Về độc tính bán trường diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực, chống loét dạ dày và độc tính trên thực nghiệm của cao sâm báo (Trang 55 - 63)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.3. Về độc tính của cao Sâm báo

4.3.2. Về độc tính bán trường diễn

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức OECD, chúng tơi tiến hành đánh giá độc tính bán trường diễn của cao Sâm báo ở hai mức liều là 1,35g/kg và 2,7g/kg cân nặng chuột trong thời gian 28 ngày. Động vật nghiên cứu được lựa chọn là chuột cống trắng cả 2 giống đực, cái.

4.3.2.1. Về ảnh hưởng của cao Sâm báo đến tình trạng chung và sự tăng trưởng khối lượng cơ thể chuột

Trong suốt quá trình nghiên cứu, theo dõi tình trạng chung của chuột ở tất cả các lô , khơng nhận thấy có biểu hiện bất thường, ăn uống và hoạt động bình thường, phản xạ tốt với kích thích, mắt linh hoạt, niêm mạc hồng, lơng mượt, khơng tiết chất nhầy mũi, miệng, nước tiểu khơng có bất thường, phân khô. Cân nặng chuột ở tất cả các lơ đều tăng và khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về khối lượng cơ thể giữa lô thử so với lô chứng cùng giống tại cùng một thời điểm (p>0,05).

Như vậy, cả hai mức liều cao Sâm báo uống liên tục trong 28 ngày không ảnh hưởng đến tình trạng chung và cân nặng chuột.

4.3.2.2. Về ảnh hưởng của cao Sâm báo đến các thông số huyết học của chuột thí nghiệm

Máu gồm các thành phần: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Máu cùng với hệ tuần hoàn tạo thành một hệ thống vận chuyển và liên lạc giữa các tế bào của cơ thể, duy trì sự hằng định nội mơi và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tế bào [7]. Nếu mẫu nghiên cứu có ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu thì trước hết sẽ làm thay đổi các thành phần trong máu.

Các chỉ số về hồng cầu bao gồm số lượng hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (HGB), tỷ lệ hematocrit (HCT), thể tích trung bình hồng cầu (MCV) giúp phát hiện những bất thường về kích thước, hình dáng và màu sắc hồng cầu, bên cạnh đó chúng cịn có giá trị trong việc chẩn đốn thiếu máu. Bạch cầu là thành phần của hệ thống bảo vệ cơ thể, các chỉ số về bạch cầu như số lượng bạch cầu (WBC) và tỷ lệ % tế bào lympho (LYM), ngoài việc phản ánh chức năng của cơ quan tạo máu, cịn là thơng số đánh giá hoạt động của hệ miễn dịch. Tiểu cầu là một cấu trúc rất hoạt động và có vai trị quan

48

trọng trong q trình đơng máu. Thuốc ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu sẽ ảnh hưởng đến q trình đơng máu của cơ thể.

Các thông số nghiên cứu bao gồm: RBC, HGB, HCT, MCV, WBC, LYM và PLT. Đánh giá ảnh hưởng của cao Sâm báo lên các thông số huyết học cho thấy: hai mức liều cao Sâm báo ở cả hai giống đều không ảnh hưởng đến các thông số: WBC, LYM, RBC, HGB, HCT, PLT của chuột. Riêng chỉ số MCV của hai lô chuột uống cao Sâm báo ở chuột giống cái có sự giảm so với lơ chứng (p<0,05), tuy nhiên sự giảm này chỉ ở mức nhẹ, lần lượt là 3,1% và 2,7% (<10%); còn chỉ số này ở chuột giống đực thì khơng bị ảnh hưởng. Vì vậy, sự giảm nhẹ thơng số MCV ở giống chuột cái chưa khẳng định được đây là biểu hiện độc tính của cao Sâm báo.

