Đặc điểm chung của chủ thể

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 44 - 51)

2.2. Đặc điểm của chủ thể

2.2.1. Đặc điểm chung của chủ thể

2.2.1.1. Đặc điểm về nội dung

Sự phụ thuộc của chủ thể vào hạt nhân ngữ nghĩa thể hiện ở chỗ:

a) Sự xuất hiện của chủ thể là do nghĩa của động từ - hạt nhân đòi hỏi.

Trong mối quan hệ với động từ - hạt nhân, chủ thể là yếu tố mang chức năng ngữ nghĩa, tức là yếu tố dùng để bổ sung làm rõ nghĩa cho động từ chứ không phải ngược lại. Chẳng hạn, mọi động từ - thực từ với ý nghĩa hoạt động của mình khi giữ vai trị hạt nhân khơng tách biệt (vừa là hạt nhân cú pháp vừa hạt nhân ngữ nghĩa) ln địi hỏi hay thu hút vào mình diễn tố chủ thể (chủ ngữ), đồng thời, cũng là tham thể chủ thể (chủ thể logic của hoạt động). Sự địi hỏi hay thuộc tính kết hợp cú pháp của động từ là hạt nhân không tách biệt được gọi là kết trị cú pháp (синтаксическaявaлентноcть), cịn sự địi hỏi hay thuộc tính kết hợp ngữ nghĩa của động từ hạt nhân được gọi là kết trị ngữ nghĩa (семантическaявaлентноcть). Thuộc tính kết hợp cú pháp - ngữ nghĩa của động từ là hạt nhân không tách biệt được thể hiện ở khả năng tạo ra trước mình các ơ trống (các vị trí mở) cần làm đầy bởi thành tố vừa là chủ thể cú pháp (diễn tố chủ thể hay chủ ngữ), vừa là là chủ thể ngữ nghĩa (tham thể chủ thể). Các ô trống được mở ra trước động từ - thực từ được đánh dấu bởi các từ nghi vấn ai, cái gì (Ai chạy ?, Ai đọc ?). Từ trả lời cho câu hỏi hay từ làm đầy vị trí mở bên động từ là hạt nhân khơng tách biệt chính là diễn tố chủ thể (chủ ngữ) trong cấu trúc cú pháp của câu; đồng thời, cũng là chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

b) Ý nghĩa của chủ thể luôn phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ - hạt nhân.

Sự phụ thuộc này thể hiện ở chỗ :

- Nếu động từ - hạt nhân chỉ hành động (đi, chạy, ăn, đọc, đánh…) thì chủ thể sẽ là kẻ hành động (Nam chạy.).

- Nếu động từ - hạt nhân chỉ tư thế (đứng, ngồi, nằm…) thì chủ thể sẽ là kẻ

mang tư thế (Nam đứng im.).

- Nếu động từ - hạt nhân chỉ trạng thái (treo, mở, trong:“Đầu súng trăng

treo.”, “Cửa mở.”) thì chủ thể sẽ là kẻ mang trạng thái.

- Nếu động từ - hạt nhân chỉ quá trình (ngã, rơi…) thì chủ thể sẽ là kẻ trải

qua quá trình (Nam ngã. Tiền rơi.).

- Ngoài ra, sự phụ thuộc về ý nghĩa của chủ thể vào động từ - hạt nhân còn thể hiện ở chỗ động từ - hạt nhân quy định việc lựa chọn các kiểu chủ thể cụ thể sẽ được

đặt vào vị trí mở cần làm đầy ở trước mình. Nói cách khác, chủ thể cần được lựa chọn sao cho có sự phù hợp về nghĩa với ý nghĩa cụ thể của động từ - hạt nhân. Chẳng hạn, nếu hạt nhân là các động từ ăn, uống, đi, chạy…thì về nguyên tắc, chủ thể phải chỉ người, động vật (hay máy móc, phương tiện do con người chế tạo, điều khiển). Nếu hạt nhân là các động từ như cười, khóc, nói, hát … thì về nguyên tắc, chủ thể phải chỉ người. Nếu hạt nhân là động từ sủa thì chủ thể xuất hiện ở trước nó hầu như chỉ có thể là chó (trừ trường hợp chủ thể được dùng với ý nghĩa "vật hóa" kiểu như: "Thỉnh

thoảng, tên cảnh sát lại sủa lên mấy tiếng."). Trong trường hợp hạt nhân là động từ cục tác thì chủ thể xuất hiện ở trước nó hầu như chỉ có thể là gà. Như vậy, động từ

hạt nhân luôn "tiền giả định" sự xuất hiện của kiểu chủ thể cụ thể phù hợp về nghĩa với nó. Tiền giả định kiểu này thường được gọi là "tiền giả định tổ hợp".

