Thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 67 - 69)

BÀI 7 : THỦ TỤC HẢI QUAN

2. Thủ tục hải quan

2.1. Khái niệm, nguyên tắc khi tiến hành làm thủ tục hải quan

 Khái niệm thủ tục hải quan

Là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Người khai hải quan Công chức hải quan

- Khai và nộp tờ khai hải quan

- Nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan

- Đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo quy định

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan

- Kiểm tra hồ sơ hải quan - Kiểm tra thực tế hàng hóa

- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật - Quyết định việc thơng quan hàng

hóa

 Ngun tắc khi làm thủ tục hải quan

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa được thơng quan sau khi đã làm thủ tục hải quan

- Thủ tục hải quan phải được thực hiện cơng khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2. Trình tự, thủ tục hải quan

 Khai hải quan, đăng kí tờ khai hải quan

- Khai hải quan: Là việc người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin về đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan bằng các hình thức được pháp luật quy định.

- Đăng ký hồ sơ hải quan: Là quá trình tiếp theo của khai hải quan do đơn vị hải quan có thẩm quyền tiến hành để bắt đầu thực hiện các chức năng kiểm tra giám sát hải quan đối với đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát hải quan.

- Thời hạn nộp tờ khai hải quan

- Hàng hóa nhập khẩu: trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

- Hàng hóa xuất khẩu: chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh - Địa điểm nộp tờ khai hải quan

62

- Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp Tờ khai hàng hoá tại bất cứ đơn vị Hải quan nào đã được chỉ định.

 Hồ sơ hải quan

- Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật Hải quan.

- Theo Điều 24 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan gồm: Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; Chứng từ có liên quan.

- Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính tồn vẹn và khn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

- Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thơng qua hệ thống thơng tin tích hợp.

 Địa điểm làm thủ tục hải quan

- Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: Cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ.

- Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: Địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.

 Kiểm tra tờ khai hải quan và kiểm tra trực tiếp hàng hóa

- Kiểm tra Hải quan được hiểu là các biện pháp do Hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải quan.

+ Kiểm tra tính cách pháp lý của người làm thủ tục Hải quan. + Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ Hải quan. + Kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo. + Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của chủ hàng.

- Kiểm tra sơ bộ: Đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và pháp luật về thuế theo quy định.

63

- Kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan.

- Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ.

- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác.

+ Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá. + Kiểm tra xuất xứ hàng hoá.

+ Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường hợp cần tham vấn ngay.

+ Giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế… (nếu có).

 Giải phóng hàng hóa, thơng quan hàng hóa và phương tiện vận tải

Thông quan là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hố đã hồn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoàn thành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác.

- Điều kiện thứ nhất, đối tượng được thơng quan phải là những hàng hố được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

- Điều kiện thứ hai, đối tượng được thông quan đã làm xong thủ tục hải quan (đã hoàn thành thủ tục hải quan). Muốn thơng quan khi chưa hồn tất thủ tục hải quan phải đáp ứng một số điều kiện nhất định (được gọi thơng quan có điều kiện).

- Điều kiện thứ ba, kết quả của từng công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện để thông quan phải được thể hiện đầy đủ trên tờ khai hải quan hoặc chứng từ khai báo hải quan.

- Điều kiện thứ tư, quyết định thông quan phải dựa trên cơ sở và các căn cứ thông quan do pháp luật qui định

- Điều kiện thứ năm, thông quan hải quan phải được thực hiện ngay sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 67 - 69)