Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (Trang 37 - 76)

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT THANG ĐO

NHÁP THẢO LUẬN NHĨM THANG ĐO CHÍNH ĐIỀU CHỈNH KHẢO SÁT N = 253

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA

Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ, kiểm tra hệ số Alpha

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

TƯƠNG QUAN HỒI QUY

Loại các biến có trọng số nhân EFA nhỏ, kiểm tra yếu tố và phương sai

Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

3.3 Thang đo

Có 06 biến tiềm ẩn được sử dụng trong nghiên cứu này. Các khái niệm ở dạng biến tiềm ẩn gồm 05 biến độc lập: Động lực học tập, Phương pháp học tập, Chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy, điều kiện học tập và 01 biến phụ thuộc: Kết quả học tập.

Một số thang đo sử dụng để đo lường các khái niệm tiềm ẩn trên là các thang đo đã có trên thế giới. Các thang đo này được kiểm định nhiều lần trên nhiều thị trường khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ ứng dụng chúng cho thị trường Việt Nam. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 điểm. Trong đó 1: Rất khơng quan trọng (Khơng bao giờ) đến 5: Rất quan trọng (Rất thường xuyên). Riêng thang đo đánh giá kết quả học tập trong năm học 2015 – 2016 được sử dụng theo thang đo gồm 5 mức độ tương ứng với bậc xếp loại học tập từ Kém – Trung bình – Trung bình khá – Khá - Giỏi.

Để hình thành được những thang đo cho các biến độc lập này, tác giả kế thừa từ kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan trước đây. Cụ thể là từ nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010), Lâm Châu Khanh (2015), Lê Thị Thảo (2016), kết hợp với việc phát triển thêm hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế của khoa Tài chính kế tốn - trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức thông qua q trình thảo luận nhóm nhằm thiết lập thang đo chính thức cho đề tài (Phụ lục 3). Cụ thể:

Ban đầu tác giả đã kế thừa các thang đo được sử dụng các nghiên cứu trước đây để xây dựng thang đo cho 04 nhân tố: Động lực học tập, Phương pháp học tập (biến số thuộc đặc điểm của sinh viên), Chất lượng đào tạo, Phương pháp giảng dạy (thuộc đặc điểm từ nhà trường) và một nhân tố thuộc đặc điểm từ gia đình là Điều kiện học tập.

Tiếp theo, tác giả thiết lập bảng câu hỏi, phiếu khảo sát nháp (Phụ lục 1) và tiến hành thăm dò, thảo luận với 30 sinh viên của 06 lớp cao đẳng chính quy khóa 14. Cuộc thăm dị, thảo luận này nhằm một lần nữa thiết lập và điều chỉnh

thang đo cho 04 nhóm nhân tố đã kế thừa, đồng thời tìm ra cơ sở thang đo cho nhóm nhân tố mới “Điều kiện học tập”.

Kết quả thảo luận cho thấy hầu hết các bạn tham gia thảo luận đều đồng tình với các thang đo mà tác giả đã kế thừa từ các nghiên cứu trước. Đồng thời, đã cho tác giả ý tưởng và phát triển thành 02 khía cạnh chính trong yếu tố “Điều kiện học tập” thuộc đặc điểm từ phía gia đình gồm: “Sự quan tâm, động viên từ phía gia đình” và “Điều kiện kinh tế, tài chính mà gia đình đã chu cấp cho sinh viên trong suốt quá trình học”. Từ kết quả lần thảo luận này (Phụ lục 2), tác giả đã điều chỉnh cách sử dụng thuật ngữ cho phù hợp cùng với các thang đo đã phát triển thêm để hình thành phiếu khảo sát hoàn chỉnh (Phụ lục 4)

3.3.1 Thang đo Kết quả học tập của sinh viên (Y)

Kết quả học tập được đo lường dựa vào 2 nội dung: Điểm trung bình của sinh viên trong năm học 2015 – 2016 (sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa TCKT) nhằm đánh giá khái quát KQHT của sinh viên từ phía nhà trường (Lâm Châu Khanh, 2015). Và đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong q trình tham gia mơn học (Young & ctg, 2003 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.325). Thang đo KQHT gồm có 3 biến quan sát.

