Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2 : PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Người nước ngoài

- Theo Khoản 1, Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014 quy định: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước

ngồi và người khơng quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”

Như vậy, từ khái niệm trên có thể nhận thấy: người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngồi và người khơng có quốc tịch xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam. Yếu tố quốc tịch sẽ quyết định một người là người nước ngồi.

- Có nhiều ngun nhân dẫn đến việc khơng có quốc tịch của một người: người đó vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà trong chế tài xử phạt người đó có thể bị tước quốc tịch, cha mẹ mang hai quốc tịch khác nhau và đang tranh chấp về quốc tịch cho con…

- Người khơng có quốc tịch sẽ không được cấp hộ chiếu. Tuy nhiên, họ vẫn có thể được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam nếu được cơ quan quản lý cấp giấy phép.

1.2. Hộ chiếu và giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

 Hộ chiếu

- Giấy tờ xác định quốc tịch của công dân một nước

- Được cơ quan có thẩm quyền của nước đó hoặc liên hợp quốc cấp

- Là một trong những loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam của người nước ngồi.

- Hộ chiếu phổ thơng và hộ chiếu công vụ phải xin thị thực, hộ chiếu ngoại giao thì khơng cần xin thị thực.

34

Hình1: Hộ chiếu Hàn Quốc

 Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế: - Cấp cho người khơng có quốc tịch

- Cơ quan có thẩm quyền nơi người đó đang cư trú cấp - Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận

 So sánh Hộ chiếu và Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

- Giống: Đều có giá trị đi lại quốc tế (xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam) - Khác:

Hộ chiếu Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

- Cấp cho người có qc tịch nước ngồi - Dùng để xác định quốc tịch của một người và có giá trị đi lại quốc tế

- Do cơ quan có thẩm quyền nơi người đó mang quốc tịch (hoặc liên hiệp quốc) cấp.

- Cấp cho người khơng có quốc tịch - Chỉ có giá trị đi lại quốc tế

- Do cơ quan có thẩm quyền nơi người đó đang cư trú cấp

- Phái được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận

1.3. Thị thực

 Khái niệm

- Theo Khoản 1, Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014 quy định: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

35

- Theo điều 7 – Pháp lệnh năm 2000 quy định: Thị thực (visa) là một con dấu (a stamp) hay một lời ghi chú (a written notice) đóng hoặc dán trên hộ chiếu hay các giấy tờ thay thế hộ chiếu nhằm cho phép người có tên trong hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu được đi đến một nước nhất định.

 Giá trị, hình thức, kí hiệu và thời hạn thị thực

- Giá trị thị thực (Khoản 1, Điều 7 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014): Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần. Khi hết hạn có thể gia hạn thời gian lưu trú, nếu có như cầu tiếp tục xuất nhập cảnh thì phải xin cấp thị thực.

- Hình thức: (Khoản 2,3, Điều 7 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014) quy định: Thị thực được cấp riêng cho từng người (trừ trẻ em <14 tuổi phải được cấp chung với cha hoặc mẹ) và thị thực có thể được dán dính trong hộ chiếu hoặc được cấp rời với hộ chiếu và có giá trị khơng quá 12 tháng.

- Kí hiệu, thời hạn: Căn cứ vào khoản 17, Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014: với mỗi mục đích nhập cảnh khác nhau, thị thực có kí hiệu khác nhau và thời hạn cũng khác nhau. Ví dụ: Thị thực có kí hiệu DL: cấp cho người nước ngồi vào Việt Nam với mục đích du lịch, thời hạn khơng q 3 tháng; ĐT: cấp với mục đích đầu tư, có thời hạn 5 năm, LĐ: cấp với mục đích lao động và có thời hạn 2 năm… Riêng thị thực có kí hiệu D, có thời hạn sử dụng không quá 15 ngày và không được gia hạn.

Hình 2: Thị thực (Visa) Việt Nam

36

Để được cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ 1 số trường hợp như đi du lịch

- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh (Điều 21,Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014 như sau:

+ Khơng đủ điều kiện:Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực; Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải cịn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.

+ Trẻ em dưới 14 tuổi khơng có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

+ Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

+ Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

+ Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

+ Vì lý do phịng, chống dịch bệnh. + Vì lý do thiên tai.

+ Vì lý do quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.

 Thẩm quyền cấp thị thực cho người nước ngồi

- Tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài (ĐSQ, LSQ): cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam có thẩm quyền cấp thị thực

- Tại cửa khẩu quốc tế: cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Cơng an) có thẩm quyền cấp thị thực: cấp cho những trường hợp người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch

- Tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Cơng an) hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao tại Việt Nam: trường hợp này thường cấp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam nhưng thị thực hết thời hạn

 Thủ tục, trình tự cấp thị thực Hồ sơ xin cấp thị thực gồm:

37

- Công văn phê duyệt của Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho phép nhận visa tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc tại cửa khẩu để nhập cảnh vào Việt Nam

- Điền vào tờ đơn mẫu theo hướng dẫn của nhân viên Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

- Nộp lệ phí theo quy định

 Miễn thị thực, đơn phương miễn thị thực

Được miễn thị thực và đơn phương miễn thị thực trong những trường hợp sau: - Miễn thị thực

+ Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên + Dùng thẻ thường trú, tạm trú thay thế thị thực + Vào khu hành chính – kinh tế đặc biệt

+ Việt kiều và vợ (chồng), con của người đó + Vợ (chồng) và con của công dân Việt Nam - Đơn phương miễn thị thực

+ Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam

+ Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội + Khơng làm phương hại đến quốc phịng, an ninh

 Phân biệt Hộ chiếu và Thị thực Việt Nam

Hộ chiếu Thị thực Việt Nam

- Do cơ quan nước ngồi nơi người đó mang quốc tịch cấp.

- Xác định quốc tịch của người nước ngoài

- Do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

- Cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

Như vậy, muốn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam, ngồi việc có hộ chiếu, người nước ngồi cịn phải có thị thực (ngoại trừ một số quốc gia được miễn thị thực khi vào Việt Nam như: Singapore, Lào, Camphuchia, Nga, Nauy, Thụy Điển...). Thị thực có các loại như:

+ Entry visa: Thị thực nhập cảnh + Exit visa: Thị thực xuất cảnh + Transit visa : Thị thực quá cảnh.

1.4. Cửu khẩu

Theo Khoản 1, Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam – 2014 quy định: “Cửa khẩu là nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất

cảnh, quá cảnh”.

Như vậy, cửa khẩu có thể là sân bay quốc tế (đường hàng không), cảng quốc tế (đường biển), cửa khẩu tại biên giới với các nước (đường bộ).

38

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)