4.3.2.3. Về ảnh hưởng của cao Sâm báo đến chức năng gan của chuột thí nghiệm

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người đảm nhận nhiều chức năng đặc biệt quan trọng như: chuyển hóa hóa sinh, tiêu hóa, khử độc và loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Gan là cơ quan đóng vai trị trung tâm trong chuyển hóa thuốc, do đó nhiều thuốc khi vào trong cơ thể được chuyển hóa ở gan có thể gây độc với gan và ảnh hưởng tới chức năng gan. Gan chứa nhiều enzym tham gia vào q trình thối hóa acid amin, đặc biệt là các enzym transaminase xúc tác quá trình trao đổi amin như AST và ALT. Trong 1 số bệnh gan, khi có tổn thương dẫn tới việc phá hủy tế bào, các enzym transaminase sẽ được giải phóng khỏi tế bào và tăng cao trong huyết thanh [19]. Do đó, định lượng nồng độ các enzym có nguồn gốc từ gan trong huyết thanh có vai trị quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương gan. Đánh giá chức năng chuyển hóa như chuyển hóa glucid, protein, lipid của gan thông qua việc định lượng glucose, protein toàn phần và cholesterol toàn phần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao Sâm báo uống 28 ngày liên tục không ảnh hưởng đến nồng độ AST, ALT, nồng độ glucose, protein toàn phần và cholesterol toàn phần của chuột. Kết quả về đặc điểm vi thể các mảnh cắt từ mơ gan cũng khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa lô chứng và lô thử. Hay nói cách khác, sau 28 ngày thử nghiệm trên chuột, cao Sâm báo không gây tổn thương gan, không gây ảnh hưởng đến chức năng tổng hợp protid, lipid, glucid của gan.

4.3.2.3. Về ảnh hưởng của cao Sâm báo đến chức năng thận của chuột thí nghiệm

Thận là cơ quan quan trọng sống còn của cơ thể, thực thi nhiều chức năng quan trọng. Hai thận của người trưởng thành nặng khoảng 300g, chiếm 0,5% khối lượng cơ thể. Thận có chức năng quan trọng trong việc bài tiết các chất cặn bã bằng cơ chế lọc và tái hấp thu. Thải trừ qua thận là đường thải trừ chính của các thuốc, do vậy thuốc có thể có nguy cơ gây độc tính trên thận. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với chức năng thận thường dựa trên việc xác định nồng độ creatinin trong máu, creatinin là chất nội chuyển

49

hóa được tổng hợp với tốc độ ổn định trong cơ thể, được lọc ở cầu thận và không được tái hấp thu, bài tiết ở ống thận [19].

Kết quả cho thấy ở chuột giống đực, cao Sâm báo không ảnh hưởng đến nồng độ creatinin trong máu chuột. Còn ở chuột giống cái, nồng độ creatinin ở lô chuột uống cao Sâm báo liều 1,35g/kg thấp hơn so với lô chứng (1,8%; p<0,05) và lô uống cao Sâm báo liều 2,7g/kg cao hơn so với lô chứng (1,6%; p<0,05), tuy nhiên thông số này chỉ thay đổi ở mức nhẹ (<10%). Hơn nữa, hình ảnh vi thể thận ở tất cả các mẫu cho thấy: cấu trúc ống thận và cầu thận đều bình thường. Như vậy, kết quả này chưa khẳng định được độc tính của cao Sâm báo đến chức năng thận.

4.3.2.3. Về ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng cơ quan của chuột thí nghiệm

Ở chuột giống đực, kết quả thu được sau 28 ngày nghiên cứu cho thấy, cao Sâm báo ở hai mức liều 1,35g/kg và 2,7g/kg không ảnh hưởng đến khối lượng cơ quan tim, thận, phổi, lách, tuyến thượng thận (p>0,05); ở lô chuột uống cao Sâm báo liều 1,35g/kg có tỷ lệ khối lượng gan thấp hơn so với lô chứng (8%; p<0,05). Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ ở mức nhẹ (<10%).

Ở chuột giống cái, kết quả thu được sau 28 ngày nghiên cứu cho thấy, cao Sâm báo liều 1,35g/kg không ảnh hưởng đến khối lượng cơ quan tim, gan, thận, phổi, lách, tuyến thượng thận. Cao Sâm báo liều 2,7g/kg không ảnh hưởng đến khối lượng tim, thận, tuyến thượng thận, riêng tỷ lệ khối lượng gan và lách thấp hơn so với lô chứng (lần lượt là 10,1%; 18,8%; p<0,05); còn tỷ lệ khối lượng phổi cao hơn 17,2% so với lô chứng (p<0,05). Như vậy, kết quả trong đề tài là cơ sở để quan tâm và nghiên cứu sâu hơn về các thông số như khối lượng cơ quan gan, phổi, lách trong các nghiên cứu tiếp theo về độc tính bán trường diễn của cao Sâm báo và xem xét việc thực hiện trên số lượng động vật lớn hơn.