2). Tính bắt buộc hay sự gắn bó chặt chẽ với hạt nhân

Khác với các tham thể (vai nghĩa) mở rộng, chủ thể, cũng như đối thể, là tham thể cơ sở, tức là có tính bắt buộc trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Điều này thể hiện ở chỗ sự lược bỏ chủ thể sẽ làm cho nghĩa của động từ - hạt nhân không xác định và nghĩa của câu không trọn vẹn. Thực tế cho thấy sự lược bỏ chủ thể chỉ có thể thực hiện dược với những điều kiện nhất định (khi có sự hỗ trợ của văn cảnh hoặc tình huống nói năng). Chẳng hạn, những cách dùng thiếu chủ thể như ở những câu: "Ø Mời vào." (lời viết ở cửa phòng), "Ø Cấm đánh bắt cá." (viết ở tấm biển cắm trên hoặc cạnh ao hồ)", "Ø Mua sắt thép phế." (thông báo ở trước cửa các nhà ven đường) chỉ có thể hiểu được và tồn tại hợp thức nhờ sự hỗ trợ của bối cảnh giao tiếp cụ thể.

Khi nói về tính bắt buộc của chủ thể (xét trong mối quan hệ với hạt nhân) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, cần chỉ ra rằng tính bắt buộc đó có ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào vị trí của chủ thể khi nó được hiện thức hóa trong câu. Sự khảo sát ngữ liệu cho thấy khi chủ thể trùng với chủ ngữ của câu (ở câu: "Mẹ khen

Nam.") thì nó có tính bắt buộc ở mức cao nhất và sự lược bỏ chỉ cho phép trong

điều kiện ngữ cảnh cụ thể như ở trường hợp của những câu vừa dẫn trên đây. Trong trường hợp chủ thể không trùng với chủ ngữ của câu (ở những câu: "Nam được

(mẹ) khen.", "Con bò rừng này đã bị hạ sát (bởi một taythợ săn thiện xạ).") thì tính

(mẹ, một tay thợ săn thiện xạ) có thể lược bỏ mà khơng ảnh hướng lớn đến tính trọn vẹn về cú pháp - ngữ nghĩa của câu).

3). Tính phổ biến cao nhất trong số các tham thể

Trong số các tham thể ngữ nghĩa có thể có bên động từ - hạt nhân, chủ thể là tham thể xuất hiện ở mức độ phổ biến nhất. Mặc dù chủ thể và đối thể đều có tính bắt buộc nhưng so với đối thể, chủ thể có tính phổ biến cao hơn. Có thể nói hầu như bất kì động từ - thực từ nào khi giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa (đặc biệt là ở trường hợp hạt nhân ngữ nghĩa trùng với hạt nhân cú pháp) cũng đòi hỏi sự xuất hiện của chủ thể. Trong khi đó, chỉ những động từ - thực từ có tính ngoại động và tính tác động mới địi hỏi sự xuất hiện của đối thể. Như vậy, có thể thấy nếu trong tổ chức cú pháp của câu hay cụm động từ (nút động từ theo thuật ngữ của L. Tesnière), chủ ngữ (diễn tố chủ thể) là thành phần quan trọng nhất (trong số các thành phần phụ thuộc) thì trong tổ chức nghĩa biểu hiện của câu, chủ thể cũng là tham thể có vai trị quan trọng nhất trong số các tham thể ngữ nghĩa.

4). Ý nghĩa đặc trưng của chủ thể

Ý nghĩa chung đặc trưng cho chủ thể là chỉ kẻ hoạt động hay chủ thể logic (chủ thể thực tế) của hoạt động. Ý nghĩa chủ thể logic đặc trưng cho chủ thể, một mặt, được phân biệt với ý nghĩa cú pháp chủ thể (đặc trưng cho chủ ngữ); mặt khác, được phận biệt với ý nghĩa chủ thể tâm lí (nghĩa chủ đề) đặc trưng cho phần đề trong cấu trúc đề thuyết của câu. Sự phân biệt ba loại ý nghĩa này và ba loại chủ thể tương ứng (chủ thể cú pháp, chủ thể logic, chủ thể tâm lí) đã được M. Halliday chỉ

ra trong cuốn Dẫn luận ngữ pháp chức năng [23, tr 99] khi ông phân biệt ba bình

diện của câu. Chẳng hạn, theo M. Halliday, trong câu: The duke gave my aunt this

teapot. (Ngài công tước đã tặng cô tôi chiếc ấm trà này.) có sự trùng nhau giữa ba

kiểu chủ thể: The duke vừa là chủ thể cú pháp (chủ ngữ), vừa là chủ thể logic (chủ thể ngữ nghĩa), vừa là chủ thể tâm lí (chủ đề). Tuy nhiên, ở câu được cải biến bị

