Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ khống chế hình trống

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 78 - 79)

BÀI 3 : KHÍ CỤ ĐIỆN ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN

3.8. Bộ khống chế

3.8.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ khống chế hình trống

Trên trục 1 của bộ khống chế đã bọc cách điện. Người ta bắt chặt các đoạn vành trượt bằng đồng 2 có cung dài làm việc khác nhau. Các đoạn này dùng làm vành tiếp xúc động sắp xếp ở các góc độ khác nhau. Một vài đoạn vành trượt đã nối điện sẳn bên trong các tiếp xúc tĩnh 3 có lị xo đàn hồi (gọi là chổi tiếp xúc) kẹp chặt trên một cán cố định đã bọc cách điện 4, mỗi chổi tiếp xúc tương ứng với một vòng trượt ở bộ phận quay, các chổi điện này được cách điện với nhau và nối tới bộ phận bên ngoài. Khi trục 1 cách đoạn vành trượt 2 tiếp xúc mặt với các chổi tiếp xúc 3 do đó thực hiện được chuyển đổi mạch điện cần thiết trong mạch điều khiển.

Hình 3.14 Cấu tạo bộ khống chế hình trống

Các hình dạng bên trong của một bộ khống chế hình trống gồm các tiếp điểm động 2 là các đoạn vành trượt bằng đồng có cung dài làm việc khác nhau, các tiếp điểm tĩnh 3 có lị xo đàn hồi và được nối trực tiếp với mạch điện bên ngoài. Khi quay trục 1 các đoạn vành trượt của các tiếp điểm 2 tiếp xúc mặt với các tiếp điểm tĩnh 3 và do đó thực hiện chuyển đổi mạch điện cần thiết.

79

Hình 3.15 Ký hiệu và bảng trạng thái của bộ khống chế

Trên hình 3.16 vẽ sơ đồ ký hiệu của bộ khống chế trong đó chỉ rõ trạng thái đóng

(có dấu ) hay mở (khơng có dấu chấm) của các cặp tiếp điểm KC1, KC2, KC3… tương

ứng với các vị trí I, II, III của tay quay khi ở bên phải hay ở bên trái, hay ở vị trí giữa 0. Trạng thái của bộ khống chế ở mọi vị trí của tay quay còn được thể hiện bằng bảng ký hiệu trạng thái.

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện CNKT Điện-Điện tử (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)