Công dụng và phân loại khí cụ điện

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 29 - 32)

BÀI 1 : TỔNG QUAN VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN

1.8. Công dụng và phân loại khí cụ điện

Cơng dụng của khí cụ điện:

Khí cụ điện dùng để đóng cắt lưới điện, mạch điện như cầu dao, áptơmát (CB), máy cắt…

Khí cụ điện dùng để khởi động, điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh điện áp, dịng điện như cơng tắc tơ, khởi động từ, bộ khống chế, điện trở, biến trở…

Khí cụ điện dùng để bảo vệ lưới điện, thiết bị điện như cầu chì, CB, rơ le dòng điện, rơ le điện áp, rơ le nhiệt…

Khí cụ điện dùng trong đo lường như máy biến dòng điện, máy biến điện áp…

Phân loại khí cụ điện:

Phân loại theo cơng dụng:

30

- Khí cụ điện điều khiển.

- Khí cụ điện bảo vệ.

- Khí cụ điện đo lường.

Phân loại theo điện áp và nguồn điện:

- Khí cụ điện cao thế là thiết bị khí cụ điện được chế tạo, sử dụng ở mạng điện

có điện áp > 1000 V.

- Khí cụ điện hạ thế là thiết bị khí cụ điện được chế tạo và sử dụng ở mạng điện

có điện áp < 1000 V.

- Theo nguồn điện sử dụng có thiết bị khí cụ điện được chế tạo để sử dụng trong

mạng điện một chiều và trong mạng điện xoay chiều. Phân loại theo nguyên lý làm việc của khí cụ điện:

- Khí cụ điện làm việc theo kiểu điện từ.

- Khí cụ điện làm việc theo kiểu cảm ứng nhiệt lượng.

Các yêu cầu cơ bản về khí cụ điện:

- Khí cụ điện được chế tạo phải sử dụng lâu dài, để đáp ứng được yêu cầu này

khi sử dụng khí cụ điện cần chú ý các thơng số kỹ thuật của khí cụ điện:

- Điện áp định mức của khí cụ điện phải lớn hơn điện áp của lưới điện (Uđmkcđ >

Uđmn)

- Dịng điện định mức của khí cụ điện phải lớn hơn dòng điện cung cấp cho phụ

tải hay thiết bị ( Idmkcđ > Ipt ).

- Khí cụ điện phải ổn định nhiệt, ổn định lực điện động. Vật liệu sử dụng để chế

tạo khí cụ điện có đặc tính cơ tốt, chịu nhiệt cao, khi có sự cố q tải hay ngắn mạch khí điện tác động mà không hư hỏng hay biến dạng…

- Vật liệu cách điện tốt, khí cụ điện làm việc chính xác, an tồn, gọn nhẹ, dễ gia

cơng, rẽ tiền, dễ lắp đặt, kiểm tra, vận hành, sửa chữa…

CÂU HỎI

1. 1. Trình bày một số yêu cầu cơ bản về khí cụ điện? Tại sao phải đảm bảo những yêu cầu đó?

1.2. Hãy cho biết tác hại của lực điện động xuất hiện trong khí cụ điện và cách xác định lực điện động?

31

1.3. Sự phát nóng bên trong khí cụ điện gây tác hại gì? Cho biết giải pháp khắc phục? 1.4. Khi đóng hay cắt mạch điện trên một số tiếp điểm của khí cụ điện xảy ra hiện tượng? Hiện tượng đó có gây tác hại gì khơng? Tại sao?

32

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)