KQ1: Xếp loại học tập của bạn trong năm học 2015 – 2016

KQ2: Tôi đã học được nhiều kiến thức và kỹ năng trong học tập

KQ3: Tơi có thể ứng dụng được những gì đã học từ các mơn học

Trong đó: Xếp loại học tập được xác định theo thang đo likert:

1: Kém (Dưới 4.9) 2: Trung bình (5.0 – 5.9) 3: Trung bình khá (6.0 – 6.9)

4: Khá (7.0 – 7.9) 5: Giỏi (8.0 – 8.9)

Động lực học tập của sinh viên là biến được đo lường bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo động lực học tập bao gồm 5 biến quan sát, phản ánh mức độ hứng thú, có mục tiêu hướng nghiệp cũng như sự quyết tâm đầu tư vào quá trình học tập của sinh viên. Kỳ vọng dấu (+)

DL1: Tơi có hứng thú đối với mơn học

DL2: Tôi quyết tâm học tốt để có kết quả cao

DL3: Tơi quyết tâm học tốt vì nhu cầu nâng cao sự hiểu biết của bản thân

DL4: Đầu tư cho việc học là ưu tiên số 1 của tôi

DL5: Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tập

3.3.3 Thang đo Chất lượng đào tạo (X2)

Dựa vào thang đo về chất lượng giảng viên, chất lượng, chương trình - quản lý đào tạo, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của Lâm Châu Khanh (2015), Lê Thị Thảo (2016), thang đo Chất lượng đào tạo là biến định tính, đo lường bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ gồm 9 biến quan sát với kỳ vọng dấu (+).

CL1: GV có kiến thức chuyên sâu, tận tụy và thân thiện với SV

CL2: GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

CL3: Nội dung chương trình ĐT hiện đại, dễ hiểu và mang tính thực tiễn cao

CL4: SV đủ thời gian để hiểu những điều buộc phải học và có thể có thời gian nghiên cứu thêm tài liệu khác

CL5: Các phịng học được bố trí hợp lý, đáp ứng yêu cầu về âm thanh, ánh sáng, quạt, …

CL6: Có nhiều hình thức đánh giá KQHT của SV đối với mỗi mơn học để tăng độ

chính xác

CL7: Tổ chức các lần thi trong học kỳ một cách hợp lý

phục vụ cho quá trình học tập hiện đại, cập nhật thường xuyên theo yêu cầu

CL9: Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo được cung cấp đầy đủ, đa dạng từ GV và thư viện nhà trường

3.3.4 Thang đo Điều kiện học tập (X3)

Điều kiện học tập được phản ánh bởi kinh tế từ gia đình dẫn đến sự chu cấp đầy đủ cho quá trình học tập (nhu cầu ăn ở, tài liệu học tập, tham gia ngoại khóa, khóa học thêm…) và mức độ quan tâm thường xuyên hay không đến việc học của con cái cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên. Đây là biến định tính và cũng được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ gồm 2 biến quan sát với kỳ vọng dấu (+)

DK1: SV nhận được sự quan tâm, động viên thường xuyên từ gia đình

DK2: SV được chu cấp đầy đủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học

3.3.5 Thang đo Phương pháp học tập (X4)

Dựa vào phương pháp học tập POWER của giáo sư Robert Feldman và thang đo phương pháp học tập tích cực của Trần Lan Anh (2009), thang đo phương pháp học tập của sinh viên là biến định tính, đo lường bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ gồm 11 biến quan sát với kỳ vọng dấu (+)

PPH1: Lập thời gian biểu cho việc học

PPH2: Tìm hiểu mục tiêu mơn học trước khi mơn học bắt đầu

PPH3: Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học

PPH4: Tìm đọc tất cả tài liệu do GV giới thiệu, yêu cầu

PPH5: Chủ động đọc thêm tài liệu tham khảo

PPH6: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

PPH8: Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành theo yêu cầu của GV.

