.17b Trường hợp đâm từ phia sau

Một phần của tài liệu Giáo trình chuyên đề điện ôtô Dành cho bậc Cao đẳng (Trang 52)

Khi xe bị đâm từ phía sau, qn tính khơng khiến thân người lao về phía trước, vì vậy lúc này túi khí khơng có tác dụng. Do đó, túi khí khơng kích hoạt.

-Vì sao đầu xe hƣ hỏng nặng mà túi khí vẫn khơng nổ?

Sách hướng dẫn của Honda viết, các bộ phận thân xe là phần hấp thụ lực va chạm nên không thể chỉ dựa vào mứcđộ hư hỏng để khẳng định túi khí của xe có hoạt động đúng hay không. Trong trường hợp xe hỏng nặng nhưng túi khí khơng cần thiết bung hoặc khơng có tác dụng thì túi khí cũng khơng được kích hoạt.

-Những lƣu ý với túi khí

Túi khí là thiết bị bảo vệ nhưng cũng có thể là vũ khí sát thương bởi tốc độ bung nhanh (lên tới 300 km/h), lực nổ rất mạnh. Vì vậy, để túi khí mang lại hiệu quả tốt nhất, người dùng cần nhớ luôn thắt dây an tồn mỗi khi lên xe ở tất cả vị trí được trang bị dây an tồn. Hành khách ghế trước nên đẩy ghế các xa táp-lô càng tốt. Bên cạnh đó, khơng được để vật nặng, nhọn ở khoảng khơng gian giữa người và túi khí. Ví dụ, vừa lái xe vừa ngậm tẩu thuốc, kẹo que hay bất cứ vật dụng nào dài, nhọn.

Tài xế ghi nhớ khơng gắn bất cứ thứ gì lên nắp túi khí ví như gắn đá lên vơ-lăng hay để các vật dụng trang trí cứng trên nắp túi khí (nơi có ghi chữ SRS Airbag).

53 khí theo hai bước như sau:

Khố điện bật lên vị trí ON. Kiểm tra sơ bộ (khoảng 6 giây). Kiểm tra thường xuyên

2.4.2 Phƣơng pháp Kiểm tra.

Khi bật khoá điện lên ON từ vị trí LOCK, thì mạch chẩn đốn bật sáng đèn cảnh báo túi khí khoảng 6 giây để thực hiện kiểm tra sơ bộ ban đầu. Nếu phát hiện thấy sự cố trong quá trình kiểm tra sơ bộ ban đầu, thì đèn chỉ báo túi khí sáng khơng tắt và vẫn sáng sau 6 giây.

54

-Kiểm tra mã chuẩn đốn

Các mã chuẩn đốn có thể phục hồi được như đã mơ tả. Số mã chuẩn đốn được chỉ ra bởi kiểu nhấp nháy của đèn báo SRS

Hình 2.18 Kiểm tra bằng mã chẩn đốn

-Sử dụng SST (dây kiểm tra)

Các mã hư hỏng hiện tại.

55 Thậm chí sau khi hư hỏng đã được sửa chữa, thì đèn báo cũng sẽ khơng tắt khi khố điện ở vị trí ON trừ khi các mã lưu trữ đã bị xố đi. Quy trình xố các mã đã lưu trữ khác nhau tuỳ theo từng loại bộ nhớ.

Đối với bộ nhớ RAM, các thơng tin lưu trữ được xố khi bị cắt điện.

Đối với bộ nhớ EEPROM* thì khơng thể xố các thơng tin lưu trữ ngay cả khi điện bị cắt. Các xoá mã chuẩn đoán của bộ nhớ EEPROM được giải thích dưới đây trong các phần (2) và (3).

*EEEPROM có nghĩa là NV-RAM (khơng phải là bộ nhớ RAM).

-Xoá mã chuẩn đoán bằng cách dùng máy chẩn đoán

Nối máy chẩn đoán với DLC1; DLC2 hoặc DLC3

Xoá các mã chuẩn đoán hư hỏng bằng cách tuân theo các chỉ dẫn trên màn hình máy chẩn đoán.

-Xoá mã chuẩn đoán bằng cách sử dụng SST

Đối với các mẫu xe sử dụng các cực AB và TC.

Dùng đây dẫn lần lượt nối với các cực TC và AB. Xoay khố điện tới vị trí ON và đợi khoảng 6 giây.

Bắt đầu với cực TC sau đó thay đổi việc nối đất các cực TC và AB hai lần mỗi cực trong một chu kỳ khoảng 1.0 giây.

Nếu đèn cảnh báo nhấp nháy nhanh khoảng 50n/sec trong vài giây sau khi xố thì mã chuẩn đốn đã được xố.

