Đối với hệ Trung cấp chuyên nghiệp: Kết quả tốt nghiệp bậc TCCN Khoá Xuất sắc Giỏi Khá TB - Khá Trung bình Yếu, kém Tỷ lệ đạt TN (%) K09 3 57 168 113 2 114 75,5 K10 1 62 103 4 64 0 76 K11 4 67 95 72 17 0 71 K12 0 12 12 18 0 0 63 K13 1 8 20 8 0 0 56
Bảng 4.4: Kết quả tốt nghiệp của sinh viên hệ TCCN Nguồn: Khoa TC-KT
Thứ tư, đồng hành với những biến đổi trong đội ngũ giảng viên, học sinh, sinh
viên khoa TCKT là chương trình đào tạo cũng được xây dựng, điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn. Q trình này dần dần được hồn thiện theo thời gian và trải qua khơng ít khó khăn do giai đoạn đầu giao thời, tiếp cận giữa cái cũ với cái mới, giao thời giữa giai đoạn giảng dạy từ trung cấp chuyển lên bậc cao đẳng, giai đoạn chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Lúc này, nội dung và yêu cầu, thời lượng và chất lượng giảng dạy đều có sự biến đổi. Đặc biệt là giai đoạn đầu mở mã ngành, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy cho sinh viên bậc cao đẳng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên khoa TCKT nói riêng và trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức nói chung. Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy được giảng viên khoa TCKT tự xây dựng, biên soạn nên giai đoạn đầu không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, những thiếu sót, khơng phù hợp với thực tế giảng dạy. Trong suốt thời gian thực hiện đến nay đã có biết bao sự biến đổi trong hình thức đến nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy nhằm điều chỉnh cho phù hợp với trình độ, yêu cầu thực tế. Đặc biệt là tài liệu giảng dạy của những môn thực hành, những tài liệu này cần có sự đầu tư khơng nhỏ của giảng viên khoa TCKT khi từng bước
đẩy mạnh công tác thực hành, ứng dụng thực tiễn, thực tế giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng cần phải có của một người kế tốn viên cho tương lai. Tới ngày hơm nay, chương trình đào tạo của khoa TCKT cơ bản đã hoàn thành. Việc biên soạn, xây dựng giáo trình, tài liệu học tập vẫn tiếp tục được phát huy và được nâng lên một tầm cao mới - thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực. Đồng thời, một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng do nhà trường giao phó cho cán bộ, giảng viên, nhân viên khoa TCKT là có thể xây dựng và mở thêm mã ngành mới. Đây là mục tiêu trong thời gian tới của khoa TCKT.
Thứ năm, một vấn đề không thể không đề cập tới là cơ sở vật chất. Đây cũng
là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy tại khoa. Từ năm 2008, khoa TCKT đã trang bị phịng học đầy đủ, lúc này chương trình giảng dạy chủ yếu là lý thuyết nên phòng học đa phần cũng là phòng lý thuyết. Phịng học tại trường nói chung và khoa TCKT nói riêng tương đối rộng rãi, có khơng gian riêng, đảm bảo hỗ trợ tốt cho quá trình học tập khi cung cấp đầy đủ các thiết bị cơ bản như: Máy lạnh hoặc máy quạt, hệ thống âm thanh, hệ thống trình chiếu Projector…. Cịn những phịng học phục vụ cho các mơn thực hành như: Tin học căn bản, Ứng dụng excel kế toán, phần mềm hay thực hành nghiệp vụ kế tốn … thì ban đầu tuy chưa hồn thiện nhưng theo tình hình thực tế thường xuyên được cập nhật theo chương trình mới, hiện đại hơn, khang trang hơn và phục vụ tốt hơn. Cụ thể như năm 2008, phịng mơ phỏng (chuyên dùng để cho học sinh – sinh viên thực tập thực tế công việc kế toán như xử lý nghiệp vụ, lập báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính…) ban đầu chỉ có 1 phịng với 28 máy, cũng trang bị các thiết bị văn phòng nhằm hỗ trợ cho học sinh – sinh viên làm quen với cơng việc kế tốn như: Máy photocopy, máy huỷ giấy, máy đếm tiền, máy in, máy fax, điện thoại nội bộ… Tuy nhiên, lúc này số lượng học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp với 10 lớp, số lượng khá đông (30-50 học sinh/lớp), giảng viên chuyên trách chỉ có 02 giảng viên nên gây khơng ít khó khăn cho cả quản lý khoa, học sinh và giảng viên trong việc sắp xếp lịch học, chia nhỏ lớp học. Lúc này, phịng mơ phỏng ln trong tình trạng kín lịch, nếu có phát sinh nghỉ học do ngày lễ hay vì cá nhân thì giảng viên phải xếp lịch bù vào cả nguyên ngày chủ nhật… Đến
năm học 2011 – 2012, nhận thấy thực trạng trên, lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo khoa TCKT đã lên kế hoạch xây dựng thêm 02 phịng mơ phỏng với quy mơ 48- 50 máy vi tính/phịng, cũng trang bị đầy đủ các thiết bị như những văn phòng kế tốn cơng ty thực thụ để phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất cho quá trình học tập của sinh viên.
