Các diện đối lập cơ bản trong phạm trù chủ thể

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 51 - 68)

2.2. Đặc điểm của chủ thể

2.2.2. Các diện đối lập cơ bản trong phạm trù chủ thể

2.2.2.1. Nguyên tắc phân loại

Chủ thể là một phạm trù ngữ nghĩa không thuần nhất mà là một hợp thể bao gồm những tiểu phạm trù. Việc phân loại chủ thể có thể được thực hiện theo hai tiêu chí chính: Theo mối quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân và theo ý nghĩa tự thân (nghĩa từ vựng). Vì ý nghĩa quan hệ của chủ thể ln bị quy định bởi ý nghĩa của hạt nhân nên để xác định, miêu tả các kiểu chủ thể xét trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa, về nguyên tắc, cần dựa vào ý nghĩa của vị từ hạt nhân. Điều này có nghĩa là khi phân loại, xác định các kiểu chủ thể và miêu tả ý nghĩa của chúng, không thể không đề cập đến ý nghĩa của các kiểu hạt nhân hữu quan. Riêng đối với loại ý nghĩa tự thân, mặc dù có thể xác định một cách tương đối độc lập so với ý nghĩa của hạt nhân nhưng xét cho cùng, ý nghĩa tự thân của chủ thể vẫn có mối quan hệ ngầm ẩn nhất định với ý nghĩa của hạt nhân.

Trên đây là nói về nguyên tắc phân loại chủ thể mà mục đích là xác định các tiểu phạm trù trong nó; cịn để miêu tả các kiểu chủ thể thì ngồi việc dựa vào ý nghĩa của hạt nhân, trong một số trường hợp, cần tính đến cả mối quan hệ tương tác giữa chủ thể với đối thể và các tham thể ngữ nghĩa cơ sở khác có thể có bên hạt nhân.

2.2.2.2. Các kiểu chủ thể xét theo ý nghĩa quan hệ 1) Nhận xét chung

Các kiểu chủ thể xem xét ở mục này được xác định trong mối quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân.

Theo nguyên tắc nêu trên đây và phù hợp với các kiểu sự tình do vị từ hạt

nhân biểu thị (gồm: hành động (actions), tư thế (positions), quá trình (processes),

trạng thái, (states), có thể xác định bốn kiểu chủ thể: chủ thể hành động hay kẻ

hành động (“Nam chạy.”), kẻ mang tư thế (“Nam ngồi trên ghế.”) , kẻ trải qua quá trình (“Nam ngã.”)kẻ mang trạng thái (“ Tiền cịn.”, “Cơm treo, mèo nhịn đói.”).

Trong bốn kiểu chủ thể trên đây, có ba kiểu: kẻ hành động (agent), kẻ mang tư thế (positioner): kẻ trải qua q trình (processer) hồn toàn tương ứng với các tham thể chủ thể được S.C. Dik xác định. Riêng kiểu tham thể kẻ mang trạng thái không được S.C. Dik đề cập. Khi phân tích về sự tình trạng thái (states), S.C. Dik dẫn những câu như: “Roses are red.” (Hoa hồng đỏ.), “That man is the killer.”

(Người đàn ông ấy là kẻ sát nhân.), “The cup on the table.”(Chiếc cốc ở trên bàn.) và cho rằng các ngữ danh từ ở đầu câu (là chủ ngữ) có chức năng ngữ nghĩa zero. Cách hiểu này của tác giả có lẽ dựa vào đặc điểm trống nghĩa từ vựng của động từ

be (is, are) ở những câu trạng thái mà ơng dẫn ra (vì is hầu như khơng có ý nghĩa từ

vựng nên xét trong mối quan hệ ngữ nghĩa với nó, các ngữ danh từ là chủ ngữ khơng mang bất kì chức năng ngữ nghĩa nào). Tuy nhiên, trên cứ liệu tiếng Việt, chúng tơi cho rằng có những động từ thực sự chỉ sự tình trạng thái với hai tính chất - động và - chủ ý (treo, đóng, trong:“Đầu súng trăng treo.” [51, tr.26], “Cửa vẫn

đóng và đời im ỉm khóa” [50, tr. 65]. Phù hợp với ý nghĩa trạng thái của động từ hạt

nhân (treo, đóng), trong hai câu vừa dẫn, trăng và cửa cần được coi là tham thể kẻ mang trạng thái.