50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau

1. Về tác dụng tăng cường thể lực của cao Sâm báo

- Cao Sâm báo liều 2,7g/kg cân nặng chuột làm tăng thời gian bám trên trụ quay của chuột so với lô chứng sau 14 ngày uống thuốc.

- Cao Sâm báo ở cả 2 mức liều là 1,35g/kg và 2,7g/kg cân nặng chuột đều không ảnh hưởng đến khối lượng chuột, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa so với lơ chứng (p>0,05).

2. Về tác dụng chống loét dạ dày của cao Sâm báo

- Cao Sâm báo ở hai mức liều là 1,35g/kg và 2,7g/kg cân nặng chuột làm giảm số điểm loét và chỉ số loét so với lô chứng (p<0,05), phần trăm ức chế loét lần lượt là 10,8% và 7,6%.

- Cao Sâm báo ở hai mức liều là 1,35g/kg và 2,7g/kg cân nặng chuột không ảnh hưởng đến pH dịch vị, thể tích dịch vị và độ acid tồn phần của dạ dày, khơng có sự khác biệt so với lơ chứng (p>0,05).

3. Về độc tính của cao Sâm báo

- Về độc tính cấp

Cao Sâm báo thử với liều tăng dần đến mức liều 8,1g cao/kg cân nặng chuột là mức liều cao nhất mà chuột có thể dung nạp thơng qua đường uống (tương đương 30g/kg dược liệu) mà không gây ra các biểu hiện bất thường và khơng làm chết động vật thí nghiệm sau 72 giờ dùng thuốc. Không xác định được LD50 của cao Sâm báo theo đường uống trên chuột nhắt trắng. Với các liều thử, Sâm báo khơng có biểu hiện độc tính cấp.

- Về độc tính bán trường diễn

Cao Sâm báo với hai mức liều 1,35g/kg và 2,7g/kg cân nặng chuột uống liên tục trong 28 ngày nhìn chung khơng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng chung, sự gia tăng khối lượng cơ thể chuột, chỉ số huyết học, các chỉ số hóa sinh, chức năng gan, thận và hình ảnh vi thể các cơ quan của chuột cống trắng ở cả hai giống. Riêng các thông số ở:

Chuột giống đực: lơ Sâm báo liều 1,35g/kg có tỷ lệ khối lượng gan thấp hơn 8% so với lô chứng (p<0,05).

Chuột giống cái: MCV ở hai lô chuột uống cao Sâm báo thấp hơn lần lượt là 3,1% và 2,7% so với lô chứng (p<0,05)

+ Lô Sâm báo liều 1,35g/kg: Creatinin giảm 1,8%

+ Lô Sâm báo liều 2,7g/kg: Creatinin tăng 1,6%; tỷ lệ khối lượng phổi cao hơn 17,2% và tỷ lệ khối lượng gan, lách thấp hơn lần lượt là 10,1%; 18,8% so với lô chứng (p<0,05).

51

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả của quá trình thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất như sau: 1. Tiếp tục nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực của cao Sâm báo trên các mơ hình khác như mơ hình chuột bơi, mơ hình nghiên cứu tác dụng tăng thích nghi, tăng khả năng chịu lạnh ở chuột cống non và chuột cống già…

2. Tiếp tục nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày của cao Sâm báo trên các mơ hình khác như mơ hình gây loét bằng indomethacin, acid acetic, ethanol..

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Thị Thùy An và cộng sự (2015), "Tác dụng tăng lực của cao chiết và viên nang từ đảng sâm việt nam (codonopsis javanica) (blume) hook. F"., Y học Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm Thị Vân Anh và cộng sự (2021), "Nghiên cứu tác dụng tăng lực của viên nang cứng banikha trên thực nghiệm", Tạp chí nghiên cứu y học, 138(2).

3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 161-165, 326-330, 423-425, 593-596, 739-743.

4. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 94-96, 383-391,446-454, 690-695, 704- 710.

5. Bộ Y tế (2016), Dược lý học tập 2, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội., tr. 102-112, 208- 209, 266-267.

6. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc

từ dược liệu, Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, tr. 13-17.

