Hình ảnh các hệ organogel bào chế với tỉ lệ pha nước/pha dầu khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá organogel chứa eutecti progesteron dùng qua da (Trang 37 - 40)

Thực tế quan sát được cùng với sự gia tăng về kích thước của các cấu trúc micell đảo trong hệ, độ nhớt/đặc của hệ cũng tăng dần. Ban đầu, pha dầu chỉ chứa lecithin và tá dược A trong suốt, khi thêm dần pha nước, hệ đặc dần và đục hơn. Nghiên cứu của Yu.A. Shchipunov [38] cũng chỉ ra điều tương tự, khi tăng lượng nước thêm vào pha dầu đến một mức độ nhất định, độ nhớt của hệ tăng dần. Nhớt đàn hồi là thuộc tính nhiệt động đặc trưng vốn có của các organogel từ lecithin.

Trong trường hợp này, khi tăng tỉ lệ pha nước thì tỉ lệ tá dược B trong hệ nền cũng tăng lên, làm tăng độ nhớt cho hệ.. Tá dược B (tá dược tạo gel thân nước, chất diện hoạt khơng ion hóa) trong cơng thức này có thể đóng vai trị như chất đồng diện hoạt, chất ổn định cũng như tác nhân hiệp đồng với lecithin trong quá trình tạo gel.

29

Cần có thêm các phương pháp đánh giá phù hợp để có thể xác định được cấu trúc cũng như giải thích được sự hình thành hệ bán rắn có đặc tính nhớt đàn hồi. Tuy nhiên, khóa luận chỉ tập trung vào mục tiêu bào chế công thức eutecti – organogel tối ưu dùng qua da, nên sẽ không đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của hệ.

Kết luận: Lựa chọn các hệ organogel nền có tỉ lệ pha nước/pha dầu từ tỉ lệ 5/5

đến 8/2 để mang hệ eutecti của PGT và menthol, do các mẫu này có sự gia tăng về kích thước, có thể đã có sự hình thành micell đảo dạng chuỗi giam giữ dung mơi tạo organogel cốt lỏng.

3.2.2. Sàng lọc tỉ lệ thành phần của organogel chứa eutecti progesteron

❖ Qua tham khảo tài liệu [8], [9], giới hạn dưới của tỉ lệ PGT được lựa chọn là 1%. Công thức organogel chứa eutecti được bào chế với mong muốn tăng lượng PGT thấm qua da nên nghiên cứu tiến hành tăng lượng PGT (tăng lượng eutecti) đưa vào hệ nền. Qua khảo sát sơ bộ, tiến hành lựa chọn giới hạn trên của tỉ lệ PGT được lựa chọn là 10%.

❖ Khảo sát tỉ lệ pha nước trong hệ organogel nền

Với các cơng thức nền có thể chất lỏng/ sệt, đưa eutecti vào có xu hướng làm mẫu lỏng hơn, cịn với các cơng thức nền đặc, việc đưa eutecti vào làm cho mẫu đặc hơn. Do đó, nghiên cứu tiến hành tăng dần tỉ lệ pha nước trong hệ nền, đưa eutecti vào theo lượng tăng dần và đánh giá cảm quan thể chất của mẫu để lựa chọn hệ organogel có tỉ lệ pha nước/pha dầu phù hợp.

Bảng 3.5. Khảo sát giới hạn dưới của organogel chứa eutecti

Công thức F1 F2 F3 F4 F5 F6

Tỉ lệ pha nước trong

hệ nền (%) 50 60 70 60 70 70

Tỉ lệ PGT (%) 1 1 1 5,5 5,5 10

Cảm quan + ++ +++ + +++ +++

“+”: Lỏng, “++”: Sệt, “+++”: Bán rắn

Nhận xét: Với cơng thức nền có tỉ lệ pha nước là 50% (tương ứng với tỉ lệ W/O

là 5/5), sau khi phối hợp eutecti được cơng thức F1 có thể chất lỏng.

Với cơng thức nền có tỉ lệ pha nước là 60% (tương ứng tỉ lệ W/O là 6/4), mẫu có thể chất sệt, sau khi phối hợp eutecti đến lượng PGT đạt 1% (cơng thức F2) thì thể chất lỏng hơn, tuy nhiên vẫn đủ sệt, có thể bám dính trên da.