56

Hình 2.19. Kiểm tra số lần nháy của đèn

Đối với các mẫu xe chỉ sử dụng cực TC.

Dùng dây nối tắt các cực TC và CG. Bật khố điện lên vị trí ON.

Ngắt cực TC của DLC3 trong khoảng10 giây sau khi mã chuẩn đoán bắt đầu phát ra và kiểm tra xem đèn báo có sáng trong khoảng 3 giây khơng.

Nối tắt các cực TC và CG

Ngắt cực TC sau khi đèn cảnh báo tắt.

Sau khi đèn báo SRS bật sáng, nối tắt các cực TC và CG. Nếu mã thông thường được phát ra trong khoảng thời

57

Hình 2.20. Mơ tả quá trình kiểm tra.

2.5 Giới thiệu về hệ thống đai an toàn.

Hiện nay hệ thống dây đai an toàn là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe ô tơ. Dù là bộ phận nhỏ nhưng nó lại có tầm quan trọng rất lớn, giúp bạn nâng cao khả năng sống khi gặp tai nạn giao thông.

Nguyên lý làm việc cơ bản của dây đai an tồn rất đơn giản: Nó giữ chặt bạn khơng cho bạn bay về trước và đập vào kính chắn gió hoặc va đập vào bảng đồng hồ khi chiếc xe đột ngột dừng lại. Nhưng tại sao điều này lại xảy? Có thể nói tóm tắt rằng: do lực qn tính.

Qn tính là một xu hướng của một vật thể giữ nguyên chuyển động của nó khi có bất cứ vật gì chống lại chuyển động này. Hay nói cách khác, quán tính là sự chống lại của vật thể đối với sự thay đổi tốc độ và hướng chuyển động. Mọi vật đều muốn giữ chuyển động của chúng một cách tự nhiên.

58

Hình 2.21 Đai an tồn

Nếu một chiếc ơ tơ có tốc độ 50 km/giờ, qn tính sẽ ln muốn giữ chúng chuyển động ở 50 km/giờ ở hướng đó. Sức cản của khơng khí và ma sát với mặt đường làm nó chuyển động chậm lại, nhưng nguồn động lực từ động cơ xe bù lại những năng lượng mất mát để thắng ma sát của mặt đường và sức cản của khơng khí.

Bất cứ vật gì ở trên chiếc xe, bao gồm cả người lái và hành khách đều có qn tính riêng, theo quán tính của chiếc xe. Chiếc xe làm tăng vận tốc của người lái theo tốc độ của nó. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang lao đi với vận tốc đều đều 50 km/h. Tốc độ của bạn và tốc độ chiếc xe gần như bằng nhau, vì vậy bạn cảm thấy mình và chiếc xe đang di chuyển như một khối duy nhất.

59

Hình 2.22. Khi xe va đập

Nếu bất ngờ chiếc xe đâm vào một cột điện thoại, nó sẽ chứng tỏ ngay cho bạn rằng quán tính của bạn và chiếc xe hồn tồn độc lập với nhau. Lực của cột điện thoại tác dụng lên chiếc xe làm nó đột ngột dừng lại, thế nhưng tốc độ của bạn thì vẫn được giữ nguyên. Nếu khơng có dây an tồn, bạn sẽ bị “ném” vào vành tay lái hoặc bay lên đập vào cửa kính chắn gió với vận tốc 50 km/giờ. Cũng như cột điện thoại làm chiếc xe đứng lại, bảng đồng hồ, kính chắn gió hoặc mặt đường sẽ làm bạn dừng lại bằng cách giữ bạn lại bằng một lực mạnh khủng khiếp.

2.6 Chức năng và yêu cầu của hệ thống đai an toàn

Trong phần trước, chúng ta đã biết rằng khi một chiếc xe bất ngờ dừng lại, hành khách cũng bất ngờ bị dừng lại theo. Cơng việc của dây đai an tồn là phân phối lực dừng đó vào phần khoẻ mạnh của cơ thể để giảm tối thiểu nguy hiểm.

Kiểu dây đai an tồn truyền thống là lapbelt (thường kéo qua hơng) hoặc shoulder belt (kéo qua vai). Hai loại dây đai an toàn này được buộc chặt với thân xe để giữ thân người cột chặt vào ghế.

60

Hình 2.23. Khi có sự va đập

Khi dây đai an tồn được thắt chính xác, chúng sẽ cung cấp tồn bộ lực dừng vào lồng ngực hoặc vùng xương chậu, là những vùng chịu lực khoẻ nhất của cơ thể. Bởi vì dây đai an tồn tác dụng lên một dải rộng ngang theo cơ thể người nên lực dừng không tập trung vào một vùng nhỏ mà được phân tán, vì vậy khơng gây nguy hiểm lớn.

