Rơle tốc độ

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 75 - 77)

BÀI 3 : KHÍ CỤ ĐIỆN ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN

3.7. Rơle tốc độ

3.7.1. Khái quát, phân loại rơle tốc độ

Căn cứ vào tốc độ của động cơ để điều khiển sự làm việc của hệ thống, phần tử thụ cảm được chính xác tốc độ của động cơ là rơle tốc độ. Rơle tốc độ sẽ phát tín hiệu cho phần tử chấp hành để chuyển trạng thái làm việc của hệ thống khi tốc độ đạt đến các giá trị ngưỡng đã chỉnh định s n.

Rơle tốc độ hay còn gọi là rơle hãm ngược, hoặc rơle kiểm tra tốc độ (PKC , nó thường sử dụng trong các mạch hãm tự động động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, làm việc đến điện áp 380 V.

Rơle tốc độ có nhiều loại làm việc theo các nguyên tắc khác nhau như nguyên tắc li tâm, nguyên tắc cảm ứng, có thể dùng máy phát tốc làm rơle tốc độ. Đối với động cơ điện một chiều có thể kiểm tra tốc độ động cơ thông qua sức điện động của động cơ. Đối với động cơ xoay chiều kiểm tra tốc độ động cơ thông qua sức điện động và tần số mạch rotor.

3.7.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động rơle tốc độ kiểu cảm ứng

Rotor 1 là nam châm vĩnh cửu được nối với trục của động cơ.

Stator 2 cấu tạo như một cái lồng sóc và có thể quay trên giá đỡ của nó.

Hình 3.12 Cấu tạo của rơle tốc độ kiểu cảm ứng

Trên cần 3 gắn vào stator 2 có đặt má động 11 của hai tiếp điểm có má tĩnh 7 và 15. Ngồi ra cịn có lị 4, 5 và kết cấu vỏ bên ngoài.

76

Trục của rơle tốc độ nối đồng trục với trục của động cơ. Khi rotor không quay các cặp tiếp điểm (7-11) và (15 -11 mở vì các lị xo 4 giữ cần 3 ở chính giữa. Khi rotor quay sẽ tạo ra từ trường quay qu t qua các thanh dẫn của lồng sóc stator, cảm ứng trong các thanh dẫn dịng điện cảm ứng.

Tác dụng tương hỗ giữa dòng điện cảm ứng này và từ trường quay tạo ra momen điện từ làm cho stator quay đi một góc, lúc đó các lò xo 4 bị n n hay căng ra sẽ tạo momen cản chống lại, cân bằng với momen điện từ. Tuỳ theo chiều quay của rotor mà má động 11 có thể đến tiếp xúc với má tĩnh 7 hay 15.

Trị số ngưỡng của tốc độ có thể điều chỉnh bằng bộ phận 5 để thay đổi lực k o n n của lò xo cân bằng 4. Khi tốc độ quay của rotor nhỏ hơn trị số ngưỡng đã đặt, momen điện từ nhỏ nên không thắng được momen phản của lị xo cân bằng nên tiếp điểm khơng thể đóng lại được. Khi tốc độ quay của rotor lớn hơn hay bằng trị số ngưỡng đã chỉnh định thì momen điện từ thắng được momen phản của lị xo làm cho stator quay, đóng tiếp điểm tương ứng theo chiều quay của rotor.

77

3.7.3. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng

Các tiếp điểm không thay đổi trang thái khi động cơ chuyển từ đang đứng yên sang hoạt đông với vận tốc định mức và ngược lại do cơ cấu cơ khí ngắt ly tâm bị hỏng.

Không thể điều chỉnh ngưỡng tốc độ bằng bộ phận 5 để thay đổi lực k o n n của lò xo cân bằng 4 do lò xo bị liệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)