Hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 31 - 33)

BÀI 3 : QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

3. Hành nghề hướng dẫn viên du lịch

3.1. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.

- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

3.2. Quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch, những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm lịch khơng được làm

 Hướng dẫn viên du lịch có các quyền sau đây:

- Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

- Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

- Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. - Tham gia các kỳ thi công nhận bậc nghề hướng dẫn viên du lịch.

- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 Hướng dẫn viên du lịch có các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương; - Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi

hợp pháp của khách du lịch.

- Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định.

- Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an tồn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch.

- Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.

- Tham gia các khóa bồi dưỡng và các kỳ kiểm tra về trình độ cho hướng dẫn viên du lịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

- Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

26

- Tuân thủ quy tắc ứng xử và quy tắc đạo đức nghề nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền ban hành.

 Những điều hướng dẫn viên du lịch khơng được làm

- Có hành vi làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phịng, trật tự, an tồn xã hội.

- Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và môi trường; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam. - Đưa khách du lịch đến khu vực cấm.

- Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. - Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du

lịch.

- Phân biệt đối xử với khách du lịch.

- Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch của mình hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt hướng dẫn viên du lịch (hướng dẫn viên suốt tuyến) và hướng dẫn viên tại điểm (Thuyết minh viên)?

2. Để cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch, người cần cấp thẻ cần nộp cho cơ quan có thẩm quyền những hồ sơ cần thiết nào?

3. Một người sau khi được cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch có thể hành nghề hướng dẫn được khơng? Vì sao?

4. Trình bày một số trường hợp khẩn cấp và bất khả kháng dẫn đến hành động ra quyết định thay đổi chương trình du lịch của người Hướng dẫn viên du lịch?

5. Nhận xét về đạo đức hành nghề của Hướng dẫn viên du lịch hiện nay?

6. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? “Thẻ hướng dẫn viên du lịch là do

27

BÀI 4: HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

 Mục tiêu bài học:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng của hợp đồng du lịch - Liệt kê được các tranh chấp và cách giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực du lịch - Vận dụng được kiến thức đã học vào việc phân loại hợp đồng thông thường và hợp

đồng trong lĩnh vực du lịch, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực du lịch, các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực du lịch hiện nay.

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)