Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh, cư trú và đi lại tại Việt

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 : PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH

4. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh, cư trú và đi lại tại Việt

2014 quy định: Thẻ thường trú là do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài quy định người nước ngồi được phép cư trú khơng thời hạn tại Việt Nam. Thẻ thường trú có thể thay thế thị thực.

 Phân biệt Chứng nhận tạm trú và Thẻ tạm trú, thẻ thường trú

Chứng nhận tạm trú Thẻ tạm trú

- Cấp cho người nước ngoài khi mới nhập cảnh Việt Nam (thông thường cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu sẽ đóng mộc chứng nhận cho phép người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam). Thường được cấp trong những trường hợp người nước ngoài cư trú trong thời gian ngắn (đi du lịch)

- Chứng nhận tạm trú không dùng để thay thế thị thực.

- Trường hợp người nước ngoài tạm trú trong thời hạn tương đối dài (như đi học tập, lao động, công tác, đầu tư…), cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao) sẽ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. - Thẻ tạm trú dùng để thay thế thị khi xuất nhập cảnh Việt Nam

 Phân biệt Thẻ tạm trú và Thẻ thường trú.

- Giống: do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao cấp, có thể thay thế thị thực khi xuất nhập cảnh Việt Nam.

- Khác:

+ Thẻ tạm trú cho phép người nước ngồi cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

+ Thẻ thường trú cho phép người nước ngồi cư trú khơng thời hạn tại Việt Nam.

4. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh, cư trú và đi lại tại Việt Nam Việt Nam

4.1. Quyền và nghĩa vụ

 Quyền của người nước ngoài khi nhập cảnh, cư trú và đi lại tại Việt Nam - Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản

- Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm và được bảo lãnh vợ, chồng, con vào Việt Nam ở cùng.

- Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.

- Người nước ngồi có giấy tờ cư trú hợp pháp tại Việt Nam được tự do đi lại (trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại), kết hợp đi du lịch, được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, thăm người thân…

- Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.

41

- Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc được lao động nếu có giấy phép lao động.

 Nghĩa vụ của người nước ngoài khi nhập cảnh, cư trú và đi lại tại Việt Nam

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tơn trọng văn hóa, phong tục, tập quán các dân tộc Việt Nam.

- Các cơ quan, tổ chức cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam phải đăng ký, mục đích, thời hạn, địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam với cơ quan quan quản lý xuất nhập cảnh bộ công an, hoăc lãnh sự, bộ ngoại giao.

- Người nước ngoài vào Việt Nam có cơ quan, tổ chức cá nhân mời phải đăng ký, mục đích, thời gian, địa chỉ trong đơn xin cấp thị thực và hoạt động đúng mục đích nhập cảnh. Người nước ngồi khơng được cư trú tại khu vực cấm người nước ngoài cư trú, không được cư trú ở khu vực biên giới, không được vào khu vực có biển cấm đi lại khu vực đó. Nếu muốn vào những khu vực trên với mục đích chính đáng cần phải làm thủ tục xin phép quản lý xuất nhập cảnh và cơ quan trực tiếp quản lý khu vực đó.

- Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam.

- Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu để chuyển cho cơ quan cấp thẻ.

- Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện miễn thị thực thì đăng ký địa chỉ cư trú khi làm thủ tục khai báo tạm trú.

+ Nếu nghỉ qua đêm tại khách sạn, khu nhà ở dành riêng cho người nước ngồi thì phải khai báo thông bao chủ khách sạn hoặc thông qua người quản lý nhà ở. Chủ khách sạn hoặc nhà ở có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh, thành phố.

+ Nếu nghỉ qua đêm ở nhà riêng thì phải trực tiếp hoặc thông qua chủ nhà khai báo tạm trú với công an phường, xã nơi cư trú. Cơng an phường, xã có trách nhiệm chuyển nội dung khai báo tạm trú đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh, thành phố.

4.2. Trách nhiệm pháp lý của người nước ngoài khi vi phạm pháp luật về nhập cảnh, cư trú và đi lại tại Việt Nam cảnh, cư trú và đi lại tại Việt Nam

4.2.1. Các hành vi bị cấm

- Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú trái phép tại Việt Nam - Làm giả, sử dụng giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh giả mạo

42

- Cung cấp thông tin sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam

- Mua bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy tờ nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú - Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú để chống lại nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4.2.2. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật

 Trách nhiệm hành chính: Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP - Phạt chính

+ Phạt từ 100.000 VNĐ – 300.000 VNĐ đối với các hành vi: đi lại trên lãnh thổ Việt Nam không mang hộ chiếu

+ Phạt 500.000 VNĐ – 2 triệu VNĐ đối với các hành vi: không thông báo về việc mất, hư, hỏng hộ chiếu, thẻ Thường trú, thẻ tạm trú; tẩy, xóa, sửa hộ chiếu; khơng khai đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, thẻ thường trú, thẻ tạm trú… + Phạt từ 3 – 5 triệu VNĐ đối với các hành vi: nhập cảnh trái phép, cho người

khác sử dụng HC, sử dụng HC của người khác…

+ Phạt từ 5 – 10 triệu VNĐ đối với các hành vi: sử dụng hộ chiếu, thẻ thường trú, thẻ tạm trú giả…

+ Phạt từ 15 – 25 triệu VNĐ đối với các hành vi: nhập cảnh và hoạt động khơng đúng mục đích…

+ Phạt từ 30 – 40 triệu VNĐ đối với các hành vi: giả mạo hồ sơ để được cấp hộ chiếu, cư trú trái phép tại Việt Nam…

- Phạt bổ sung + Cảnh cáo

+ Hủy, thu hồi Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam khi vi phạm những điều cấm

+ Tạm hoãn xuất cảnh + Buộc xuất cảnh

+ Trục xuất: Quy định tại điều 16, pháp lệnh xuất nhập cảnh năm 2000: Trường hợp vi phạm sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Người nước ngoài bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau: + Bị tồn án có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam xử phạt trục xuất.

+ Bị bộ trưởng bộ công an ra quyết định trục xuất đối với các trường hợp sau:

 Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính.

 Phạm tội được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

+ Trường hợp người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao lãnh sự thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

43 - Người bị trục xuất có trách nhiệm:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định trục xuất, chịu sự quản lý giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an trong thời gian chờ thi hành quyết định trục xuất.

+ Nhanh chóng hồn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi Việt Nam đúng thời hạn.

+ Tự chịu chi phí cho việc xuất cảnh.

 Trách nhiệm dân sự: Bên vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện một công việc theo yêu cầu cho bên bị vi phạm

 Trách nhiệm hình sự: Chịu các chế tài hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự (Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự)

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)