dần và đánh giá cảm quan thể chất của mẫu để lựa chọn hệ organogel có tỉ lệ pha nước/pha dầu phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá organogel chứa eutecti progesteron dùng qua da (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)