Trong bốn kiểu chủ thể trên đây, chủ thể hành động là kiểu tiêu biểu nhất, có tổ chức phức tạp nhất; vì vậy, luận văn sẽ chủ yếu tập trung miêu tả kĩ hơn về kiểu chủ thể này.

Các kiểu chủ thể trên đây, bên cạnh đặc điểm ngữ nghĩa chung là tính chủ thể (chỉ người hay vật là kẻ mang hoạt động, tức là hoạt động thuộc về chúng), cịn có những chủ thể có những nét riêng về ngữ nghĩa xét trong mối quan hệ với hạt nhân.

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng kiểu chủ thể đã xác định ở trên.

2) Chủ thể hành động (kẻ hành động) a) Đặc điểm chung

Chủ thể hành động đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ sự tình hành động. Như vậy, để hiểu rõ đặc điểm ý nghĩa của chủ thể hành động, cần hiểu rõ về sự tình hành động.

Sự tình hành động do động từ hành động (đi, chạy, nhảy, cười, nói, hát, ăn,

đọc. đốt, phá, xây…). biểu thị và được đặc trưng bởi hai nét nghĩa chung là + động

và + chủ ý (chủ động). Tính + động của sự tình hành động thể hiện ở chỗ chúng

gồm các dạng khác nhau của sự vận động. Chẳng hạn, đó là sự di chuyển vị trí của cơ thể người hay động vật trong không gian (đi, chạy, nhảy, bơi, bò, lăn, bay…) hoặc sự chuyển động của các bộ phận cơ thể như miệng (nói, cười, hát…), tay (cầm,

ném, đấm, cào, cấu, tát…), chân (đá, đạp, giẫm…). Tính + động của sự tình hành

của động từ với các yếu tố phụ chỉ tốc độ di chuyển (đi nhanh, chạy chậm), cường độ hành động (nói khẽ, đọc to), phương thức hay cách thức hành động (chạy huỳnh

huỵch, cười khanh khách, nói oang oang, khóc ra rả, đập chan chát…). Các yếu tố

phụ miêu tả bên động từ hành động như chỉ ra trên đây có tác dụng làm rõ thêm tính

động của hành động do động từ biểu thị. Bên các động từ chỉ tư thế (đứng, ngồi, nằm, đậu), nhìn chung, khơng thể xuất hiện các yếu tố phụ chỉ ra tính + động của

hoạt động như ở những cấu trúc trên đây.

Tính + chủ ý của sự tình do động từ hành động biểu thị thể hiện ở chỗ sự tình này đều xuất phát từ chủ thể, cụ thể, do người hay động vật tạo ra một cách có chủ ý (có mục đích) và có thể làm chủ, điều khiển được. Tính + chủ ý của sự tình do động từ hành động biểu thị đối lập với tính khơng chủ ý đặc trưng cho sự tình quá trình

do động từ quá trình (ngã, rơi) biểu thị. Tính + chủ ý của sự tình hành động (do

động từ hành động biểu thị) thường được đánh dấu bằng khả năng kết hợp của động từ với các từ chỉ ý chí, ý định (quyết đi, định chạy) và các yếu tố chỉ mục đích (đi

cho biết đó biết đây, chạy để rèn luyện sức khỏe).

Phù hợp với hai nét nghĩa: +động, + chủ ý của động từ hạt nhân như đã chỉ ra, chủ thể hành động được đặc trưng bởi hai tính chất: tính + động và tính + chủ ý. Nói cách khác, chủ thể hành động thuộc kiểu chủ thể + động vàchủ thể + chủ ý.

Tính động của chủ thể hành động được thể hiện rõ trong trường hợp người hay động vật do chủ thể hành động biểu thị có sự di chuyển vị trí trong khơng gian (Nó chạy vào nhà. Nó bơi vào bờ.). Tính động đó cũng có thể được thể hiện qua các động tác, cử chỉ của bộ phận cơ thể người hay động vật do chủ thể biểu thị. (Ví dụ:

Nó nói. Nó cười. Nó hát. Nó vẽ tranh. Nó đá bóng…). Trong các ví dụ vừa dẫn, tính

động của chủ thể (nó) được thể hiện qua sự vận động của các bộ phận cơ thể: miệng (ứng với hành động nói, cười, hát), tay (ứng với hành động vẽ), chân (ứng với hành động đá). Những tính động của chủ thể (nó) vừa chỉ ra hồn tồn có thể tri giác

được bằng mắt hoặc bằng tai.

