2.4.1. Trường hợp trùng nhau giữa chủ thể với chủ ngữ
Trong những cấu trúc xuất phát (cấu trúc cơ bản), các vai nghĩa của sự tình và các thành phần cú pháp của câu có sự trùng nhau, vai nghĩa chủ thể (tác thể, kẻ trải qua quá trình, kẻ mang tư thế, kẻ mang trạng thái) trùng với chủ ngữ, vai nghĩa đối thể (tạo thể, vật bị hủy diệt, vật biến đổi về trạng thái, tính chất, …) trùng với bổ ngữ trực tiếp, đối thể (phạm vi hoạt động nhận thức) trùng với bổ ngữ gián tiếp.
(167) Thằng nhỏ để chậu nước vào. [50, tr.49]
(168) Tôi đã gõ cửa nhà đối tượng nhiều lần. [48, tr.40]
(169) Chúng lại ném Lượt vào cái bể tối om ẩm ướt. [48, tr.23] (170) Tôi nép người vào bức tường đất. [50, tr.80]
(171) Con cá nuốt miếng mồi. (172) Ngư dân giăng lưới để bắt cá. (173) Ơng hất hàm. [51, tr.10]
(174) Tơi hơi co đôi chân lại. [51, tr.93]
2.4.2. Trường hợp khơng trùng nhau giữa chủ thể với chủ ngữ
cịn nữa. Chúng ta sẽ thấy rõ sự không tương ứng giữa các vai nghĩa với các thành phần cú pháp bằng việc phân tích những câu sau đây :
(175a) Ban tổ chức trao tiền thưởng cho đội trưởng. (175b) Tiền thưởng được ban tổ chức trao cho đội trưởng. (175c) Đội trưởng đượcđược ban tổ chức trao tiền thưởng cho. (176) Tập giấy được cô thư ký đặt lên bàn.
Tiền thưởng trong câu (175b) vốn là bổ ngữ trong câu xuất phát (175a) mặc
dù về nghĩa biểu hiện vẫn chỉ đối thể (vật được chuyển giao sở hữu) nhưng nó khơng cịn là bổ ngữ trực tiếp như ở câu xuất phát mà trở thành chủ ngữ ngữ pháp trong câu bị động.
Ở câu (175c), đội trưởng vốn là bổ ngữ gián tiếp trong câu xuất phát mặc dù về nghĩa biểu hiện vẫn chỉ kẻ nhận (tiếp thể) nhưng nó khơng cịn là bổ ngữ gián tiếp như ở câu xuất phát mà trở thành chủ ngữ ngữ pháp trong câu bị động.
Đến câu (176), tập giấy khơng cịn là bổ ngữ trực tiếp như trong câu xuất
phát mà trở thành chủ ngữ trong câu bị động mặc dù về nghĩa biểu hiện nó vẫn chỉ đối thể thực tế của hành động.
Trong câu bị động, chỉ riêng từ chỉ tác thể (Ban tổ chức,cơ thư kí) khơng thay đổi ý nghĩa và chức năng cú pháp (vẫn là chủ ngữ - tác thể) mặc dù xét trong tồn câu, nó khơng cịn là chủ ngữ chung của câu (chủ ngữ bậc1) mà trở thành chủ ngữ bậc 2 - chủ ngữ của cụm chủ - vị làm bổ ngữ bên động từ bị động (được).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
1. Chủ thể là tham thể quan trọng nhất trong số các tham thể thuộc cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Điều này khơng chỉ thể hiện ở tính bắt buộc của nó mà cịn thể hiện ở tính phổ biến cao nhất của nó trong số các tham thể có thể có bên hạt nhân ngữ nghĩa.