Tiếp tục tăng lượng eutecti lên đến khi PGT đạt 5,5%, với hệ nền có tỉ lệ pha nước 60% (cơng thức F4), mẫu có thể chất lỏng. Cơng thức nền có tỉ lệ pha nước là 70% (tương ứng tỉ lệ W/O là 7/3) cho thể chất mẫu đạt yêu cầu sau khi phối hợp eutecti.

30

Tiếp tục tăng lượng eutecti lên đến khi PGT đạt 10% (mức trên), cơng thức nền có tỉ lệ pha nước là 70% vẫn cho mẫu có thể chất bán rắn, đạt yêu cầu.

Các mẫu sau khi phối hợp eutecti có thể chất lỏng, sau một thời gian quan sát thấy có sự kết tinh lại của menthol.

Bảng 3.6. Khảo sát giới hạn trên của organogel chứa eutecti

Công thức F7 F8 F9

Tỉ lệ pha nước trong hệ nền (%) 75 80 80

Tỉ lệ PGT (%) 10 5,5 10

Cảm quan +++ +++ +++*

“+”: Lỏng, “++”: Sệt, “+++”: Bán rắn

*khó đồng nhất

Nhận xét: Với cơng thức nền có tỉ lệ pha nước là 80% (tương ứng tỉ lệ W/O là

8/2), khi đưa eutecti vào đến tỉ lệ PGT đạt 5,5% (cơng thức F8) thì mẫu có thể chất bán rắn, tăng lượng eutecti đưa vào đến tỉ lệ PGT đạt 10% (cơng thức F9) thì lượng chất rắn nhiều (chất rắn là eutecti chiếm đến 66,67% tổng lượng mẫu) làm q trình đồng nhất khó khăn, mẫu có thể chất bán rắn nhưng còn tiểu phân rắn. Nghiên cứu lựa chọn giới hạn trên cho tỉ lệ pha nước trong hệ nền là 80%.

Kết luận: Như vậy, sau khi khảo sát, tiến hành bào chế organogel chứa eutecti

có sự thay đổi của 2 thành phần: tỉ lệ PGT 1-10%, tỉ lệ pha nước 70-80%.

3.2.3. Thiết kế thí nghiệm

Sử dụng phần mềm MODDE 12.0 (Umetrics Inc, USA) thiết kế thí nghiệm với các biến:

- Biến đầu vào: tỉ lệ PGT (X1): 1 – 10%, tỉ lệ pha nước trong hệ nền (X2): 70 – 80%

- Biến đầu ra: thông lượng khuếch tán (Flux –Y1), thời gian trễ (Tlag – Y2) - Lựa chọn mơ hình: mơ hình mặt tại tâm hỗn hợp trung tâm (Central

Composite Face – CCF)

- Tổ hợp tạo thành 11 công thức (từ N1 đến N11) với các tỉ lệ thành phần theo các biến đầu vào được thiết kế.

- Tiến hành bào chế và đánh giá các biến đầu ra của các cơng thức theo thứ tự thí nghiệm như trong bảng thiết kế thí nghiệm.

Bảng 3.7. Các biến đầu vào

Biến đầu vào Kí hiệu Mức dưới Mức gốc Mức trên

Tỉ lệ PGT (%) X1 1 5,5 10

31

3.2.4. Kết quả đánh giá các biến đầu ra và xử lí kết quả bảng thí nghiệm

Tiến hành đánh giá khả năng giải phóng PGT qua màng da chuột của 11 công thức (n=3) theo mục 2.3.3.2. Thông lượng khuếch tán – flux (μg/cm2.giờ) được xác định bằng độ dốc của đường hồi quy tuyến tính Xt từ thời điểm 24 giờ chia cho diện tích màng khuếch tán, thời gian trễ - tlag là giao điểm của đường hồi quy tuyến tính trên với trục thời gian. Kết quả được thể hiện trong hình 3.6 và bảng 3.8:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá organogel chứa eutecti progesteron dùng qua da (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)