động: This teapot my aunt was given by the duke. (Chiếc ấm trà này, cô tôi được

tặng bởi ngài công tước.) (Dẫn theo [22, tr.103]), ba chủ thể đã có sự tách biệt: chủ

thể cú pháp (chủ ngữ) là my aunt, chủ thể tâm lí (chủ đề) là this teapot, chỉ có chủ thể logic (chủ thể ngữ nghĩa) vẫn là theduke.

logic (đặc trưng cho tham thể chủ thể) với ý nghĩa cú pháp chủ thể (đặc trưng cho chủ ngữ) và nghĩa chủ thể tâm lí hay nghĩa chủ đề (đặc trưng cho phần đề). Sự khảo sát ngữ liệu cho thấy trong một số kiểu câu chủ động có hạt nhân cú pháp (vị ngữ) và hạt nhân ngữ nghĩa là động từ - thực từ (Ví dụ: Cơng nhân Việt Nam xây dựng

ngơi nhà này.), ba loại chủ thể có sự trùng nhau (chồng lên nhau) và ba loại nghĩa

chủ thể cũng hoàn toàn tương ứng với nhau. Cụ thể, ở câu vừa dẫn, Cơng nhân Việt

Nam vừa là chủ ngữ (có ý nghĩa cú pháp chủ thể), vừa là chủ thể (chỉ chủ thể logic),

đồng thời, cũng là phần đề (chỉ chủ thể tâm lí). Tuy nhiên, trong những câu có hạt nhân cú pháp (vị ngữ) là động từ - bán thực từ (ví dụ: Ngơi nhà này được xây dựng

bởi công nhân Việt Nam.), ba loại chủ thể và ba loại ý nghĩa đặc trưng cho chúng không trùng nhau: Ở câu bị động vừa dẫn, Ngôi nhà này là chủ ngữ (chỉ chủ thể cú pháp xét trong mối quan hệ với hoạt động hiểu theo ý nghĩa ngữ pháp do động - vị ngữ được biểu thị) và là phần đề (chỉ chủ thể tâm lí) nhưng lại khơng phải là tham thể chủ thể mà là tham thể đối thể (ở câu này, chủ thể logic hay chủ thể thực tế của

hoạt động vẫn là công nhân Việt Nam được dẫn nối bởi quan hệ từ bởi và đứng ở

cuối câu).

2.1.1.2. Đặc điểm về hình thức

Đặc điểm hình thức của chủ thể sẽ được xem xét ở các mặt: cách biểu hiện, vị trí so với hạt nhân ngữ nghĩa và phương thức kết hợp (khả năng được dẫn nối bởi quan hệ từ).

Vì hình thức của chủ thể ở trong câu có thể thay đổi phù hợp với sự biến đổi (sự cải biến) cấu trúc cú pháp của câu nên cần phân biệt hai trường hợp: hình thức của chủ thể trong cấu trúc xuất phát (cấu trúc cơ bản, cấu trúc chưa được cải biến của câu) và hình thức của chủ thể trong cấu trúc cải biến (cấu trúc không cơ bản của câu). Hình thức của chủ thể trong cấu trúc xuất phát (cấu trúc cơ bản) sẽ được gọi là dạng cơ bản, cịn hình thức của chủ thể trong cấu trúc cải biến (cấu trúc không cơ bản của câu) sẽ được gọi là dạng không cơ bản.

a) Dạng cơ bản của chủ thể

Ở dạng cơ bản, chủ thể được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) không được dẫn nối bởi quan hệ từ chiếm vị trí trước hạt nhân (là động từ - thực từ). Chẳng hạn, trong những câu: "Nam ngồi trên ghế.", "Nam viết thư.","Nhà

cháy.","Nước sơi.", các từ Nam, nhà, nước có đầy đủ các đặc điểm hình thức nêu

trên đây của chủ thể (tính thể từ, khơng được dẫn nối bởi quan hệ từ chiếm vị trí trước động từ - thực từ là hạt nhân cú pháp và hạt nhân ngữ nghĩa. Với dạng biểu hiện là thể từ và vị trí trước động từ - thực từ, tham thể chủ thể (chủ thể logic) được phân biệt với chủ thể thuần cú pháp (chủ ngữ bên động từ - bán thực từ) có thể được biểu hiện bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) và có thể chiếm vị trí trước động từ - bán thực từ (được, bị, làm, khiến) như ở những câu: "Đi xe bỏ mui bị coi là không

đứng đắn." [50, tr.113], "Mọi người đềucười khiến Hanh bẽn lên ngồi xuống." [49,

tr.65], "Bỗng một bàn tay đập vào vai hắn khiến hắn giật mình quay lại." [47, tr.90].

b) Dạng khơng cơ bản của chủ thể

Ở dạng khơng cơ bản, chủ thể có thể có các hình thức sau: - Vị trí sau hạt nhân ngữ nghĩa:

