BÀI 3 : KHÍ CỤ ĐIỆN ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN
3.3. Nút nhấn điều khiển
3.3.1. Khái quát và công dụng
Nút nhấn hay là nút điều khiển là loại khí cụ điện dùng để đóng, ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điều khiển tín hiệu, liên động, bảo vệ… Nút nhấn dùng trong mạch điện một chiều điện áp đến 440 V và trong mạch điện xoay chiều điện áp đến 500 V.
Nút nhấn là loại khí cụ điện kết hợp với một số thiết bị khí cụ điện khác như công- tắc- tơ, khởi động từ, rơ le trung gian, rơ le thời gian… đóng hay cắt mạch điện từ xa, để khởi động, dừng, đảo chiều quay động cơ điện, chuyển đổi, liên động mạch điều khiển tín hiệu.
Nút nhấn thường đặt trên các bảng điện điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn thường được chế tạo để làm việc trong mơi trường khơng ẩm ướt, khơng có hơi hóa chất và bụi. Nút nhấn có độ bền tới 100.000 lần đóng cắt khơng tải và 200.000 đóng cắt có tải.
3.3.2. Phân loại và cấu tạo
Theo hình dạng bên ngồi nút nhấn được phân thành loại hở, loại kín, loại chống nước, chống bụi, chống nổ…
Theo chức năng có loại nút nhấn đơn, nút nhấn kép, loại nút nhấn thường hở, nút nhấn thường đóng…
Theo yêu cầu điều khiển chia ra loại 1 nút nhấn, 2 nút nhấn và 3 nút nhấn. Theo kết cấu bên trong có loại nút nhấn có đèn và nút nhấn khơng có đèn.
65
Vật liệu để chế tạo tiếp điểm là bạc, đồng và hợp kim của đồng.
Tiếp điểm cố định gắn trên kết cấu của nút nhấn gọi là tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm liên kết với bộ phận tác động gọi là tiếp điểm động.
Đế và vỏ của nút nhấn chế tạo bằng nhựa tổng hợp hay kim loại, tùy thuộc vào chức năng bảo vệ, nút nhấn kiểu bảo vệ nó được đặt trong một vỏ nhựa hay vỏ sắt có hình hộp; nút nhấn bảo vệ chống nước được đặt trong một vỏ kín khít để tránh khỏi nước loạt vào; nút nhấn kiểu bảo vệ chống bụi, nước được đặt trong một vỏ cacbua đúc khít kín để chóng ẩm và bụi lọt vào; nút nhấn kiểu chống nổ được dùng trong các hầm lò mỏ than hoặc nơi có khí nổ lẫn khơng khí và cấu tạo của loại này đặc biệt khít kín để khơng lọt được tia lửa ra ngồi, đặc biệt vững chắc để không bị phá vỡ khi nổ.
Lò xo phản liên kết với cần tiếp điểm động.
Khi ấn nút đối với nút nhấn thường hở thì tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh (đóng mạch); nút nhấn thường đóng thì tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh (hở mạch).
3.3.3. Thông số kỹ thuật và đặc điểm sử dụng
Khi sử dụng nút nhấn cần chú ý thông số điện áp và dòng điện chạy qua nút nhấn phù hợp thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Trên mạch điện có gắn thiết bị bảo vệ quá tải và ngắn mạch nhằm bảo vệ công tắc và thiết bị điện.
Chú ý tiếp điểm của nút nhấn cho dòng điện b đi qua do đó khơng lắp nút nhấn trên mạch điện có cơng suất trung bình và cơng suất lớn, chỉ lắp trên mạch điện điều khiển.
3.3.4. Sửa chữa nút nhấn điều khiển
Khi lắp đặt nút điều khiển trên mạng điện hoặc cho thiết bị điện cần phải chú ý hai thơng số dịng điện và điện áp định mức của nút điều khiển.
Chỉ đóng cắt khi sử dụng nút điều khiển trên mạch điều khiển.
Các ốc vít bắt khơng chặt hoặc khơng đúng qui định sẽ ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng của nút điều khiển, ốc vít bắt điện lỏng dễ gây mất điện hoặc gây chạm chập, quá nhiệt ở chỗ tiếp xúc làm cháy dây.
66
Khi mặt tiếp xúc của các tiếp điểm của nút điều khiển bị bẩn phải lau sạch, nếu cần thì đánh sạch mụi than và vết cháy. Nếu mặt tiếp xúc bị rỗ thì phải giũa lại cho phẳng rồi dùng giấy nhám mịn đánh sạch. Không được bôi dầu để làm sạch bề mặt tiếp xúc vì sau đó khi đóng cắt thì hồ quang xuất hiện làm cháy mặt tiếp xúc.
Khơng có điện qua nút điều khiển có thể tiếp xúc khơng tốt hay đứt cầu chì, tìm nguyên nhân và sửa chữa. Tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh bị biến dạng do sự cố quá tải hay ngắn mạch có thể thay thế từng bộ phận hay mua mới.