Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Theo tổng quan tài liệu và các nghiên cứu trước đây, mỗi nghiên cứu có một danh sách các biến riêng, các biến này thay đổi tương ứng với phạm vi, lĩnh vực, mục tiêu của nghiên cứu và điều kiện thực tế. Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây và các mô hình lý thuyết cho thấy các yếu tố tác động đến KQHT của SV có nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Có mơ hình nghiên cứu đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm của SV (thời gian tự học, thời gian học ở lớp, năng lực của người học) (Bratti và Staffolani 2002) với nghiên cứu điển hình của Võ Thị Tâm (2010); Có mơ hình nghiên cứu chỉ ra rằng cả điều kiện gia đình và đặc điểm của SV đều tác động đến KQHT của SV (Checchi & Ctg, 2000) và chưa phát hiện ra đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này; Có mơ hình mà theo bản thân tác giả tâm đắc nhất và thơng dụng nhất vì nó bao hàm cả ba yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên là: Gia đình, nhà trường và người học (Dickie 1999) với một số nghiên cứu như Phan Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2011) nhưng chưa rõ nét và chỉ trong phạm vi trường Đại học Đà Lạt mà thơi. Cũng chính vì ngun nhân trên, tác giả xây dựng và thiết lập mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 05 nhân tố: Động lực học tập (X1), Chất lượng đào tạo (X2), Điều kiện học tập (X3), Phương pháp học tập (X4), Chất lượng giảng dạy (X5). Hai nhân tố đầu (X1, X4) thuộc về đặc điểm của sinh viên, hai nhân tố tiếp theo (X2, X5) thuộc về nhà trường và nhân tố cuối cùng (X3) thuộc về gia đình, phù hợp với mơ hình Dickie (1999). Trong đó, các biến đại diện cho các yếu tố này

đã được xác định trong các mơ hình lý thuyết. Do đó, mơ hình lý thuyết cơ bản của đề tài được thể hiện như sau:

Y = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + ε Trong đó:

Y: Kết quả học tập X1: Động lực học tập X2: Chất lượng đào tạo X3: Điều kiện học tập X4: Phương pháp học tập X5: Phương pháp giảng dạy

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về sinh viên, kết quả học tập, các mơ hình lý thuyết cơ bản; cơ sở lý thuyết về phương pháp đánh giá kết quả học tập; những mơ hình xác định các yếu tố tác động đến kết quả học tập như mơ hình của Bratti và Staffolani (2002), mơ hình ứng dụng của Checchi et al (2000), mơ hình ứng dụng của Dickie (1999). Tiếp theo, tác giả tổng quan về một số đề tài nghiên cứu có liên quan trước đây cả trong nước và nước ngoài. Cuối cùng, dựa vào các cơ sở lý thuyết ở trên, kết hợp với việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan, ứng dụng vào thực tế tại sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại Khoa Tài chính kế tốn của trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức để đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 05 biến tác động đến kết quả học tập: Động lực học tập (X1), Chất lượng đào tạo (X2), Điều kiện học tập (X3), Phương pháp học tập (X4), Phương pháp giảng dạy (X5). Mơ hình nghiên cứu cơ bản cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ trong mơ hình được xây dựng trong nội dung chương này.

Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày phần phương pháp nghiên cứu của đề tài này.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)