Hơn nữa, dây đai an toàn được chế tạo bằng vật liệu mềm dẻo hơn so với bảng đồng hồ và kính chắn gió. Chúng có thể kéo căng được một chút, nghĩa là sự dừng sẽ khơng q đột ngột. Vì vậy nếu xảy ra va chạm bạn chỉ có thể dịch chuyển được một chút, và đương nhiên là vẫn không rời chiếc ghế của bạn.

Hình 2.24. Những vị trí hấp thụ lực khi có va đập

Ngồi hệ thống dây đai an tồn, người ta cịn để cho chiếc xe có những vùng hấp thụ năng lượng va chạm. Những vùng này rất “mềm”, nằm ở phía trước và sau xe. Khi bị

61 đâm từ phía trước hoặc sau đến, đầu xe hoặc đi xe sẽ bị dúm lại. Thay cho việc toàn bộ chiếc xe bị dừng lại đột ngột khi đâm vào một chướng ngại vật, nó hấp thụ một phần lực va chạm vào chính phần bị bẹp ở vùng bị va đập, giống như bạn bóp một lon sơ đa rỗng. Ca-bin chiếc xe cứng vững hơn, khơng bị bẹp lại và vì vậy chúng ta tránh được tình trạng “ép cam”.

Nếu khi đó, chiếc xe vẫn chưa dừng lại thì chính phần đầu xe bị vị nát sẽ là trở ngại đối với chướng ngại vật. Tuy nhiên, những vùng vò nát sẽ chỉ bảo vệ bạn khi bạn đang ở trong ca-bin xe, và đương nhiên nếu bạn thắt dây đai an toàn.

Loại dây đai an tồn đơn giản nhất, được nhìn thấy ở các trị chơi cảm giác mạnh ở các cơng viên giải trí. Nó gồm có một sợi dây mảnh gắn chặt với thân xe. Những sợi dây này luôn giữ chặt bạn vào chiếc ghế, rất an tồn nhưng làm bạn hơi khó chịu. Các dây đai an tồn của xe có khả năng co giãn rất tốt. Bạn có thể ngả người về trước trong khi sợi dây vẫn đang ở trạng thái căng. Nhưng nếu có va chạm, dây đai an tồn sẽ đột ngột giữ bạn chặt hơn vào ghế.

2.7 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đai an toàn

Trong hệ thống dây đai an tồn bình thường, một dải vải được nối với một cơ cấu căng dây. Yếu tố trung tâm của cơ cấu căng dây là một ống xoay gắn với đầu cuối của sợi dây. Bên trong của bộ căng dây là một lò xo cung cấp một lực để xoay ống xoay. Nhờ vậy, ống xoay lập tức cuộn cho sợi dây căng lại bất cứ khi nào dây trùng đi.

62 Khi bạn kéo dây ra để thắt vào người, ống xoay sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ và nó sẽ làm quay lò xo hồi vị xoay đi cùng chiều. Thực tế, ống xoay làm việc để giải phóng sức căng của lị xo. Lị xo thì ln muốn giữ lại hình dạng lúc đầu của nó, vì vậy nó chống lại chuyển động xoắn vào. Nếu bạn giải phóng sợi dây vải, lò xo sẽ kéo chặt lại, xoay ống xoay cùng chiều kim đồng hồ đến khi dây an tồn đạt đến một độ căng nào đó. Bộ căng dây có một cơ cấu khố để khơng cho ống xoay bị xoay đi khi chiếc xe va chạm. Hiện nay, có hai hệ thống khố thơng thường:

Hệ thống được kích hoạt bằng chuyển động của chiếc xe.

Hệ thống được kích hoạt bằng chuyển động của dây đai an toàn.

Hệ thống thứ nhất sẽ khoá ống xoay khi chiếc xe giảm tốc đột ngột (khi đâm phải chướng ngại vật chẳng hạn). Sơ đồ dưới đây cho biết kiểu đơn giản nhất của thiết kế này. Nhân tố làm việc trung tâm của cơ cấu này là một quả nặng. Khi chiếc xe dừng lại đột ngột, qn tính của vật nặng làm nó lắc về trước. Một vấu nằm ở đầu kia của vật nặng lập tức chèn vào các răng của bánh răng kết nối với ống xoay. Vì bị vấu cam giữ lại nên bánh răng không thể xoay theo ngược chiều kim đồng hồ nên không thể làm cho ống xoay xoay theo được. Khi dây an toàn bị lỏng ra sau va chạm, bánh răng lại xoay cùng chiều kim đồng hồ và vấu cam được giải phóng ra khỏi bánh răng.