7. Phạm Thị Minh Đức (2011), "Sinh lý học", Sinh lý máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 99 - 134.

8. Lê Thị Hà (2007), Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày và độc tính của rễ củ cây

Sâm báo (Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep Malvaceae), Khóa

luận tốt nghiệp Dược sĩ 2002-2007, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

9. Lương Thị Mỹ Hạnh (2019), Tổng quan về hội chứng mệt mỏi mạn tính và các thuốc

y học cổ truyền dùng cho bệnh nhân hư lao, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa 2013-

2019, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

10. Trần Thị Hồng Hạnh (2006), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ Sâm báo

(Radix Hibisci Sagittifolii), Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2001-2006, Trường Đại

học Dược Hà Nội, Hà Nội.

11. Pham Huyen, Nguyen Nga, et al. (2021), "Study on Morphological and Microscopic Characteristics of Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. in Vietnam", VNU Journal of

Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, 37.

12. Isselbacher Braunwald, Wilson, Martin, Fauci, Kasper, (2000), "Loét tiêu hóa và viêm dạ dày", Các nguyên lý y học nội khoa Harison tập 3, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 743-764

13. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 813-815.

53

14. Nguyễn Thị Thanh Minh (2006), Tổng quan về các mơ hình nghiên cứu tác dụng

chống loét dạ dày tá tràng, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học 2001-2006, Đại học

Dược Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015), Nghiên cứu thành phần hóa học, thử độc tính cấp và

tác dụng tăng lực của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn. Hypoxidaceae), Đại

học Dược Hà Nội, Hà Nội.

16. Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 24-31.

17. Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 370-381.

18. Đinh Thị Vân (2019), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng tăng lực của cây Đinh lăng răng thu hái tại Thái Bình, Đại học Dược Hà Nội, Hà

Nội.

19. Tạ Thành Văn (2013), Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 180-189, 206-225.

20. Viện Dược liệu (2013), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 248-250.

21. Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu phát triển đông dược và dược liệu tại Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 264 - 270.

22. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo

dược, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 163-170, 312-320.

23. Viện Dược liệu (2000 ), Cơng trình nghiên cứu khoa học (1987-2000), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 439-441

24. Đào Thị Vui (2007), Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược lý theo hướng

điều trị loét dạ dày của rễ củ cây sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. Họ Bông (Malvaceae), Viện Dược Liệu, Hà Nội.

Tiếng Anh

25. Antonio J. M., Gracioso J. S., et al. (2004), "Antiulcerogenic activity of ethanol extract of Solanum variabile (false "jurubeba")", J Ethnopharmacol, 93(1), pp. 83-8. 26. Aslangul Elisabeth, Jeunne Claire (2005), "Asthenia and chronic fatigue syndrome",

La Revue du praticien, 55, pp. 1029-33.

27. Castro-Marrero J., Saez-Francas N., et al. (2017), "Treatment and management of chronic fatigue syndrome/myalgic encephalomyelitis: all roads lead to Rome", Br J Pharmacol, 174(5), pp. 345-369.

54

28. Chen De-Li, Li Guang, et al. (2019), "A new cadinane sesquiterpenoid glucoside with cytotoxicity from Abelmoschus sagittifolius", Natural Product Research, 33(12), pp. 1699-1704.

29. Cortes Rivera M., Mastronardi C., et al. (2019), "Myalgic

Encephalomyelitis/Chronic Fatigue Syndrome: A Comprehensive Review",

Diagnostics (Basel), 9(3).

30. Fagundes F. L., Pereira Q. C., et al. (2021), "Malvidin Protects against and Repairs Peptic Ulcers in Mice by Alleviating Oxidative Stress and Inflammation", Nutrients,

13(10).

31. Feng Y., Dai W., et al. (2022), "Protective effect of valerian extract capsule (VEC) on ethanol- and indomethacin-induced gastric mucosa injury and ameliorative effect of VEC on gastrointestinal motility disorder", Pharm Biol, 60(1), pp. 1095-1105.

32. Franz J. Hock (2016), "Antiulcer activity", Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays-Fourth edition, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pp. 1055-

1056, 2391-2398.

33. H. Gerhard Vogel (2002), Drug discovery and evaluation: phamarcological assays,

second edition, Springer Science & Business Media, pp. 867-877.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực, chống loét dạ dày và độc tính trên thực nghiệm của cao sâm báo (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)