1.2. Cơ sở lí luận
1.2.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.2.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện, nghĩa logic – ngơn từ, nghĩa tình thái
* Nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự tình, nghĩa kinh nghiệm, nghĩa
sâu...), theo quan niệm chung, được hiểu là loại nghĩa phản ánh sự tri nhận, kinh
nghiệm của con người về thế giới; cụ thể, về các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan [9, tr.484]. Loại nghĩa này, theo M.
Halliday, được xác định trong cấu trúc của cú (câu) như là sự thể hiện và bao gồm các khái niệm chính như: q trình, tham thể, chu cảnh là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực [1, tr.
207 -208].
Nghĩa biểu hiện theo cách hiểu trên đây, một mặt, được phân biệt với nghĩa cú pháp hay nghĩa ngữ pháp quan hệ (loại nghĩa gắn với chức vụ cú pháp của từ và đặc trưng cho các thành phần cú pháp của câu); mặt khác, được phân biệt với nghĩa thuộc bình diện giao tiếp (nghĩa chủ đề, thuật đề hay nghĩa được thuyết định, nghĩa thuyết định đặc trưng cho các thành phần đề - thuyết thuộc cấu trúc giao tiếp của câu).
* Nghĩa logic – ngơn từ
Như trên đã nói, nghĩa biểu hiện của câu là thành phần « nghĩa phản ánh cái sự tình của thế giới được nói đến trong câu” [27, tr.129]. Mỗi câu biểu hiện một sự tình. Mỗi sự tình là một cấu trúc nghĩa gồm bản thân sự tình đó do vị từ biểu hiện và các tham tố như các vai trong một màn kịch nhỏ do vị từ làm trung tâm. Do đó, “cấu trúc của ý nghĩa biểu hiện chính là cấu trúc của các vai nghĩa.” [25, tr.27]
Nghĩa (ý nghĩa) logic – ngơn từ của câu là bình diện ý nghĩa của câu với tư
cách là một thông điệp. Mỗi kết cấu thông điệp thường bao gồm 2 phần chính là
nêu (cịn gọi là phần đề - Theme) và báo còn gọi là phần thuyết – Rheme). Cấu trúc
Đề - Thuyết là cấu trúc ý nghĩa của câu với tư cách một thông điệp.
- Phần Đề (nêu) là điểm xuất phát (phần cơ sở) của thông điệp mà từ đó
người nói bắt đầu thơng báo của mình. Đó thường là những cái đã biết hoặc để nhận biết. Bộ phận ý nghĩa nào của mệnh đề nằm trong yếu tố ấy sẽ được chọn làm Đề của nó. Phần Đề thường đi trước phần Thuyết. Trật tự này dường như phản ánh một
quy luật chung của cách tư duy trước khi nhận định một điều gì, người ta phải giới hạn phạm vi ứng dụng của điều đó.
- Phần Thuyết (báo): là phần chứa đựng nội đựng nội dung về phần nêu. Nó chứa đựng thông tin mới, chứa đựng trọng tâm thơng báo của câu (cịn gọi là tiêu điểm thơng báo). Vì vậy, một phát ngơn có thể khơng có phần Đề nhưng khơng thể khơng có phần Thuyết. Cấu trúc Đề - Thuyết trong câu sau đây cho thấy vai trò
quan trọng của phần Thuyết.
- Các cháu/ ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đ1 T1 T2 T3
- Bà ấy/ mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Đ1 T1 T2 T3
Vấn đề quan trọng tiếp theo là cần xem xét mối quan hệ giữa phát ngơn với văn cảnh hoặc tình huống giao tiếp. Các phát ngơn này có cùng mơ hình cấu trúc cú pháp, cùng thành phần từ vựng, thậm chí cùng trật tự thành tố nhưng xuất hiện trong những văn cảnh – tình huống giao tiếp khác nhau thì mang những nhiệm vụ thông báo khác nhau tức tiêu điểm thơng báo khác nhau. Và do đó, có sơ đồ Đề - Thuyết khác nhau căn cứ vào văn cảnh – tình huống giao tiếp khác nhau. Ví dụ:
a) Sơ đồ Đề - Thuyết (Bắc thế nào?) (Bắc u ai?) (Ai u Nam?)
(Có tin gì mới khơng?)
