Khái quát chung về hợp đồng, hợp đồng trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 33 - 36)

BÀI 3 : QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

1. Khái quát chung về hợp đồng, hợp đồng trong lĩnh vực du lịch

1.1. Khái quát chung về hợp đồng

- Khái niệm hợp đồng: Điều 385 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.

- Đặc điểm hợp đồng: Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005, hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm sau:

+ Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự

thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Sự thỏa thuận giữa hai bên trở lên mới có thể hình thành hợp đồng dân sự, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, một thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là khơng có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tun vơ hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu khơng có sự thống nhất ý chí thì khơng được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí cịn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.

+ Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý:

Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể. Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện. Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản phát sinh hiệu lực làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản và bên bán tài sản.

+ Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể

28

+ Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, khơng trái đạo đức

xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế. Chủ thể của hợp đồng: các bên đạt được sự thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng: tổng hợp các điều khoản mà các bên đã thoả thuận (chủ thể, đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán…)

1.2. Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, có thể thấy một số hợp đồng như: hợp đồng lữ hành, hợp đồng đại lý lữ hành, hợp đồng lao động, hợp đồng vận chuyển khách du lịch… Mỗi loại hợp đồng được xác lập nhằm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực du lịch (hoạt động du lịch và những hoạt động có liên quan).

 Hợp đồng lữ hành: Là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp lữ hành và Khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch.

- Hợp đồng lữ hành gồm những nội dung sau:

+ Chủ thể của hợp đồng lữ hành (là các bên trong quan hệ hợp đồng: đại diện doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch).

+ Đối tượng hợp đồng: là các chương trình du lịch (mơ tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch).

+ Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng.

+ Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng (trả tiền lại cho khách hoặc thu thêm tiền của khách du lịch khi có sự thay đổi về chương trình du lịch).

+ Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.

+ Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch có thể thỏa thuận những điều khoản khác (điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện…).

- Hình thức: Hợp đồng lữ hành phải được lập thành hai hay nhiều văn bản, có giá trị như nhau và mỗi bên ký kết hợp đồng giữ một nửa.

 Hợp đồng đại lý lữ hành: Là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý (doanh nghiệp lữ hành) và bên nhận đại lý (tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh đại lý lữ hành) về việc bên đại lý thay mặt doanh nghiệp lữ hành bán chương trình du lịch cho khách và nhận hoa hồng.

- Những nội dung cơ bản trong hợp đồng đại lý lữ hành

+ Chủ thể (doanh nghiệp lữ hành và tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành) + Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý.

29

+ Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý.

+ Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý.

+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

+ Ngồi ra, các bên cịn thỏa thuận các điều khoản về loại trừ trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện…

- Hình thức: Hợp đồng lữ hành phải được lập thành hai hay nhiều văn bản, có giá trị như nhau và mỗi bên ký kết hợp đồng giữ một nửa.

 Hợp đồng lao động: Là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch (người sử dụng lao động) và người lao động về việc người lao động sẽ vào làm việc cho người sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định và được trả lương.

- Những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động

+ Chủ thể (doanh nghiệp lữ hành và tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành) + Đối tượng: công việc (cụ thể những việc người lao động phải làm, thời gian làm

việc, địa điểm làm việc, mức lương…). + Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên + Giải quyết tranh chấp nếu có

- Hình thức: Hợp đồng lữ hành phải được lập thành hai hay nhiều văn bản, có giá trị như nhau và mỗi bên ký kết hợp đồng giữ một nửa.

 Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ: Là sự thỏa thuận giữa các công ty lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ.

- Những nội dung cơ bản của hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ:

+ Nguyên tắc chung: Thể hiện tinh thần hợp tác trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

+ Trách nhiệm của công ty lữ hành: Thời hạn và phương thức thông báo yêu cầu dịch vụ, phương thức đặt tiền, phương thức thanh toán, các chế độ phạt tài chính trong trường hợp hủy bỏ, thay đổi dịch vụ ...

+ Trách nhiêm của nhà cung cấp: Bao gồm những quy định đối với nhà cung cấp trong việc đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo đúng các yêu cầu của công ty lữ hành.

+ Mức giá hoặc tiền hoa hồng

+ Các trường hợp bất thường, rủi ro, các trường hợp bất khả kháng + Các điều khoản về thực hiện hợp đồng

- Hình thức: Hợp đồng lữ hành phải được lập thành hai hay nhiều văn bản, có giá trị như nhau và mỗi bên ký kết hợp đồng giữ một nửa.

30

Một phần của tài liệu Luật du lịch và thủ tục xuất nhập cảnh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)