2. Về nội dung, xét trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa, chủ thể được đặc trưng bởi tính phụ thuộc vào hạt nhân ngữ nghĩa,mang chức năng nghĩa chủ thể logic (chỉ chủ thể thực tế của hoạt động). Về hình thức, ở dạng cơ bản, chủ thể được biểu hiện bằng danh từ hoặc đại từ. Chủ thể chiếm vị trí trước hạt nhân ngữ nghĩa (được biểu hiện bằng động từ - thực từ. Ở dạng khơng cơ bản, chủ thể có thể chiếm giữ những vị trí khác nhau so với hạt nhân ngữ nghĩa và trong một số trường hợp, có thể được dẫn nối bởi quan hệ từ.
3. Về ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân, chủ thể bao gồm nhiều dạng khác nhau phù hợp với ý nghĩa của động từ hạt nhân. Mối quan hệ ngữ nghĩa đa dạng, phức tạp giữa chủ thể với hạt nhân (và trong một số trường hợp, với nhau) thể hiện tính phức tạp trong tổ chức nghĩa biểu hiện của câu; đồng thời, phản ánh tính phức tạp của các loại sự tình (hay của mối quan hệ giữa hạt nhân sự tình với các tham thể). Tính phức tạp đó phần nào đã thể hiện qua các mơ hình kết trị ngữ nghĩa phù hợp với các khung vị từ với hạt nhân là các động từ hành động, tư thế, trạng thái, quá trình.
4. Xét trong mối quan hệ với các thành phần cú pháp phụ thuộc (chủ ngữ), chủ thể có thể trùng hoặc không trùng với thành phần này. Đây là bằng chứng cho thấy mặc dù bình diện cú pháp và bình diện nghĩa biểu hiện có sự gần gũi với nhau và trong một số trường hợp, có sự tương ứng với nhau nhưng chúng là các bình diện khác nhau về bản chất.
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT
3.1. Dẫn nhập
Bản chất của sự tình được xác định bởi vị từ hạt nhân và vai trò hạt nhân của vị từ quyết định sự có mặt của các tham thể và nội dung sự tình đó. Tuy nhiên, vị từ có thể có nhiều nghĩa hoặc được dùng với những nghĩa chuyển mới. Khi đó, việc xác định nghĩa của vị từ được hiện thực hóa trong cấu trúc vị từ - tham thể sẽ được dựa vào bản chất ngữ nghĩa của các tham thể. Sự thay đổi về đặc trưng từ vựng - ngữ pháp của vị từ là sự thay đổi nội tại của vị từ và điều đó kéo theo sự xuất hiện các tham thể khác nhau do vị từ chi phối. Trái lại, bản chất ngữ nghĩa của các tham thể cũng có vai trị khơng nhỏ đối với việc xác định sự tình và khi miêu tả, phân loại sự tình khơng thể khơng tính đến đặc trưng ngữ nghĩa của các tham thể.
Mặc dù không trực tiếp chỉ ra cách thức chuyển hóa vị từ biểu đạt sự tình này sang biểu đạt sự tình khác nhưng khi công bố bộ đôi tiêu chuẩn xác định bốn loại vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái, S.C. Dik cũng đồng thời đưa ra những thủ pháp để phân biệt đặc trưng ngữ nghĩa của loại hình sự tình và xác định các loại vị từ trong kết cấu vị ngữ hạt nhân tương ứng thơng qua các thuộc tính của vị từ hoặc thông qua sự kết hợp của vị từ với vai nghĩa. W.L. Chafe cũng đề cập sự chuyển hóa của vị từ trong cơng trình “Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ ”. Theo ông, cấu trúc nghĩa của câu căn cứ vào vị từ trung tâm gồm có ba loại, đó là: câu trạng thái, câu quá trình và câu hành động. Nhưng một vị từ có thể tham gia vào các sự tình khác nhau, sự chuyển hóa của vị từ làm xuất hiện những vị từ phái sinh. Do đó, khơng có các vị từ được định dạng tuyệt đối, có thể có trường hợp vị từ phái sinh từ vị từ trạng thái, hoặc có ý nghĩa làm thay đổi trạng thái (inchoative), hoặc có ý nghĩa hành động đưa đến một kết quả (resultative), hoặc tuyệt đối hóa một trạng thái tương đối, hoặc gây ra một quá trình làm thay đổi trạng thái (causative).
