Công dụng và Phân loại

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 77 - 78)

BÀI 3 : KHÍ CỤ ĐIỆN ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN

3.8. Bộ khống chế

3.8.1. Công dụng và Phân loại

Bộ khống chế là loại thiết bị chuyển mạch bằng tay hay bằng vô lăng quay, điều khiển trực tiếp hay gián tiếp từ xa, thực hiện các chuyển đổi mạch phức tạp để khởi động, đảo chiều quay điều chỉnh tốc độ và hãm động năng động cơ… các máy điện và các thiết bị điện.

Bộ khống chế động lực tay trang dùng điều khiển động cơ cơng suất bé và trung bình. Bộ khống chế chỉ huy điều khiển điều khiển gián tiếp các động cơ có cơng suất lớn, chuyển đổi mạch điện cuộn dây công tắc tơ, rơ le trung gian, rơ le thời gian… Trên thực tế bộ khống chế sử dụng nhằm đơn giản hóa thao tác của người thợ vận hành như thợ lái tàu điện, lái cầu trục và lái cẩu trục…

Phân loại:

Theo kết cấu có bộ khống chế hình trống và bộ khống chế hình cam.

Theo nguồn điện sử dụng có bộ khống chế điện một chiều và bộ khống chế sử dụng điện xoay chiều.

Theo nguyên lý làm việc và tác động có bộ khống chế trực tiếp (bộ khống chế động lực) và bộ khống chế gián tiếp (bộ khống chế chỉ huy).

Bộ khống chế động lực dùng để điều khiển trực tiếp các động cơ cơng suất nhỏ và trung bình ở các chế độ làm việc khác nhau nhằm đơn giản hóa thao tác cho người vận hành (như thợ lái cầu trục, thợ lái tàu điện). Bộ khống chế động lực còn dùng để thay đổi trị số điện trở đấu trong mạch điện.

Bộ không chế chỉ huy dùng để điều khiển gián tiếp các động cơ điện công suất lớn, chuyển đổi mạch điện các cuộn hút của côngtắctơ, khởi động từ. Đôi khi cũng dùng để đóng cắt trực tiếp các động cơ công suất nhỏ, nam châm điện và các thiết bị điện khác.

78

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)