Khung vị từ với tham thể chủ thể

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 68 - 71)

2.3.1. Vài nét về khái niệm khung vị từ

Khái niệm khung vị từ nói ở đây được hiểu theo cách hiểu của S.C.Dik. Theo S.C.Dik, khung vị từ chỉ định các kiểu thơng tin sau đây:

i. Hình thức của vị từ (cách biểu hiện);

ii. Phạm trù cú pháp của vị từ (được chỉ định bằng một nhãn trên vị từ); iii. số lượng các tham tố mà vị từ đòi hỏi (x1, x2, …xn, );

iv. Các giới hạn lựa chọn bảo đảm các ngữ định danh được lấp đầy vị trí các tham tố (điều kiện cần thiết cho các ngữ định danh lấp đầy vị trí các tham tố);

v. Các chức năng ngữ nghĩa của tham tố.

Chẳng hạn, vị từ eat (ăn) trong tiếng Anh có thể có khung vị từ sau:

Eatv (x1: animat (x1) Ag (x2 : food (x2) Go

Khung vị từ trên đây chỉ định rằng eat là một vị từ hai vai của kiểu cú v,

nhận một ngữ định danh hữu sinh (x1) làm tham tố trong chức năng. Tác thể (Ag)và một ngữ định danh chỉ định một loại thực phẩm nào đó (x2) trong chức năng Đích (Go) hay đối thể. [22, tr .44-45].

Như vậy, có thể thấy khung vị từ theo cách hiểu của S.C.Dik là một mơ hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là các vị từ và các tham tố (tham thể) cơ sở thuộc kiểu ý nghĩa nhất định bị quy định bởi ý nghĩa của vị từ hạt nhân.

Trong luận văn này, tiếp thu (có điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa), chúng tơi xác định: khung vị từ là mơ hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu tiếng Việt bao gồm vị từ hạt nhân (là thực từ) và các tham thể ngữ nghĩa cơ sở do hạt nhân ngữ nghĩa quy định.

biến với hạt nhân ngữ nghĩa là các động từ biểu thị các loại sự tình hành động, tư

thế, trạng thái, quá trình và các tham thể cơ sở (trong đó có chủ thể và đối thể). Các

khung vị từ sẽ được miêu tả thơng qua các mơ hình kết hợp ngữ nghĩa (kết trị ngữ nghĩa) giữa hạt nhân và các tham thể.

2.3.2. Một số khung vị từ phổ biến với tham thể chủ thể

2.3.2.1. Khung vị từ với hạt nhân là vị từ hành động 1) Khung vị từ 1 tham tố:

- Mơ hình 1:

+ Dạng cơ bản: Hành thể - hành động (- vị trí) (141) Một con thỏ chạy ra từ trong bụi rậm.

+ Dạng khơng cơ bản: (- Vị trí) -hành động - hành thể (142) Từ trong bụi rậm chạy ra một con thỏ.

2) Khung vị từ 2 tham tố: - Mơ hình 2:

+Dạng cơ bản: Tác thể - hành động - đối thể (143a) Tường đẩy khẽ cánh cửa. [50, tr.14]

+ Dạng không cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động (143b) Cánh cửa bị Tường đẩy khẽ.

3) Khung vị từ 3 tham tố: - Mơ hình 3:

+ Dạng cơ bản: Tác thể - hành động - đối thể - tiếp thể (144) Tơi đã trao tiền cho nó.

+ Dạng không cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động - tiếp thể (145) Tiền đã được tơi trao cho nó.

- Mơ hình 4:

+ Dạng cơ bản: Tác thể - hành động - đối thể - bị hại thể (kẻ tổn thất) (146) Tôi mượn chiếc xuồng của bà con Xẻo Đước. [49, tr.71]

+ Dạng không cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động -bị hại thể

(147) Chiếc xuồng được tôi mượn của bà con Xẻo Đước .

- Mơ hình 5:

(148) Bà chủ sai con đi gánh nước. [50, tr.68]

+ Dạng không cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động - nội dung (149) Con được bà chủ sai đi gánh nước.

- Mơ hình 6:

+ Dạng cơ bản: Tác thể - hành động - đối thể - vị trí (điểm đặt) (150) Ba đập đầu nó vào búa. [50, tr.26]

+ Dạng không cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động - vị trí (điểm đặt)

(151) Đầu nóbị Ba đập vào búa. - Mơ hình 7:

+ Dạng cơ bản: Tác thể - hành động - đối thể - đối thể gián tiếp (152) Ông ghép cam với chanh.

+ Dạng không cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động - đối thể gián tiếp

(153)Cam được ông ghép với chanh. - Mơ hình 8:

+ Dạng cơ bản: Tác thể - hành động - đối thể - đối thể gián tiếp

(154) Người ta thường đánh đồng âm nhạc bác học với âm nhạc bình dân. + Dạng khơng cơ bản: Đối thể - động từ quan hệ - tác thể - hành động - đối thể gián tiếp

(155) Âm nhạc bác học thường được người ta đánh đồng với âm nhạc

bình dân.

2.3.2.2. Khung vị từ với hạt nhân là vị từ tư thế

- Mơ hình 9:

+ Dạng cơ bản: Kẻ mang tư thế - tư thế - (vị trí) (156) Liên nằm võng với con. [48, tr.265]

(157) Một người đàn bà ngồi chễm chệ trên xe.

+ Dạng không cơ bản (hạn chế): Vị trí - tư thế - kẻ mang tư thế (158) Trên xe ngồi chễm chệ một người đàn bà. [50, tr.48]

2.4.2.3. Khung vị từ với hạt nhân là vị từ trạng thái

+ Dạng cơ bản: Kẻ mang trạng thái - trạng thái (- vị trí) (159) Tiền còn.

(160) Mấy đám mây treo lơ lửng trên nền trời xanh ngắt.

+ Dạng không cơ bản (hạn chế): (Vị trí) - trạng thái - kẻ mang trạng thái (161) Còn tiền.

(162) Trên nền trời xanh ngắt treo lơ lửng mấy đám mây.

2.3.2.4. Khung vị từ với hạt nhân là vị từ quá trình

- Mơ hình 11:

+ Dạng cơ bản: Kẻ trải qua quá trình - quá trình

(163) Em ngã rồi.

(164) Tiền rơi.

+ Dạng khơng cơ bản: Q trình - kẻ trải qua q trình (165) Ngã em rồi.

(166) Rơi tiền.

Một phần của tài liệu Vai nghĩa chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)