Tiếng Việt là ngôn ngữ khơng biến đổi hình thái từ, do đó, vị từ khi chuyển hóa từ loại vị từ tĩnh sang vị từ động và ngược lại từ vị từ động sang vị từ tĩnh cần có sự hỗ trợ của các yếu tố ngơn ngữ bên ngồi. Đến nay, các cơng trình nghiên cứu về sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động chủ yếu mới tập trung ở phương diện cú pháp hình thức thuần túy với việc chỉ rõ:
i. Vai trò của các tiểu loại từ:
- Phó từ tình thái chỉ tốc độ: ngay, bỗng, dần dần, tức khắc … - Phó từ chỉ hướng: ra, vào, lên, xuống, qua, đi, lại …
- Phó từ âm thanh: bốp, bịch, xẹt, vút, vèo, … - Phó từ tình thái chỉ thời - thể: đã, xong, rồi, … ii. Vai trò của các kết cấu:
- Câu phủ định và cách trả lời Có/Khơng - Kết cấu cầu khiến
Các cơng trình nghiên cứu về sự chuyển hóa từ vị từ động sang vị từ tĩnh
cũng chủ yếu dựa vào các tiểu loại phó từ, các kết cấu câu giống như sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động và thêm hai kiểu kết cấu:
- Kết cấu câu tồn tại
- Kết cấu câu tình thế, …mà hầu như chưa tính đến vai trị của các tham thể bị vị từ chi phối mà cụ thể là hai tham thể chủ thể, đối thể.
Nghiên cứu về kết trị chủ thể, đối thể ngữ pháp của vị từ, tác giả Nguyễn Văn Lộc đã nêu rõ một vị từ có ý nghĩa nội hướng khi được dùng với ý nghĩa vốn có, khơng có kết tố đối thể nhưng khi được dùng với ý nghĩa ngoại hướng sẽ có kết trị đối thể như các vị từ ngoại hướng khác: “Tính quy định về mặt nghĩa của động từ
đối với kết trị nội dung thể hiện ở chỗ mỗi kiểu kết trị nội dung thường chỉ gắn với một kiểu ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ ” [34, tr.48].
Như vậy, có thể nói, trong quan hệ với vị từ hạt nhân, hai tham thể chủ thể, đối thể đóng vai trị:
- Cụ thể hóa nghĩa phái sinh của vị từ hạt nhân.
- Hiện thực hóa thuộc tính kết hợp cú pháp - ngữ nghĩa của những vị từ hạt nhân được phái sinh nghĩa.
- Là dấu hiệu hình thức (đánh dấu) sự phái sinh nghĩa của vị từ hạt nhân, giúp người đọc dễ dàng nhận ra sự thay đổi đặc tính cú pháp - ngữ nghĩa của vị từ hạt nhân.
So sánh những câu:
(177) Ngựa chạy đường dài.
(179) Máy chạy thông ca; Đồng hồ chạy chậm.
(180) Con đường chạy qua làng; Dãy núi chạy dài từ Đông sang Tây.
Trong (177), chủ thể ngựa chỉ động vật, vị từ chạy là vị từ chỉ hoạt động vật lý không chuyển tác và vì thế bối cảnh tối ưu của vị từ chạy chỉ cần một vai nghĩa chủ thể có tri giác, có năng lực + chủ ý thực hiện hoạt động. Chạy trong sự tình là vị từ mang nghĩa gốc: người (động vật) di chuyển bằng những bước nhanh.
