Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về sinh viên, kết quả học tập, các mơ hình lý thuyết cơ bản; cơ sở lý thuyết về phương pháp đánh giá kết quả học tập; những mơ hình xác định các yếu tố tác động đến kết quả học tập như mơ hình của Bratti và Staffolani (2002), mơ hình ứng dụng của Checchi et al (2000), mơ hình ứng dụng của Dickie (1999). Tiếp theo, tác giả tổng quan về một số đề tài nghiên cứu có liên quan trước đây cả trong nước và nước ngoài. Cuối cùng, dựa vào các cơ sở lý thuyết ở trên, kết hợp với việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan, ứng dụng vào thực tế tại sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại Khoa Tài chính kế tốn của trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức để đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 05 biến tác động đến kết quả học tập: Động lực học tập (X1), Chất lượng đào tạo (X2), Điều kiện học tập (X3), Phương pháp học tập (X4), Phương pháp giảng dạy (X5). Mơ hình nghiên cứu cơ bản cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ trong mơ hình được xây dựng trong nội dung chương này.
Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày phần phương pháp nghiên cứu của đề tài này.
3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Tổng thể 3.1.1 Tổng thể
Là sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 – Khoa Tài chính kế tốn tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
3.1.2 Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu
Kích thước mẫu chính thức: Theo Hair (2010), để sử dụng EFA, mẫu tối
thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Tức là dựa theo quy luật kinh nghiệm (Bollen, 1989 – trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009), với tối thiểu là 5 mẫu (tốt nhất là từ 10 trở lên) cho một tham số cần ước lượng. Trong bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, tác giả có 40 biến quan sát với 5 biến độc lập nên kích thước mẫu hợp lý là lớn hơn: 190. Nhằm nâng cao độ tin cậy cho đề tài, tác giả tiến hành điều tra tất cả sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 cịn đang theo học tại khoa TCKT (253/262 sinh viên_09 sinh viên đã nghỉ hoặc khơng cịn đến lớp vì nhiều lý do khác nhau). Trong đó, kết quả có 245 sinh viên phản hồi, có 12 phiếu khơng hợp lệ, cịn lại 233 phiếu khảo sát đạt yêu cầu được tác giả đưa vào phân tích.
Cách thức chọn mẫu: Là phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Số lượng bảng câu
hỏi phát ra là 253 cho toàn bộ sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa TCKT.
3.1.3 Mơ tả mẫu
Tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 mà khơng phải là sinh viên khóa 13 hay 15 tại khoa vì nhiều lý do khác nhau. Trước tiên, sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 là sinh viên đã hoàn thành năm học thứ 2 tại trường (tính đến hết năm học 2015 – 2016). Đây là giai đoạn mà quá trình học tập của sinh viên đã bắt đầu đi vào ổn định cả về số lượng cũng như làm quen với những học phần thuộc chuyên ngành kế toán tại khoa. Nguyên nhân thứ hai, cũng là mục tiêu chính để tác giả tiến hành đề tài nghiên cứu là nhằm giúp tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên nhằm có hướng tác động tích cực và khả thi đến sinh viên trong năm học cuối. Từ đó giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập trong năm học cuối (năm thứ 3), đồng thời cũng chính là thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Tài chính - kế tốn nói riêng và của trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức nói chung.
Số lượng sinh viên chính quy khóa 14 hiện đang theo học tại khoa tính đến đầu năm học 2016 – 2017 cịn 253 sinh viên. Với 253 phiếu khảo sát phát ra, số phiếu thu hồi về là 245 phiếu, trong đó có 12 phiếu khảo sát có số lượng ơ trống nhiều (>10%) nên bị loại. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý n = 233 (thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết là: 190)
3.1.4 Công cụ thu thập dữ liệu
Là phiếu khảo sát thu hồi từ phía sinh viên
3.1.5 Biến số độc lập
Là các nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, gồm các biến số thuộc đặc điểm của sinh viên (Động lực học tập, phương pháp học tập), thuộc đặc điểm từ nhà trường (Chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy) và từ gia đình (Điều kiện học tập)
3.1.6 Biến số phụ thuộc
Là kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 khoa TCKT tại trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức.
3.2 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước chính: bước một là nghiên cứu sơ bộ bằng định tính, bước hai là nghiên cứu chính thức bằng định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ định tính thơng qua phương pháp tham khảo cơ sở lý thuyết và các đề tài nghiên cứu có liên quan để xây dựng phiếu khảo sát nháp. Sau đó, tác giả tiến hành phát bảng câu hỏi thăm dò cho 30 sinh viên bậc Cao đẳng chính quy khóa 14 (5 sinh viên/lớp, khóa 14 có 6 lớp). Nghiên cứu này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong phiếu khảo sát để điều chỉnh
một số thuật ngữ cho thích hợp, kết hợp với việc tìm ra những nhân tố mới trong thực tế trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phát phiếu khảo sát. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 253 sinh viên. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định, đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và thơng qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Tiếp đến là hiệu chỉnh lại mơ hình, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm tra các giả định của mơ hình để xem xét, đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng và sự phù hợp của mơ hình.