PPH9: Thảo luận, làm việc nhóm, học nhóm

PPH10: Tranh luận, liên hệ với GV về những kiến thức chưa thỏa đáng

PPH11: So sánh, liên tưởng, gắn kết nội dung các môn học với nhau và với thực tiễn nghề nghiệp

3.3.6 Thang đo Phương pháp giảng dạy (X5)

Phương pháp giảng dạy cũng là một tiêu chí ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đây cũng là biến định tính và được sử dụng bằng thang đo Likert 5 mức độ gồm 10 biến quan sát với kỳ vọng dấu (+)

PPD1: GV chỉ đọc cho SV chép

PPD2: GV thuyết trình kết hợp đọc cho SV tự ghi

PPD3: GV độc thoại liên tục

PPD4: GV có sử dụng các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật

PPD5: GV cho SV thảo luận, làm bài tập theo nhóm

PPD6: GV gợi mở vấn đề, đặt vấn đề định hướng

PPD7: GV cung cấp nhiều tài liệu cho SV tự nghiên cứu

PPD8: GV đề ra những bài tập khả thi cho tất cả SV trong lớp

PPD9: GV thường xuyên kiểm tra KT đã dạy trước đó để giúp SV ơn lại bài

PPD10: GV gợi ý cho SV hướng đi thuận lợi cho việc học (chỉ ra các giai đoạn cần vượt qua, phương tiện cần sử dụng và các kết quả đạt được)

Bảng 3.1 Bảng định nghĩa và tổng hợp thang đo đo lường các biến

Biến số Diễn giải ĐVT Tác giả Kỳ

vọng Y: Biến phụ thuộc (KQHT) KQHT của SV NH 2015 - 2016. Các yếu tố do SV đánh giá

Likert Stinebrickner (2001), Lâm Châu Khanh (2015)

X1: Động lực học tập (DL1 - DL5)

Các yếu tố về Động lực học tập của sinh viên

Likert Lee & Zeleke (2014) Curran & Rosen (2006) Lê Thị Thảo (2016) + X2: Chất lượng đào tạo (CL1 – CL9) Các yếu tố về Chất lượng đào tạo

Likert Lâm Châu Khanh (2015) Lê Thị Thảo (2016)

+

X3: Điều kiện học tập (DK1, DK2)

Các yếu tố về Điều kiện học tập

Likert Stinebrickner (2001)

Nguyễn Quốc Nghi

(2011) + X4: Phương pháp học tập (PPH1 – PPH11) Các yếu tố thuộc về Phương pháp học tập của SV

Likert Trần Lan Anh (2009) Võ Thị Tâm (2010) Lâm Châu Khanh (2015)

+

X5: Phương pháp giảng dạy (PPD1 – PPD10)

Các yếu tố thuộc về Phương pháp giảng dạy của GV, nhà trường

Likert Lee & Zeleke (2004) Curran & Rosen (2006) Lâm Châu Khanh (2015)

3.4 Giả thuyết nghiên cứu

Sau khi hoàn thành xong các thang đo, để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên Cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn trong năm học 2015 – 2016 (gọi tắt là kết quả học tập của sinh viên), tác giả cần kiểm định các giả thuyết sau:

- Giả thuyết H1: Động lực học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến KQHT của SV.

- Giả thuyết H2: Chất lượng đào tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến KQHT của SV.

- Giả thuyết H3: Điều kiện học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến KQHT của SV.

- Giả thuyết H4: Phương pháp học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến KQHT của SV.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày các nội dung có liên quan đến phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này bao gồm hai phương pháp nghiên cứu chính: Nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu định lượng chính thức. Đồng thời, tác giả đã trình bày kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu; giới thiệu tổng quan quy trình nghiên cứu; xây dựng thang đo cùng các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về việc áp dụng phương pháp nghiên cứu để xây dựng nên mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 khoa Tài chính kế tốn - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày thực trạng và kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích rút trích các nhân tố.