Trong một số kiểu câu có hạt nhân khơng tách biệt (hạt nhân cú pháp hay vị ngữ trùng với hạt nhân ngữ nghĩa trong một động từ - thực từ), chủ ngữ và chủ thể (trùng nhau) có thể được cải biến vị trí so với vị ngữ (cũng là hạt nhân ngữ nghĩa), cụ thể, được chuyển xuống sau hạt nhân. Thuộc về những kiểu câu mà hạt nhân (không tách biệt) cho phép chủ ngữ và chủ thể có khả năng cải biến vị trí là :

+ Câu có hạt nhân là động từ nội động (đúng ra là nội động - trung tính chỉ sự tình quá trình (theo cách phân loại của S.C. Dik, được đặc trưng bởi hai tính

chất: động và khơng chủ ý như sôi, tan, cháy, đổ, vỡ, gãy, rơi, xảy ra, diễn ra … (35) Nước sôi. → Sôi nước.

(36) Nhà cháy. → Cháy nhà. (37) Tiền rơi. → Rơi tiền.

(38) Tai nạn giao thông thường xảy ra trên đoạn đường này.

→Trên đoạn đường này thường xảy ra tai nạn giao thơng.

+ Câu có hạt nhân là động từ nội động chỉ sự tình hành động (theo cách phân loại của S.C. Dik được đặc trưng bởi hai tính chất: động và chủ ý)

(39) Từng bầy chim lớn đang bay qua trên thinh không. [48, tr.239]

→ Trên thinh không đang bay qua từng bầy chim lớn. [51, tr.276]

(40) Một con cú mèo bay ra từ trong hang.

(41) Trong lúc đó, một đơi trai gái khốc tay nhau đang bước lên cầu thang

nhà ơng.

→Trong lúc đó đang bước lên cầu thang nhà ơng một đơi trai gái khốc tay nhau.

- Vị trí giữa hạt nhân cú pháp (là động từ - bán thực từ) và hạt nhân ngữ nghĩa (là thực từ):

Đây là trường hợp của câu bị động (Ví dụ: Mẹ nó bị chó cắn.[51, tr.93])

được cải biến từ câu chủ động (Chó cắn mẹ nó.). Như các ví dụ vừa dẫn cho thấy, nếu ở câu chủ động, chủ thể (chó) có dạng cơ bản là ở trước động từ - thực từ (cắn) giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa (và cũng là hạt nhân cú pháp) thì ở câu bị động, tham thể này lại chiếm vị trí giữa hạt nhân cú pháp (bị) và hạt ngữ nghĩa (cắn), tức là xuất hiện ở dạng không cơ bản. Như vậy, có thể thấy ở dạng không cơ bản (dạng cải biến), chủ thể khơng cịn trùng với chủ ngữ của câu mà chỉ là chủ ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ của động từ - bán thực từ giữ vai trị vị ngữ (được).

- Vị trí giữa chủ ngữ - đối thể và hạt nhân cú pháp - ngữ nghĩa:

Đây là trường hợp của những câu nhận được từ phép cải biến bị động nhưng

trong đó thường khơng dùng các từ được hoặc bị. Ở kiểu cải biến bị động này, từ

vốn là chủ ngữ và chủ thể được chuyển xuống vị trí giữa chủ ngữ - đối thể và vị ngữ (đồng thời là hạt nhân ngữ nghĩa) và được dẫn nối bởi quan hệ từ do.

(42) Công nhân Việt Nam xây dựng ngôi nhà này.

→ Ngôi nhà này do công nhân Việt Nam xây dựng.

(43) Vi rút gây ra bệnh này. → Bệnh này do vi rút gây ra.

- Vị trí sau hạt nhân ngữ nghĩa và được dẫn nối bởi quan hệ từ bởi:

Đây cũng là trường hợp của câu bị động (Ví dụ: Chương trình này được tài

trợ bởi LG) đựợc cải biến từ câu chủ động (LG tài trợ chương trình này.). Khác với

các kiểu cải biến bị động ở trên, trong kiểu cải biến bị động này, hạt nhân ngữ nghĩa (tài trợ) chiếm vị trí ngay sau hạt nhân cú pháp (được); còn chủ thể (LG) trong câu xuất phát lại được chuyển xuống cuối câu và được dẫn nối bởi quan hệ từ bởi. Như vậy, ở kiểu cải biến này, chủ thể vừa không trùng với chủ ngữ của câu, vừa không trùng với chủ ngữ của cụm chủ - vị làm bổ ngữ. Đến nay, kiểu cải biến bị động này chưa phổ biến lắm và thường được nhìn nhận là sự mô phỏng (được chuyển dịch sát) theo cải biến bị động trong các ngơn ngữ biến hình.

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)