Tiêu điểm thông báo Bắc yêu Nam. Đ T Bắc yêu Nam. Đ T Bắc yêu Nam. T Đ Bắc yêu Nam. T
b) Các phát ngôn Sơ đồ Nêu - Báo 1. Em vừa viết xong bức thư. ->
2. Em chưa viết xong bức thư. -> 3. Em viết xong bức thư rồi đấy. -> 4. Em cần viết xong bức thư. ->
Em/ vừa viết xong bức thư. N B
Em/ chưa viết xong/ bức thư. N B
Em viết xong bức thư rồi đấy. B
Em/ cần viết xong bức thư. N B
Đây là sự hiện thực hóa các phát ngơn khác nhau của cùng một cấu trúc cú pháp, trên cơ sở của cùng một cấu trúc sự kiện. Các phát ngơn này được tạo ra trong các hồn cảnh giao tiếp khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích giao tiếp cụ thể. Phát ngơn 1 Đề khẳng định, phát ngôn 2 Đề phủ định, phát ngôn 3 Đề bày tỏ và gợi sự chú ý, phát ngôn 4 Đề bày tỏ sự yêu cầu, bắt buộc … Do vậy, chúng có sơ đồ Nêu – Báo không trùng nhau, trọng tâm thông báo cũng khác nhau.
* Nghĩa tình thái
- Khái niệm chung về nghĩa tình thái
Gần đây, tình thái nổi lên như là một trọng tâm nghiên cứu của ngơn ngữ học. Đó là xu hướng tất yếu của ngôn ngữ học không chỉ quan tâm đền ngơn ngữ, đến những mơ hình ngơn ngữ học trừu tượng, tĩnh tại mà cịn quan tâm đến cả ngôn ngữ trong hoạt động, trong tương tác liên nhân, trong những sự kiện của lời nói. Hệ quả là vai trị của chủ thể giao tiếp, của tính chủ quan trong đó có vấn đề tình thái được chú trọng hơn trước rất nhiều. Ch. Bally đã nói rất đúng rằng tình thái là linh hồn của phát ngơn, của ngơn ngữ trong hoạt động nói chung. Tuy nhiên tình thái là một khái niệm vô cùng phức tạp. Đây là một “mê cung”, một lĩnh vực gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau giữa các nhà nghiên cứu. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, ở đây chúng ta cần thống nhất một số hiểu biết căn bản về ngĩa tình thái.
Trước hết, khái niệm tình thái thường được dùng để chỉ một phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn, xoay quanh mối quan hệ tay ba giữa người nói, nội dung miêu tả trong phát ngôn và thực tế giao tiếp. Phạm trù ngữ nghĩa này bao gồm những quan điểm, thái độ khác nhau của người nói, được hiểu như là những thơng tin đi kèm có
tác dụng định tính cho nội dung miêu tả trong câu xét trong mối quan hệ với người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp. Như vậy, để xem xét vấn đề tình thái cần phải phân tích được nó ra khỏi nội dung mệnh đề (nội dung sự tình), thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm năng mà tình thái là phần định tính cho thơng tin miêu tả ấy.
Dựa vào cấu trúc 2 thành phần ngữ nghĩa của phát ngôn F(p), trong đó P là thành phần nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện, nghĩa nội dung sự vật … thành phần nghĩa này thường được biểu diễn bằng một nội dung mệnh đề; F là hiệu lực ở lời, là một loại nghĩa liên nhân, nghĩa hàm ẩn, còn gọi là nghĩa ngữ dụng, F lệ thuộc sâu
sắc vào ngữ cảnh, có thể hiểu đơn giản F chính là nghĩa tình thái. F ở đây có thể
ứng với thuật ngữ modus thể hiện những nhân tố như ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói ra trong quan hệ với thực tế, với người đối thoại, với hồn cảnh giao tiếp. Ví dụ, với cùng một nội dung sự tình nói về việc các lưu học sinh sắp về nước sau một thời gian học tập tại Việt Nam, người nói có thể thể hiện những nội dung tình thái rất khác nhau. Những nội dung này đều được biểu đạt xác định qua các phương tiện tác tử tình thái (các từ in nghiêng):
a/ Chúng em sắp về nước rồi. b/ Chúng em sắp phải về nước rồi. c/ Chúng em sắp được về nước rồi.
d/ Có phải chúng em sắp được về nước rồi không? đ/ Chúng em sắp về nước rồi à?
e/ Có lẽ chúng em sắp về nước rồi.