Trong (178), có hai ngữ cảnh sự thể với hạt nhân là vị từ chạy. Chủ thể tàu là tên gọi chung chỉ các phương tiện vận tải lớn và hoạt động bằng máy móc phức tạp,
chủ thể thuyền chỉ các phương tiện giao thông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng
sức người, sức gió. Hai chủ thể chỉ sự vật nên nghĩa của chạy là vật di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt. Tàu, thuyền di chuyển được là do có được sự
điều khiển của con người. Hai chủ thể đã được hoán dụ theo phương thức lấy tên gọi vật chứa đựng để gọi tên vật được chứa đựng (người lái).
Trong (179), chủ thể máy, đồng hồ là các máy móc nói chung, nghĩa của vị từ chạy lúc này là máy móc hoặc đồ dùng có máy móc hoạt động, làm việc. Thực chất hoạt động của hai chủ thể là do máy của nó. Nét nghĩa biểu niệm - hoạt động,
làm việc của vị từ chạy trong ngữ cảnh này được suy ra từ khả năng có thể hoạt
động do máy móc của hai chủ thể.
Trong (180), chủ thể con đường, dãy núi đã cho vị từ chạy nghĩa nằm trải ra
thành dải dài và hẹp. Hai chủ thể con đường, dãy núi có nét nghĩa biểu niệm là tồn
tại ở hình thức dải dài và hẹp. Thêm vào đó, con đường, dãy núi là các chủ thể bất động vật, không có khả năng tạo ra hoạt động vật lý nào cả, do vậy vị từ tư thế (nằm) giải thích ý nghĩa cho vị từ chạy trong ngữ cảnh của sự tình (235) là phù hợp với đặc tính - chủ ý tạo ra hoạt động của chủ thể bất động vật.
So sánh các sự tình:
(181) Y nằm trên ghế xích đu đọc sách. [48, tr.86] (182) Tảng đá nằm giữa lối đi.
(183) Bọn trẻ đang tắm trên sông.
(184) Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. (Hồ Chí Minh)
cịn tảng đá chỉ vật vô sinh) mà ta nhận ra được chủ thể trong câu (181) thuộc kiểu
kẻ mang tư thế (với hai tính chất: - động và + chủ ý), cịn chủ thể trong câu (182)
thuộc kiểu kẻ mang trạng thái (với hai tính chất: - động và - chủ ý).
Ở những câu (183), (184), dựa vào sự có mặt của chủ thể (trong câu (183) và chủ thể, đối thể (trong câu (184) và ý nghĩa cụ thể của chúng, có thể nhận ra tắm ở câu (183) là động từ đơn trị chỉ hành động khơng có tính tác động địi hỏi một tham
thể duy nhất (bọn trẻ), còn tắm ở câu (184), là động từ song trị chỉ hành động có
tính tác động chi phối hai tham thể: tác thể (chúng) và đối thể (các cuộc khởi nghĩa
của ta). Như vậy, tắm ở trong câu (184) đã chuyển nghĩa và được dùng tương
đương về nghĩa với động từ tác động dìm.
Dưới đây là sự phân tích vai trị của tham thể chủ thể đối với vị từ hạt nhân ngữ nghĩa (trên cứ liệu là các vị từ hành động khảo sát trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng).