Tính chủ ý (chủ động)của chủ thể hành động được thể hiện ở chỗ người hay động vật do chủ thể hành động (nó) biểu thị chính là kẻ tạo ra và có thể làm chủ, điều khiển hành động của mình. Tính chủ ý của chủ thể hành động được nhìn nhận trong sự đối lập tính khơng chủ ý (khơng chủ động) của chủ thể q trình (nó, tiền

trong Nó ngã. Tiền rơi.). Trong những câu vừa dẫn, nó, tiền (kẻ trải qua q trình) hồn tồn khơng có tính chủ ý và không thể làm chủ, điều khiển được hoạt động (quá trình) mà chúng trải qua.

b) Các kiểu nhỏ trong phạm trù chủ thể hành động

Chủ thể hành động vẫn chưa phải là một phạm trù thuần nhất; vì vây, có thể được chia tiếp thành những kiểu nhỏ xét theo mối quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân.

Trước hết, có thể chia phạm trù chủ thể hành động thành: chủ thể hành động

không tác động (gọi gọn là chủ thể không tác động hay chủ thể vô tác) và chủ thể hành động tác động (tác thể).

b1) Chủ thể vô tác:

Kiểu chủ thể này đặc trưng cho các động từ không tác động (động từ vô tác), tức là động từ chỉ hành động xuất phát từ chủ thể nhưng không tác động vào đối thể (đi, chạy, nhảy, bơi, bị, lăn, khóc, cười…). Phù hợp với ý nghĩa không tác động, các động từ vô tác không đỏi hỏi (chi phối) đối thể. Như vậy, chủ thể vô tác là kiểu tham thể cơ sở duy nhất có mặt bên động từ vơ tác giữ vai trị hạt nhân, tức là kiểu tham thể không tương ứng với đối thể (Nó trong Nó đi. Nó chạy. Nó cười). Kiểu chủ thể này có thể được chia tiếp thành chủ thể chuyển động hay hành thể (đặc trưng cho động từ chuyển động: Nó đi. Nó chạy.) và chủ thể không chuyển động (đặc trưng cho động từ khơng chuyển động: Nó cười. Nó la hét). Ở đây, cần chỉ ra rằng các động từ

đi, chạy, cười, khóc, bên cạnh cách dùng với ý nghĩa khơng tác động (nội động) như

chỉ ra ở trên, cịn có thể được dùng với ý nghĩa tác động (ngoại động). (44) Tôi đi con tốt.

(45) Cười người chớ vội cười lâu… (Ca dao),

(46) Trơ trơ trước cái chết của người thân, y khóc cái chết của chính tâm

hồn y. [48, tr.386]

Trong cách dùng của các động từ hạt nhân với ý nghĩa tác động như ở những câu trên đây, chủ thể hành động đi với chúng (tôi, y và chủ thể tỉnh lược trước cười) đương nhiên, không phải là chủ thể vô tác mà là chủ thể tác động (tác thể).

b2) Chủ thể tác động (tác thể) - Đặc điểm chung của tác thể:

chỉ hành động xuất phát từ chủ thể tác động vào đối thể (ăn, đọc, viết, đánh, đập,

đốt, phá, cắn, xé…).

Phù hợp với ý nghĩa chỉ ra trên đây, động từ tác động ln địi hỏi (chi phối) đối thể - vật chịu tác động. Điều này có nghĩa là tác thể ln có sự tương ứng với đối thể. Đây là nét khác biệt quan trọng giữa tác thể với chủ thể vơ tác. Chính vì ln tồn tại tương ứng với đối thể nên tác thể có mối quan hệ ngữ nghĩa phức tạp hơn so với chủ thể vơ tác. Cụ thể, tác thể khơng chỉ có mối quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân mà cịn có thể có mối quan hệ tiềm tàng về nghĩa với đối thể (và trong một số trường hợp, cả với các tham thể cơ sở khác nếu hạt nhân là động từ tam trị vốn địi hỏi sau mình hơn một tham thể cơ sở). Đây là một vấn đề khá thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Để có cơ sở phân tích mối quan hệ ngữ nghĩa giữa tác thể và các thành tố nghĩa liên quan, xin đề cập đôi chút về vấn đề này.

