CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu độc tính của cao Sâm báo
3.3.1. Kết quả xác định độc tính cấp của cao Sâm báo
• Thử nghiệm thăm dị
- Sử dụng 9 chuột nhắt trắng, giống cái, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 động vật và
cho uống chế phẩm thử với liều tăng dần: 2,7g/kg; 5,4g/kg và 8,1g/kg cân nặng chuột, theo dõi liên tục 4 giờ và tiếp tục quan sát trong 14 ngày.
- Kết quả: sau 4 giờ, tất cả các chuột đều khơng có biểu hiện bất thường; sau 72 giờ tất cả các chuột đều cịn sống và khơng có chuột chết sau 14 ngày uống mẫu nghiên cứu. - Kết thúc thử nghiệm thăm dò đã xác định được liều 8,1g cao/kg cân nặng chuột là mức liều cao nhất có thể cho chuột uống mà khơng gây chết.
• Thử nghiệm chính thức
Dựa trên kết quả của thử nghiệm thăm dò, tiến hành thử nghiệm chính thức trên 2 lơ chuột, mỗi lô 10 con, uống thử theo mức liều đã dự tính. Các nhóm thử được dùng mẫu thử ở các mức liều và số lần dùng như Bảng 3.5:
Bảng 3.5. Kết quả thử độc tính cấp của cao Sâm báo
Lơ chuột n Thể tích uống/lần (mL/10g) Số lần cho uống/24 giờ Liều dùng (tính theo cao g/kg) Số động vật chết Lô 1 10 0,2 mL 2 5,4 g/kg 0 Lô 2 10 0,2 mL 3 8,1 g/kg 0
Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy:
Sau 4 giờ uống mẫu nghiên cứu: Tất cả các chuột đều khơng có biểu hiện bất thường, ăn uống, vận động bình thường, phản xạ tốt với kích thích, khơng khó thở, lơng mượt, niêm mạc hồng hào, mắt sáng, phân khơ, nước tiểu bình thường.
33
Trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc, không xuất hiện chuột chết và 100% số chuột thử nghiệm đều còn sống sau 14 ngày thử nghiệm.
Vì khơng có chuột chết ở các lô thử nghiệm nên chưa xác định được LD50.
Như vậy, chế phẩm thử với liều 8,1g cao/kg cân nặng chuột, tương đương 30g/kg dược liệu cho chuột nhắt trắng uống mà không thấy xuất hiện các biểu hiện của độc tính cấp.