3.2.Vai trị cụ thể hóa nghĩa phái sinh cho vị từ hạt nhân
Nội dung sự tình chỉ được xác định nhờ một ngữ cảnh. Mỗi ngữ cảnh đòi hỏi một thành phần các đối tượng xác định về số lượng và chất lượng, chúng là những đối tượng cần thiết phải tham gia vào một sự tình. Chẳng hạn, vị từ “tung” miêu tả sự thể làm cho vật gì đó từ dưới thấp di chuyển lên cao phải diễn ra trong ngữ cảnh có hai vai nghĩa: chủ thể của hành động (tác thể - người thực hiện hành động tác động), đối thể - vật bị chuyển dời vị trí (vật mà chủ thể làm cho di chuyển). Hay ngữ cảnh
mà vị từ “hót” miêu tả chỉ có một vai nghĩa chủ thể của hành động kêu thành chuỗi
những tiếng cao, trong và như có làn điệu, … Nghĩa của từ khơng chỉ là cái gì đó vốn
có trong từ, nó cũng khơng chỉ được sản sinh ra bởi một mình người nói, hoặc người nghe, sự tạo nghĩa cịn là một q trình tương tác. Nó liên quan đến sự thương thuyết về nghĩa giữa người nói và người nghe, giữa ngữ cảnh của một câu và tiềm năng ngữ nghĩa của sự tình được thể hiện ra bằng cấu trúc cú pháp của câu ấy. Nghĩa của từ khơng phải chỉ có một mà biến đổi theo ngữ cảnh, theo nghĩa ngơn liệu của sự tình. Các từ tiếng Việt kết hợp với nhau theo trật tự nhất định nào đó. Khả năng kết hợp từ vựng là khả năng kết hợp của các nghĩa, bị quy định bởi những liên hệ logic tồn tại trong thực tế giữa các sự vật, hiện tượng được từ biểu thị. Trong một ngữ cảnh sự tình, các vai nghĩa do vị từ chi phối sẽ giúp cho ý nghĩa của vị từ được hiện thực. Do
đó, từ trước đến nay, việc thuyết minh nghĩa của vị từ trong từ điển bao giờ cũng phải dựa vào hoàn cảnh với một hoặc một số vai nghĩa.Việc miêu tả ý nghĩa của vị từ dựa vào các vai nghĩa có vẻ phức tạp cồng kềnh nhưng tuyệt đối chính xác, hồn tồn khơng mơ hồ, chủ quan. Liên hệ với bình diện từ vựng - ngữ nghĩa, thì cái nghĩa mới nảy sinh của vị từ nhiều nghĩa không phải là do việc thay đổi nghĩa vị trong bản thân vị từ mà là do sự thay đổi các vai nghĩa. Khi giải thích ý nghĩa của vị từ, chúng ta phải suy ý trong thành phần của các câu - phát ngôn nhất định và như vậy ý nghĩa của vị từ đã được phân tích trong phạm vi của một số cấu trúc ngữ nghĩa. Đây là điều có tính chất ngun tắc khi giải thích nghĩa của vị từ nói riêng và các từ loại khác nói chung.
Chẳng hạn, như để miêu tả các giá trị ngữ nghĩa của vị từ “tráng”, chúng ta buộc phải chỉ ra rằng trong ý nghĩa của vị từ này có thơng báo về sự tồn tại của chủ thể hành động (người hoặc vật gây ra hoạt động tráng), các đối thể (vật bị hành
động tráng tác động; vật được hành động tráng tạo ra …). Tất cả các vai nghĩa trên nói lên rằng, khi giải thích ngữ nghĩa của vị từ tráng, thực chất là chúng ta sẽ đặt vị từ trong ngữ cảnh của các phát ngơn kiểu như:
(185) Ơng Sửu tráng ấm chén trước khi pha trà. (186) Bà tráng bánh cuốn.
(187) Sắt tráng men. (188) Thợ ảnh tráng phim.
Như vậy, nghĩa của các vị từ phải được miêu tả thông qua những quan hệ ngữ đoạn, qua cấu trúc cú pháp nhất định của câu trong ngữ cảnh. Tất cả các nghĩa phái sinh là các nghĩa được miêu tả trong những bối cảnh thích hợp của vị từ với vai nghĩa. Trong các sự tình của vị từ tráng ở trên, chúng ta thấy có sự liên kết giữa vị từ tráng và các vai nghĩa chủ thể, đối thể khác nhau. Sự liên kết đó giúp chúng ta giải thích được các nghĩa vị khác nhau của vị từ. Nghĩa gốc của vị từ tráng là nhúng
qua hoặc dội thêm một lần nước (thường là sau khi cọ rửa) để làm cho sạch là do