Những ý nghĩa tình thái đó có thể thấy ở (a) là một thông báo được coi là sự thực đã được xác nhận. Ở (b) có ý nghĩa như một sự miễn cưỡng. Ở (c) người nói thể hiện sự tình như một niềm vui sướng vì được đáp ứng điều mình mong đợi. Với (d), việc sắp về nước chưa được xác quyết rõ ràng, còn phải chờ xác định cho rõ. Ở (đ) có ý nghĩa biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ. Còn ở (e) lại là sự phỏng đốn, hồ nghi vì thơng tin về nước chưa chắc chắn lắm.
- Các loại ý nghĩa tình thái của câu/ lời
Ý nghĩa tình thái bao gồm hai loại lớn là tình thái nhận thức và tình thái đạo lí.
+ Tình thái nhận thức: là tình thái về độ chân thực, độ cam kết đối với tính
a1. Tình thái thực hữu: người nói cho rằng sự việc nói đến là hiện thực hay tất yếu hiện thực.
a2. Tình thái phản thực hữu: người nói cho rằng sự việc nói đến là phi hiện thực hay tất yếu phi hiện thực.
a3. Tình thái khơng thực hữu: người nói cho rằng sự việc nói đến có thể xảy ra trong một thế giới khả năng nào đó.
b, Tình thái đạo lí: là những thể hiện mức độ áp đặt của người nói về mặt đạo đức, phong tục, tập quán … với sự phân biệt các kiểu như: bắt buộc/ không bắt buộc, được phép/ không được phép, cấm đốn/ khơng cấm đốn, miễn trừ/ khơng được miễn trừ …
Trong hai loại tình thái nhận thức và tình thái đạo lí, loại tình thái đạo lí được quan tâm hơn cả vì nó làm nổi rõ tính xã hội, quan hệ liên nhân, tính chủ quan của chủ thể hành động ngơn từ, nó gắn chặt với ngơn cảnh giao tiếp – văn hóa. Tình huống nói năng cụ thể, thái độ, lập trường người nói, ý muốn, phong cách, cá tính người nói có vai trị khơng nhỏ đến điều được nói ra, đến nghĩa của lời được truyền đạt. Loại tình thái này cịn được gọi là tình thái chủ quan, tình thái ngơn ngữ.
+ Tình thái ngơn ngữ. Như đã thấy, khái niệm nghĩa tình thái trong ngơn ngữ
học mà cụ thể là tình thái của câu/ lời (cịn gọi là tình thái chủ quan, tình thái ngơn ngữ, tình thái đạo lí) bao hàm những ý nghĩa rất khác nhau, liên quan tới thái độ chủ quan của người nói. Đó là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng của mệnh đề đó miêu tả., là thơng tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra. Có thể phân chia tình thái trong ngơn ngữ thành 5 loại như sau:
1/ Các ý nghĩa thể hiện mục đích của người nói. Đó là các kiểu mục đích tại lời như hỏi, yêu cầu, ra lệnh, bác bỏ, khuyên, mời, cảm ơn …
2/ Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung được nói đến. Đó là sự đánh giá nội dung về
mức độ quan trọng, về độ tin cậy, tích cực hay tiêu cực, bình thường hay bất ngờ, tính khả năng, hiện thực …
3/ Ý nghĩa phân biệt khẳng định hay phủ định đối với sự tồn tại của sự tình.
4/ Những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung vị từ như thời, thể hay ý nghĩa được biểu thị bằng vị từ tình thái.
5/ Các ý nghĩa phản ánh đặc trưng khác của lời và hành động ngôn từ với ngôn cảnh theo quan điểm đánh giá của người nói.
Tóm lại, có thể thấy ý nghĩa tình thái bao gồm nhiều kiểu nội dung với phương tiện biểu hiện để thực tại hóa câu thành lời trong ngơn cảnh tình huống và ngơn cảnh văn hóa. Nếu như nghĩa của câu là biểu hiện của tất cả các kiểu sự tình mà nịng cốt là nội dung mệnh đề liên quan đến nội dung logic mang tính tình thái khách quan thì ý nghĩa tình thái là các kiểu ý nghĩa thực tại hóa nghĩa câu thuộc về lời để hoàn thành chức năng biểu hiện tư duy và giao tiếp trong tương tác liên nhân và văn hóa – xã hội rộng lớn của nó. Đó là những ý nghĩa cụ thể, chi tiết, tinh tế, sâu sắc mang đặc thù của hoạt động hành chức nên hết sức đa dạng.
+ Phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái của câu/ lời
Các kiểu nghĩa tình thái trong lời ln ln gắn chặt với phương tiện, hình
thức ngơn từ biểu hiện chúng. Điều này tuân thủ nguyên lí: mọi loại, kiểu ý nghĩa
của ngơn ngữ đều có hình thức ngơn ngữ biểu đạt tương ứng. Trong tiếng Việt, ngồi ngữ điệu thì các phương tiện từ vựng đóng một vai trị rất quan trọng. Có thể liệt kê mấy nhóm phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái chính:
1/ Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng,vừa, mới … 2/ Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, muốn, có, đành, được, bị, hãy, đừng, chớ …
3/ Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩa rằng …
4/ Các quán ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, đằng thẳng ra, kể như thế … 5/ Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành: ra lệnh, yêu cầu, vanxin … 6/ Các thán từ: ối, ồ, chao ôi, eo ôi …
7/ Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ tương đương: à, ư, nhỉ,
nhé, thôi, chứ, đi, rồi, xong, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết …
8/ Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là),
9/ Các trợ từ: đến, những, nỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, mới, chỉ …
10/ Các đại từ nghi vấn dùng trong câu phủ định - bác bỏ (P làm gì? P thế
nào được?); các liên từ dùng trong các câu hỏi (Hay P? Hay là P?)
11/ Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: Nó biết cóc gì, hỏi cái đếchgì,
mua cha nó cho rồi …
12/ Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu … thì, giá … thì, cứ … thì …
1.2.2.2. Khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện
Trong luận văn này, khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu được hiểu
tương đương với khái niệm cấu trúc ngữ nghĩa(семантическаяструктура/semantic
structure) thường được đề cập trong nhiều cơng trình ngơn ngữ nước ngồi. Chẳng
hạn, theo I.P. Raspopov, "trong phần lớn các cơng trình nghiên cứu theo chủ đề
ngữ nghĩa của câu, cấu trúc ngữ nghĩa thường được hiểu là cấu trúc cơ sở có tính khái qt thống nhất một loạt cấu trúc cú pháp cụ thể khác nhau nhưng phản ánh cùng một sự tình (sự kiện, sự việc)" [34, tr.24]. Đó là những lược đồ (cơng thức) logic trừu tượng được khái quát từ những cấu trúc khác nhau có cùng nội dung ngữ nghĩa [34, tr.25 - 26]. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu theo cách hiểu này thường được
đồng nhất với cấu trúc sâu (глубиннаяструктура/ deep structure) [34, tr.26]. Cấu trúc nghĩa biểu hiện (cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc sâu) của câu bao gồm các thành tố ngữ nghĩa (gồm hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình và các tham thể ngữ nghĩa hay các vai nghĩa biểu thị người, vật tham gia vào sự tình).
Theo L. Tesnière, "hạt nhân là hợp thể mà tham gia vào đó, bên cạnh yếu tố
là trung tâm thuần cú pháp, cịn có các yếu tố giữ vai trò trung tâm về ngữ nghĩa mà nhờ chúng, hạt nhân được nối kết bởi mối quan hệ ngữ nghĩa với các yếu tố khác trong câu" [35, tr.56]. Nói cách khác, hạt nhân, theo L. Tesnière, là yếu tố vừa giữ vai trò trung tâm về cú pháp (cấu trúc), vừa giữ vai trò trung tâm về ngữ nghĩa của câu. Hai vai trị chính (vai trị cấu trúc và vai trị ngữ nghĩa) của hạt nhân có thể
được thực hiện bởi một từ (parle (nói) trong câu: “Alfred parle.”(Alfred nói.) nhưng cũng có thể được thực hiện bởi các từ khác nhau. Trong trường hợp thứ hai, theo L. Tesnière, ta sẽ có hạt nhân tách biệt (nucléus dissocié) [35, tr.58]. Mỗi hạt nhân
tách biệt bao gồm tối thiểu hai từ mà một trong chúng thực hiện vai trò cấu trúc (cú pháp), còn một thực hiện vai trò ngữ nghĩa. Theo L. Tesnière, một trong những kiểu