Điều vừa chỉ ra có thể quan sát trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân là một số động từ tác động. Chẳng hạn, trong câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ tha (Gà con tha mối trong vườn.), tác thể gà con khơng chỉ có mối quan hệ ngữ nghĩa với động từ hạt nhân tha(quan hệ tác thể - hành động) mà cịn có sự phù hợp về logic - ngữ nghĩa với đối thể mối: Gà con hồn tồn có đủ sức để thực hiện

hành động tha (“mang đi bằng cách ngậm chặt ở miệng hoặc mỏ” [39, tr 1170])

với đối thể mối. Nếu ta thử thay đối thể mối bằng quạ (Gà con tha quạ biết đâu mà

tìm - Ngược đời) thì sự phù hợp về mặt logic - ngữ nghĩa của câu sẽ bị phá vỡ (câu

sẽ trở nên phi logic), tức là một biểu thị một điều hồn tồn khơng có trong thực tế. Sở dĩ như vậy là vì ở câu nói ngược vừa dẫn khơng có sự phù hợp về nghĩa giữa tác thể gà con và đối thể quạ (gà con hồn tồn khơng đủ sức thực hiện hành động tha với đối thể là quạ vốn to khỏe hơn mình gấp nhiều lần). Tương tự như ở trường hợp

trên đây, ở câu: “Nam ném hịn đá xuống biển.” có sự phù hợp về nghĩa giữa chủ

thể (Nam) với hạt nhân (ném) và đối thể hòn đá còn ở câu: “Nam ném quả núi xuống biển.” khơng có sự phù hợp về ngữ nghĩa giữa các từ trong đó, chủ thể Nam

(với thể chất của một con người bình thường) không thể thực hiện hành động chuyển dời (ném) trên đối thể là vật to lớn mình gấp rất nhiều lần (quả núi).

- Các tiểu phạm trù trong tác thể:

nhóm động từ vơ tác có số lượng khơng lớn), tác thể là một phạm trù phức tạp hơn (vì nó đặc trưng cho động từ chuyển tác là nhóm động từ có số lượng rất lớn).

Theo mối quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân, tác thể được chia thành một số kiểu nhỏ sau:

+ Tác thể - kẻ tạo ra đối thể (kẻ tạo tác).

Tác thể - kẻ tạo ra đối thể (sẽ gọi gọn là kẻ tạo tác) đặc trưng các các động từ tạo tác, tức là động từ chỉ hành động tạo ra đối thể (viết, vẽ, đào, đắp, nặn, đào tạo,

sáng tác, soạn thảo, xây, xây dựng…).

Nét đáng chú ý ở kẻ tạo tác là:

• Ln tồn tại trong sự đối ứng với đối thể - vật được tạo tác (tạo thể). Chẳng hạn, ở những câu: “Nó vẽ tranh.”, “Anh ấy làm thơ.”, “Tôi xây nhà.”, các từ chỉ kẻ tạo tác (nó, anh ấy, tơi) ln đối ứng với các từ giữ chức năng đối thể - vật được tạo tác hay tạo thể (tranh, thơ, nhà).

• Thường có quan hệ ngữ nghĩa hai mặt: một mặt, nó có quan hệ ngữ nghĩa với hạt nhân (chỉ kẻ thực hành động tạo tác); mặt khác, trong những trường hợp nhất định, nó lại có quan hệ ngữ nghĩa tiềm tàng với tạo thể. Chẳng hạn, từ ý nghĩa biểu hiện của những câu vừa dẫn trên đây, có thể suy ra thực tế: kẻ tạo tác (nó, anh

ấy, tơi) chính là nguồn gốc mà từ đó, đối thể (tạo thể) được tạo ra và cũng là kẻ sở

hữu sự vật là sản phẩm nêu ở tạo thể.

• Thường có khả năng kết hợp với tạo thể trong cải biến bị động với từ do (trong đó, tạo thể được dẫn nối bởi do và chiếm vị trí giữa chủ ngữ - đối thể và hạt nhân cú pháp - ngữ nghĩa).

(47) Nó vẽ bức tranh này → Bức tranh này do nó vẽ.

+ Tác thể - kẻ hủy diệt hoặc làm biến dạng sự vật nêu ở đối thể

Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động hủy diệt (đốt, phá,

hủy, tiêu diệt, thủ tiêu, xóa bỏ..) hoặc động từ chỉ hành động tạo ra sự biến dạng ở

đối thể.

