CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.3. Về độc tính của cao Sâm báo
4.3.1. Về độc tính cấp
Mục đích của thử độc tính cấp là nhằm cung cấp thơng tin cho việc xếp loại mức độ độc của thuốc, dự đoán triệu chứng và dự kiến biện pháp điều trị ngộ độc cấp; thiết lập phạm vi an toàn của thuốc nghiên cứu [6]. Năm 2007 tác giả Đào Thị Vui đã tiến hành đánh giá độc tính cấp của cao Sâm báo với liều tăng dần từ 100g/kg đến 180g/kg cân nặng chuột nhắt trắng (quy ra dược liệu), khơng nhận thấy có biểu hiện ngộ độc trong thời gian theo dõi và khơng có chuột nào chết trong vịng 72 giờ. Khơng xác định được LD50 của cao nước Sâm báo theo đường uống trên chuột nhắt trắng [24].
Nhìn chung, các nghiên cứu về độc tính cấp của cao Sâm báo cịn khá ít, vì vậy để đánh giá tính an tồn của cao Sâm báo được kết hợp cả hai cách chiết nước và cồn, chúng tơi tiến hành nghiên cứu độc tính cấp dựa trên mơ hình cổ điển.
Thí nghiệm được tiến hành trên 20 chuột nhắt trắng, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 10 con. Sau 72 giờ uống chế phẩm nghiên cứu, tất cả chuột đều ở trạng thái bình thường và 100% động vật đều sống sau 14 ngày theo dõi. Kết quả cho thấy cao Sâm báo với liều 8,1g cao/kg cân nặng chuột tương đương với 30g/kg dược liệu là liều cao nhất thể cho chuột nhắt trắng uống mà không thấy xuất hiện các biểu hiện của độc tính cấp. Câu hỏi
47
đặt ra là vì sao chỉ đánh giá được mức liều như vậy?. Một hạn chế mà chúng tôi gặp phải trong q trình nghiên cứu đó là thể chất cao tạo thành quá đặc. Cao Sâm báo dùng trong nghiên cứu này là sản phẩm của sự kết hợp cả phương pháp chiết nước và cồn, điều này có thể giúp chiết kiệt hoạt chất, hơn nữa hàm lượng chất nhầy trong rễ củ cây Sâm báo khá cao (35-40%), tuy nhiên, những yếu tố này đã ảnh hưởng không tốt đến thể chất cao tạo thành. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu về độc tính cấp của cao chiết từ rễ củ cây Sâm báo trong tương lai, đó là việc quan tâm đến thể chất cao tạo thành để đánh giá độc tính cấp với các mức liều cao hơn và có ý nghĩa hơn.