Quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoà

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2 : PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH

5. Quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoà

ngoài tại Việt Nam

5.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam người nước ngoài tại Việt Nam

Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam dựa trên những nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Xem mục 3 (Bài 1)

 Nguyên tắc tập trung, dân chủ: Xem mục 3 (Bài 1)

 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Cơ sở pháp lý: Ðiều 12- Hiến pháp "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và

không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".

- Nội dung nguyên tắc: Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước như sau:

+ Trong lĩnh vực lập quy: Khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tơn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tơn trọng vị trí cao nhất của hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với hiến pháp và văn bản luật, chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

+ Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật: Việc áp dụng quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành.

44

+ Trong lĩnh vực tổ chức: Ðể đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi việc thực hiện pháp chế phải trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý và ngay trong bộ máy quản lý cũng phải có những tổ chức chun mơn thực hiện chức năng này. Vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tổ chức là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đơng đảo vào quản lý hành chính nhà nước, vi phạm mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.

+ Trong việc quản lý nói chung: Mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. Mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến định.

+ Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật: Cụ thể hơn, yêu cầu của quản lý đặt dưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát và tài phán hành chính để pháp chế được tuân thủ thống nhất, mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật. Sự kiểm tra và giám sát ấy, trước hết phải được bảo đảm thực hiện chính từ chủ thể quản lý. Tự kiểm tra với tư cách tổ chức chun mơn vì thế cũng rất cần thiết như sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ qaun nhà nước tương ứng, các tổ chức xã hội và công dân.

 Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương: Xem mục 3 (Bài 1)

5.2. Nội dung quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam người nước ngoài tại Việt Nam

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam gồm những nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược, chính sách với nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Từ những chiến lược, chính sách quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh (Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014; Nghị định xử phạt người nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, các thông tư, văn bản hướng dẫn thị hành…) - Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền triển khai tổ chức thực hiện theo pháp luật về việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Tiếp cận hẹp hơn, vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam là hoạt động của hệ thống các cơ quan hành pháp trong việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật.

45

5.3. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

 Chính phủ

- Thống nhất quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý xuất nhập cảnh.

 Bộ cơng an

- Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Cơng an chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam dưới sự phân cơng chỉ đạo của Chính phủ.

- Xây dựng, trình, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. - Cơ quan quản lý thường trực về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại

Việt Nam là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh:

- Cấp giấy tờ cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

- Kiểm sốt q trình nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Ban hành các loại mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

 Bộ ngoại giao

- Phối hợp với Bộ Công an quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của người nước ngoài.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực - Cấp, hủy bỏ thẻ tạm trú; gia hạn tạm trú

46

- Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

 Bộ quốc phòng

- Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam

- Kiểm soát việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu - Cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực cho người nước ngoài

- Cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài đủ điều kiện tạm trú tại Việt Nam - Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuấ cảnh, quá cảnh và cư trú của

người nước ngoài tại cửa khẩu Việt Nam.

 Bộ, các cơ quan ngang Bộ

- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng thực hiện hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

 Ủy ban nhân dân các cấp.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương .

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện việc quản lý cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài ở địa phương . - Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện việc nắm tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú

và quản lý việc cư trú, hoạt động của người nước ngoài ở địa phương.

 Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện các quy định của Luật này.

- Giám sát việc thi hành pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Những căn cứ nào xác minh một người là người nước ngồi (ngơn ngữ, hình dáng bên ngồi, giấy tờ tùy thân…)? Yếu tố nào là yếu tố quyết định?

2. Tại sao lại có những người khơng có quốc tịch? Người khơng có quốc tịch có được nhập cảnh Việt Nam không?

3. So sánh hộ chiếu và giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế?

4. Trình bày những nội dung chính của hộ chiếu và thị thực? Phân biệt hộ chiếu và thị thực?

47

5. Trình bày q trình một người nước ngồi nhập cảnh, xuất cảnh hay quá cảnh vào Việt Nam?

6. Phân biệt chứng nhận tạm trú & thẻ tạm trú? 7. So sánh thẻ tạm trú và thẻ thường trú?

8. Trình bày thủ tục cấp thị thực cho người người nước ngồi vào Việt Nam với mục đích đi du lịch?

9. Người nước ngoài khi đi du lịch tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì? Pháp luật Việt Nam có điều chỉnh hoạt động của người nước ngồi trong trường hợp này khơng?

10. Nhà nước ta quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài dựa trên những nguyên tắc nào?

11. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan? 12. Bài tập tình huống: “Hai mẹ con Việt Kiều (Mẹ 30 tuổi + bé 7 tuổi) đã sinh sống

tại Nga 10 năm nhưng không nhập quốc tịch Nga (chỉ có thẻ tạm trú tại Nga). Khách vẫn giữ hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn. Khách về Việt Nam để đi du lịch Trung Quốc”. Trong trường hợp này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam khách cần mang

theo giấy tờ gì? Vì sao?

13. Bài tập tình huống: “Ơng A (quốc tịch Pháp) đi du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, sau

một thời gian đi du lịch, thấy Việt Nam là một đất nước tiềm năng, ông A quyết định đem nước hoa từ Pháp qua Việt Nam để phân phối cho các cửa hàng trên địa bàn Tp HCM. Trên một lần đi giao hàng, ơng A lái xe trong tình trạng say xỉn có đụng vào anh B (là công dân Việt Nam) làm anh B bị gãy chân“. Hỏi:

a. Ông A đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nào? b. Trách nhiệm pháp lý mà ông A phải chịu trong trường hợp này?

14. Bài tập tình huống: “Có một du khách quốc tịch Mỹ sau 5 ngày thăm quan Bắc Kinh – Trung Quốc đã cùng bạn và mọi người trong đoàn đáp máy bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất để tái nhập cảnh Việt Nam trước khi về Mỹ. Tuy nhiên tại cửa khẩu bạn phát hiện visa Việt Nam của khách này chưa đến ngày nhập cảnh (VD: Ngày nhập cảnh là 2/1/2017 nhưng nhân viên làm visa của cơng ty bạn đánh nhầm ngày 1/2/2017)” Với vai trị là hướng dẫn viên anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

15. Bài tập tình huống: “Trong chuyến tham quan Nha Trang – Đà Lạt khởi hành ngày

25/04/2017 có 2 vợ chồng quốc tịch Pháp khi làm thủ tục lưu trú tại khách sạn không chịu cung cấp giấy tờ (hộ chiếu, visa Việt Nam) để khách sạn khai báo tạm trú vì lý do sợ thơng tin cá nhân khơng được bảo mật”. Với vai trò là hướng dẫn

48

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 49 - 54)