(48) Chúng đốt cháy hàng trăm tấn lúa gạo. [51, tr.157] (49a) Địch đốt xóm Chùa. [51, tr.341]

(51) Một ngày, chúng tôi phá bom đến năm lần. [52, tr.118] Nét đáng chủ ý ở kiểu tác thể này là:

• Thường biểu thị kẻ có quyền lực hay sức mạnh để thực hiện các hành động mang tính tác động mạnh về mặt vật lí trên đối thể.

• Có khả năng tham gia cải biến bị động mạnh nhất trong các kiểu tác thể theo đó, tác thể thường được chuyển xuống vị trí giữa được (bị) và hạt nhân ngữ nghĩa.

(49b) Địch đốt xóm Chùa. [51, tr.341] → Xóm Chùa bị địch đốt. + Tác thể kẻ ban phát (kẻ chuyển giao sở hữu vật nêu ở đối thể)

Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động ban phát (cho,

biếu, nhường, gửi, trao, tặng..).

(52) Cụ lớn bà cho chị năm đồng một tháng. [48, tr. 458] (53) Tôi sẽ trao tiền cho nó. [48, tr.133]

(54) Tơi cho nó ăn cơm.[50, tr.42] (55) Anh cho em tất.[48, tr.22] (56) Cô tặng em.[48, tr. 24]

(57) Cháu gửi bác ngâm rượu uống.[52, tr.182] (58) Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.[52, tr.200] Nét đáng chú ý của kiểu tác thể này là:

• Tồn tại trong sự tương ứng với đối thể và cả tiếp thể.

• Chỉ người vốn là kẻ sở hữu vật nêu ở đối thể. Chẳng hạn, ở hai câu trên đây, tác thể ban phát (cụ lớn bà, tôi) vốn là kẻ sở hữu hay kiểm soát các sự vật nêu ở đối thể (năm đồng, tiền).

• Sau khi hành động chuyển giao sở hữu (cho, trao) được thực hiện, tác thể sẽ mất quyền sở hữu (kiểm soát) vật nêu ở đối thể.

• Cũng có khả năng tham gia cải biến bị động (ở mức trung bình), theo đó, nó được chuyển xuống vị trí giữa được (bị) và hạt nhân ngữ nghĩa.

+ Tác thể - kẻ thu nhận vật nêu ở đối thể

Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động thu nhận (nhận.

mượn, cướp, giật, thu, tịch thu, vay..).

(59) Tôi mượn chiếc xuồng của bà con Xẻo Đước. [51, tr.365] (60) Nó giật đơi khun vàng của người ta. [48, tr.411]

(61) Cháu thèm nghe câu chuyện dưới xuôi lắm.[52, tr.183] Nét đáng chú ý của kiểu tác thể này là:

• Tồn tại trong sự tương ứng với đối thể và bị hại thể (kẻ tổn thất).

• Thường chỉ người (tơi, nó) tiếp nhận sự vật nêu ở đối thể (chiếc xuồng, đôi

khuyên vàng) được chuyển giao (tự nguyện hay miễn cưỡng) từ kẻ tổn thất (bị hại

thể: bà con Xẻo Đước, người ta).

• Sau khi hoạt động nêu ở hạt nhân được thực hiện, tác thể sẽ là kẻ sở hữu mới (tạm thời hay vĩnh viễn vật nêu ở đối thể).

• Kiểu tác thể này cũng có khả năng tham gia cải biến bị động (ở mức hạn chế) và được chuyển xuống vị trí giữa được, bị và hạt nhân ngữ nghĩa.

+ Tác thể - kẻ thực hiện hành động cầu khiến

Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động cầu khiến (bắt,

cấm, mời, nhờ, khuyên, rủ, sai, yêu cầu …).

(62) Bà chủ sai con đi gánh nước. [48, tr.54]

(63) Tôi khuyên Trũi ở lại hang tôi mà chữa bệnh. [47, tr.189] (64) Mẹ tôi ra lệnh.[48, tr.22]

(65) Mẹ tơi u cầu.[48, tr.22] (66) Anh nói nữa đi.[47, tr.57] (67) Ông giục.[52, tr.184] Nét riêng ở kiểu tác thể này là:

• Có sự tương ứng với vai nghĩa đối thể (con, Trũi) và vai nghĩa nội dung cầu khiến (đi gánh, ở lại).

• Chỉ kẻ thực hiện hành động tác động đến đối thể bằng lời nói.

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)