Hình 2.26 Ngun lý hoạt động của cáp xoắn

63 chính của thiết kế này là một ly hợp ly tâm – địn bẩy có chốt xoay được lắp đặt với ống xoay. Khi ống xoay quay chậm, địn bẩy khơng quay quanh trục của nó. Một lị xo giữ nó ở nguyên vị trí. Thế nhưng, nếu dây đai an toàn bị giật đột ngột, làm xoay mạnh ống xoay, lực ly tâm làm cho vật nặng cuối địn bẩy bắn ra ngồi. Địn bẩy văng ra đẩy một vấu cam vào một không gian của cơ cấu căng. Cam này được nối với một chốt hãm bởi một chốt trượt trong rãnh nhỏ . Khi cam di chuyển sang trái, chiếc chốt di chuyển dọc theo đường rãnh của chốt hãm. Điều này đã kéo chốt hãm vào một bánh răng cóc ăn khớp với ống xoay. Chốt hãm lập tức khoá các răng của bánh cóc khơng cho nó quay ngược chiều kim đồng hồ, giữ ống xoay không cho dây trùng đi.

Hình 2.27. Bộ khóa đai an tồn.

Trên một vài cơ cấu dây đai an toàn mới hơn, bộ căng dây trước va chạm cũng có kết cấu làm việc để làm chặt dây đai, tuy nhiên có hơi khác so với hai thiết kế trên. Sau đây là nguyên lý làm việc của cơ cấu này.

Ý tưởng của cơ cấu này là thắt chặt dây đai an tồn bất cứ lúc nào nó bị lỏng ra trong trường hợp xảy ra va chạm. Ngược lại với cơ cấu khố thơng thường ở một bộ căng dây là giữ dây ln căng trong mọi tình huống, pretensioner chỉ thực sự kéo sợi dây khi cần thiết. Lực này làm cho chúng ta có một vị trí thích hợp nhất khi xảy ra va chạm. Pretensioner luôn làm việc cùng với cơ cấu khố thơng thường, khơng thay thế cho chúng.

64 Trên thị trường hiện có một số hệ thống pretensioner khác nhau. Một vài loại kéo toàn bộ cơ cấu căng dây về sau, một vài loại chỉ quay ống xoay mà thôi. Thông thường, pretensioner được kết nối với bộ xử lý điều khiển trung tâm cùng với điều khiển túi khí. Bộ xử lý sẽ giám sát tồn bộ các tín hiệu từ cảm biến cơ khí hoặc điện tử khi phát hiện ra sự giảm tốc đột ngột của va chạm.

Khi một cuộc va chạm được phát hiện thấy, bộ xử lý sẽ kích hoạt các bộ căng dây sau đó kích hoạt đến túi khí. Một vài bộ pretensioner được thiết kế dùng mô tơ điện hoặc cuộn dây điện, nhưng đa số các thiết kế phổ thông hiện nay lại sử dụng hạt lửa để kéo căng dây an toàn. Sơ đồ dưới đây cho biết một mẫu điển hình của thiết kế này.

Hình 2.28. Bộ căng đai nhanh

Yếu tố trung tâm của bộ pretensioner này là một buồng kín có chứa khí cháy. Bên trong buồng kín này có một khơng gian nhỏ có chứa hạt nổ. Bộ kích nổ này được điều khiển bằng hai dây điện nối từ buồng cháy đó với bộ xử lý trung tâm. Khi bộ xử lý phát hiện ra va chạm, nó tức khắc cung cấp một dịng điện qua hai cực của bộ đánh lửa để sinh tia lửa đốt hạt nổ làm cháy khí ga có sẵn. Khí cháy sinh áp suất cao đẩy mạnh piston lên cao với tốc độ rất lớn. Một cơ cấu thanh răng kết nối với piston làm cho bánh răng quay và cuộn ống xoay. Tốc độ của thanh răng lớn nên làm ống xoay cuộn rất mạnh, kéo căng toàn bộ dây đai.

65 nhất trên các xe ô tơ. Tuy vậy cũng khơng có nghĩa là chúng bảo đảm được an tồn 100% cho chúng ta. Với trình độ khoa học ngày càng phát triển, những công nghệ tiên tiến sẽ cho phép các thiết bị an toàn ngày càng thơng minh và chính xác hơn. Trong tương lai, những chiếc xe sẽ được cung cấp những dây đai an tồn, túi khí tốt hơn với những cơng nghệ an tồn hồn tồn mới. Tuy nhiên, chính phủ sẽ phải chú tâm tới vấn đề lớn hơn, đó là việc buộc mọi người phải sử dụng các thiết bị an toàn khi sử dụng xe

Hình 2.29. Mơ tả cơ cấu hoạt động của đai an toàn.

Một phần của tài liệu Giáo trình chuyên đề điện ôtô Dành cho bậc Cao đẳng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)