NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 3.7.5 NGHIỆP VỤ THÁU CH

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Dành cho bậc cao đẳng và bậc trung cấp (Trang 41 - 42)

- Nghiệp vụ giao dịch cho thuê tài sản là một hợp đồng thương mại, trong đó ngườ

3.7.4. NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 3.7.5 NGHIỆP VỤ THÁU CH

3.7.5. NGHIỆP VỤ THÁU CHI

Với hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi, ngân hàng thương mại thỏa thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. Theo đó, tiền vay được rút trực tiếp từ tài khoản thanh toán tới một hạn mức nhất định và trong một thời gian quy định.

Quy trình của nghiệp vụ thấu chi được tiến hành như sau:

+ Khách hàng và ngân hàng thương mại ký hợp đồng tín dụng nhằm xác định hạn mức thấu chi, thời gian vay, lãi suất vay, sử dụng tiền vay, cách thức trả nợ.

+ Tài khoản sử dụng cho nghiệp vụ thấu chi là tài khoản vãng lai - tài khoản mà ngân hàng thương mại mở cho khách hàng để ghi chép những nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng.

Bên nợ hạch tốn nghiệp vụ rút tiền, bên có hạch tốn nghiệp vụ gửi tiền. Số dư là hiệu của tổng hai nghiệp vụ. Nếu bên nợ mà lớn hơn bên có thì thể hiện khách hàng đang vay thấu chi và lãi tiền vay được tính trên số dư thực tể của tài khoản.

+ Cách thức trả nợ: khách hàng có thể trả số tiền vay bất cứ lúc nào bằng cách gửi tiền vào tài khoản tiền gửi.

Số tiền chi vượt này sẽ do ngân hàng thương mại bù đắp hay ứng trước cho khách hàng. Do đó, về thực chất có thể xem thấu chi như là một hình thức cấp tín dụng khác bên cạnh cho vay. Tuy nhiên, thấu chi khác với hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng vì các khoản tiền khách hàng rút trên tài khoản cũng có tính chất như

các khoản chi tiêu của khách hàng; và chỉ khi nào tài khoản của khách hàng xuất hiện dư nợ, khoản tiền đó mới là tiền vay.

So với các loại cho vay thơng thường, cho vay theo hình thức thấu chi tạo điều kiện cho khách hàng chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại luôn phải giám sát và quản lý các tài khoản thấu chi bởi mức độ rủi ro của nó cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Dành cho bậc cao đẳng và bậc trung cấp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)