Cấu trúc nghĩa của câu

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 26 - 29)

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1. Cấu trúc nghĩa của câu

1.2.1.1. Định nghĩa câu, câu đơn

Câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong cú pháp học. Ở những định nghĩa về câu, các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã chỉ ra hai đặc trưng:

- Về ngữ pháp: câu có cấu tạo gồm các thành phần nhất định, tồn tại độc lập. - Về ngữ nghĩa: câu thể hiện trọn vẹn một thái độ, một tư tưởng.

Để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, trong những ngữ cảnh tình huống khác nhau, các nhân vật giao tiếp dùng câu với những cấu trúc lớn, nhỏ, nhiều, ít thành phần khác nhau, cho nên việc phân định câu theo cấu tạo ngữ pháp đến nay tuy bị phê phán là không đem lại hiệu quả gì nhiều nhưng vẫn là việc cần làm. Mượn thuật ngữ mệnh

đề của logic học vào phân loại câu theo cấu tạo, câu đơn được hiểu là kiểu câu được

làm thành từ một mệnh đề, câu ghép là kiểu câu được làm thành từ hơn một mệnh đề. Đi theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, câu lại được nghiên cứu trong khả năng

kết hợp của vị từ với các tham thể cùng tham gia làm thành phần. Trong hàng trăm định nghĩa về câu, luận án lựa chọn và đi theo định nghĩa câu dùng chung cho cả câu đơn và câu ghép của tác giả Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu

trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)” [9, tr.17]. Luận văn tìm hiểu về

chủ thể trong các sự tình là câu đơn tiếng Việt và nhìn nhận: “Câu đơn bình thường

là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị ở vị trí tự lập và mang một ngữ điệu kết thúc”. [5,tr.24].

1.2.1.2. Ba bình diện nghiên cứu câu

Câu được xem xét từ nhiều phương diện. Những phương diện đó tựu trung gồm 3 bình diện: Kết học (Ngữ pháp học), Nghĩa học (Ngữ nghĩa học), Dụng học (Ngữ dụng học).

a) Kết học (Ngữ pháp học): là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa tín

hiệu với tín hiệu trong chuỗi lời nói, bao gồm các quy tắc kết hợp từ với từ, cụm từ với cụm từ, kết hợp từ tạo câu. Kết học trong phạm vi nghiên cứu câu được gọi là Cú pháp học gồm hai bộ phận là cú pháp cụm từ và cú pháp câu. Cụ thể là nghiên cứu các loại quan hệ cú pháp như quan hệ đẳng lập, quan hệ chính – phụ, quan hệ chủ – vị; nghiên cứu các các thành phần ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ …; các cấu trúc ngữ pháp như phân loại câu theo theo cấu tạo ngữ pháp như nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của câu đơn, câu phức, câu ghép …

b) Nghĩa học (Ngữ nghĩa học): là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa tín

hiệu với các sự vật, hiện tượng.

Câu xét trong hoạt động giao tiếp được gọi là phát ngôn (J. Lyons, Lê Quang Thiêm gọi là lời – là biểu hiện cụ thể, là biến thể của câu trong lời nói, 19, tr. 139).

Nghĩa của nó có hai thành phần theo mơ hình F(p), trong đó P là thành phần nghĩa

miêu tả, cịn gọi là nghĩa tường minh, nghĩa hiển ngôn, nghĩa khảo nghiệm, nghĩa biểu hiện, nghĩa nội dung sự vật, thành phần thơng tin … có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai logic, thành phần nghĩa này thường được biểu diễn bằng một nội

dung mệnh đề. F là hiệu lực ở lời, là một loại nghĩa liên nhân, nghĩa hàm ẩn, còn

gọi là nghĩa ngữ dụng. F lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh. Hai thành phần nghĩa F và

Ví dụ, xét thành phần nghĩa của hai câu: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” (Hồ Chí Minh)

- Nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả): câu «Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. » nêu ra một sự thực có trong thực tại khách quan: một phẩm chất cao quý của dân tộc ta là nồng nàn yêu nước ; câu « Đó là một truyền thống quý báu của ta.”khẳng định sự thực: yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nghĩa tình thái thể hiện một tinh thần, thái độ của người viết: khẳng định, đánh giá cao là niềm tự hào, tin tưởng vào sức mạnh lịng u nước của dân tộc ta.

Bình diện nghĩa học của câu nghiên cứu các vấn đề:

* Phân biệt thành phần nghĩa miêu tả (nghĩa phản ảnh hiện thực khách quan) và thành phần tình thái dụng học (nghĩa tình thái) của câu. Đây là hai thành phần nghĩa cùng có mặt trong câu – phát ngôn, trong văn bản, trong ngữ cảnh khi nó được sử dụng.

* Nghiên cứu – miêu tả thành phần nghĩa phản ảnh hiện thực khách quan (nghĩa miêu tả, nghĩa logic – ngơn từ) của câu và hình thức thể hiện.

* Nghiên cứu – miêu tả thành phần tình thái dụng học (nghĩa ình thái) của câu và hình thức thể hiện.

c) Dụng học (Ngữ dụng học): là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa tín

hiệu với người sử dụng tín hiệu và ngữ cảnh. Ở cấp độ câu, Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng (ngữ cảnh được hiểu là thời gian, không gian mà cuộc giao tiếp diễn ra, là quan hệ xã hội giữa các thoại nhân, hiểu biết chung giữa các nhân vật giao tiếp, là thái độ đối với nhau, là trạng thái tâm lí của các nhân vật …). Dụng học của câu đề cập các vấn đề:

* Hành động ngôn ngữ trong các kểu câu xét theo đích nói * Cấu trúc tin cũ – tin mới và tiêu điểm thông tin của câu * Lựa chọn điểm xuất phát (phần đề cho câu)

* Hiển ngôn, hàm ngôn

Trong thực tế hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cả bốn vấn đề trên cùng phối hợp, hòa quyện vào nhau, khó xác định một tỉ lệ nhất định trong từng phát ngôn. Việc tách ra như vậy chỉ để thuận lợi cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)