4.2.3 Giao tuyến của hai khối mặt cong.
Giao tuyến của hai khối trịn:
Hai khối trịn có hai mặt trịn xoay, nên giao tuyến của hai mặt tròn xoay là đường cong khơng gian. Để vẽ giao tuyến, phải tìm một số điểm của giao tuyến, rồi nối lại tạo thành giao tuyến của hai khối trịn. Dùng tắnh chất của các mặt vng góc với mặt phẳng hình chiếu hay dùng mặt cắt để tìm điểm cuả giao tuyến.
Giao tuyến của hai hình trụ:
Giao tuyến của hai hình trụ có các đường kắnh đáy khác nhau. Mặt trụ bé vng góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh nân hình chiếu cạnh của giao tuyến trùng với hình chiếu cạnh của mặt trụ bé. Mặt trụ lớn vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng, nên hình chiếu bằng của giao tuyến trùng với hình chiếu bằng của mặt trụ lớn.
Bằng cách vẽ hình chiếu thứ ba của điểm, sẽ tìm được hình chiếu đứng các đểim của giao tuyến. Khi vẽ, trước hết vẽ các điểm đặc biệt 1, 2, 7 Ầ sau đó vẽ điểm bất kì của giao tuyến 5, 6 Ầ
Dùng mặt phẳng cắt song song với hai trục của hình trụ, ta được hai hình chữ nhật. Giao điểm của hai hình chữ nhật này là các điểm chung của hai hình trụ, nên chúng thuộc giao tuyến. Dùng nhiều mặt cắt như vậy để cắt, sẽ được nhiều điểm thuộc giao tuyến. Lần lượt nối các điểm đó lại sẽ được giao tuyến của hai hình trụ.
76 Trường hợp hai hình trụ có đường kắnh bằng nhau, đồng thời hai trục của chúng cắt nhau, thì giao tuyến của hai mặt trụ đó là hai mđường elắp. Nếu hai trục của hai hình trụ đó song song với mặt phẳng hình chiếu, thì hình chiếu của hai elắp trên mặt phẳng hình chiếu đó là hai đoạn thẳng (Hình 4.11).
Giao tuyến của hai khối trịn xoay có trục quay là một đường trịn. Nếu trục quay đó song song với hình chiếu nào thì hình chiếu của giao tuyến trên mặt phẳng hình chiếu đó là một đoạn thẳng.