4.1 Đánh giá khái qt về khoa Tài chính kế tốn 4.1.1 Giới thiệu sơ lược về khoa 4.1.1 Giới thiệu sơ lược về khoa

Khoa Tài chính kế tốn được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở tách ra từ khoa Kinh tế theo Quyết định số 482/QĐ-KT&NVTĐ ngày 23/09/2008.

Ngành nghề đào tạo:

- Bậc Cao đẳng: Đào tạo ngành kế toán

- Bậc Trung cấp: Đào tạo ngành kế toán chuyên nghiệp

Mục tiêu đào tạo:

- Đào tạo cử nhân kế toán bậc cao đẳng và kế toán viên bậc TCCN.

- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kế tốn – tài chính và chính sách thuế. - Hợp tác đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

- Phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực Đơng Nam Á.

Đội ngũ giảng viên: Khoa Tài chính kế tốn hiện nay có 21 cán bộ - Giảng

viên – nhân viên. Tất cả các thầy cơ của khoa đều có trình độ đại học trở lên: 14 thạc sỹ, 3 giảng viên đang học sau đại học.

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức khoa TC-KT Nguồn: Khoa TC-KT Thế mạnh của khoa:

- Đội ngũ giảng viên: Khoa có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, có năng lực

chun mơn cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn, say mê công tác nghiên cứu và giảng dạy. Liên tục trong nhiều năm qua, giảng viên của khoa đều đạt thành tích cao tại hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Cơ sở vật chất: Khoa được đầu tư trang thiết bị đáp ứng đủ điều kiện giảng

dạy và học tập với các phòng học lý thuyết khang trang, sạch đẹp, đầy đủ ánh sáng. Bên cạnh đó, HSSV khoa Tài Chính - Kế Tốn cịn có các giờ thực hành thú vị tại các phịng mơ phỏng hiện đại, mơ phỏng theo mơ hình hoạt động thực tế tại doanh nghiệp. Tại đây HSSV được thực hành trên chứng từ thật của một số doanh nghiệp được Khoa xin phép sử dụng đưa vào giảng dạy.

- Chương trình học: Khoa liên tục cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo phù

hợp với xu thế và mục tiêu nguồn nhân lực của Doanh nghiệp. Hiện nay, khoa đã và đang từng bước thực hiện việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán đáp ứng nhu cầu xã hội và theo chuẩn khu vực Đông Nam Á.

- Chương trình hợp tác: Khoa thường xuyên tiếp các đồn cơng tác của

trường bạn sang giao lưu và học tập trong lĩnh vực đào tạo ngành tài chính, kế toán. Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các khu vực lân cận. Khoa đã tổ chức các đợt đưa sinh viên đến doanh nghiệp tham gia học kỳ doanh nghiệp. Tại đây sinh viên vừa học tập và làm việc như một nhân viên kế toán thực thụ.

- Trang bị kỹ năng cho HSSV: Ngoài các giờ thực hành thường xuyên tại

lớp, HSSV còn được tham gia vào sân chơi học thuật “Kế toán viên giỏi” thú vị được tổ chức hàng năm. Nhiều năm qua, HSSV của khoa cũng liên tục đạt được thành tích cao tại hội thi “Học sinh giỏi nghề” cấp Thành phố, góp phần khẳng định thế mạnh và chất lượng đào tạo của Khoa đối với xã hội.

4.1.2 Thực trạng quá trình hình thành và phát triển khoa TC-KT

Thứ nhất, trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 7 năm qua (từ 2008

đến 2016), khoa Tài chính – Kế tốn (TCKT) đã có những bước phát triển nhất định trong tất cả các mặt. Từ khi mới tách ra từ khoa kinh tế, đội ngũ giảng viên lúc bấy giờ còn đang ở giai đoạn sơ khai. Ngoài một số giảng viên đã tham gia giảng dạy trước đó (11 giảng viên) thì một bộ phận giảng viên cịn lại là trẻ, mới

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (Trang 37 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)