Cuối cùng là công tác tổ chức quản lý, tổ chức giảng dạy tại khoa TCKT. Như đã trình bày ở trên, Khoa TCKT từ lúc thành lập đến nay được chia thành 03 tổ: tổ Kế tốn tài chính, tổ kế tốn quản trị và tổ tài chính. Trong đó, tổ Tài chính chỉ có 05 giảng viên, cịn lại tồn bộ thuộc tổ Kế tốn vì các mơn học chun ngành chủ yếu là những mơn chính có liên quan đến lý thuyết và thực hành về kế toán. Trước đây, lãnh đạo khoa tổ chức công tác giảng dạy theo kiểu phân công chuyên môn, giảng viên nào phụ trách giảng dạy những mơn thực hành thì chỉ chuyên giảng dạy những môn thực hành, và giảng viên nào giảng dạy các mơn lý thuyết thì cũng tương tự. Tuy nhiên, sau này khi chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đồng thời xét đến hiệu quả giảng dạy, các giảng viên trong khoa phải nghiên cứu, giảng dạy cả môn lý thuyết lẫn môn thực hành sao cho đảm bảo công việc giảng dạy chung của khoa đạt hiệu quả. Việc làm này vừa giúp giảng viên trong khoa tích cực học tập, nghiên cứu để đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn, vừa giúp khoa luôn đảm bảo mỗi một môn học phải có ít nhất từ 3 – 4 giảng viên phụ trách giảng dạy, đáp ứng đúng yêu cầu theo đào tạo tín chỉ. Bộ máy quản lý của khoa nói riêng và Lãnh đạo nhà trường nói chung luôn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên học tập, nâng cao trình độ, định hướng cho giảng viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, Ban lãnh đạo nhà trường và khoa cũng tạo những sân chơi cả về học thuật lẫn phong trào nhằm giúp giảng viên, sinh viên có điều kiện giao lưu học hỏi, trao dồi kiến thức, gia tăng tinh thần hợp tác, đoàn kết, nâng cao kỹ năng sống cũng như rèn luyện sức khoẻ. Ví dụ như đối với giảng viên: Tổ chức và hỗ trợ giảng viên tham gia các Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành và cấp tồn quốc, tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật, các Hội thi học thuật chủ nghĩa Mác – Lênin, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hay
các ngày lễ lớn trong năm… Về phía sinh viên, hàng năm khoa cùng phối hợp với các phòng ban trong nhà trường tổ chức các Hội thi Học sinh giỏi nghề cấp trường (dành cho cả bậc Cao đẳng và bậc Trung cấp chuyên nghiệp), tổ chức ôn tập cho sinh viên bậc TCCN tham gia các Hội thi Học sinh giỏi nghề cấp thành và đạt được những thành tích đáng kể. Ngoài ra, học sinh – sinh viên khoa TCKT cũng tích cực tham gia các hoạt động do Khoa, trường phát động như phong trào thể thao, văn hoá – văn nghệ, tham gia các buổi toạ đàm với doanh nghiệp, nghe phổ biến an tồn giao thơng, phổ biến pháp luật và tham gia các khoá học kỹ năng mềm khác… Tất cả những yếu tố kể trên và một số yếu tố khác nữa đã góp phần tạo nên diện mạo cũng như kết quả trong cơng tác giảng dạy tại khoa Tài chính – Kế tốn như ngày hơm nay.
4.2 Phân tích thống kê mơ tả 4.2.1 Động lực học tập 4.2.1 Động lực học tập
Theo dữ liệu của bảng 4.5, chỉ số trung bình của động lực học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (gọi tắt là sinh viên) tập trung ở mức trung bình = 4.15.
Để tìm hiểu động lực học tập của sinh viên thì ta phải tìm hiểu các khía cạnh của động lực học tập. Kết quả thống kê về các khía cạnh của động lực học tập được thể hiện ở bảng 4.5 này. Từ bảng dữ liệu cho thấy, các biến đo lường các khía cạnh động lực học tập có sự khác biệt (trung bình = 4.01 đến trung bình = 4.27), số sinh viên có động lực học tập khá cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 62% và số sinh viên có động lực học tập rất thấp, đặc biệt thấp nhất là 0%. Khía cạnh “Tơi quyết tâm học tốt để có kết quả cao” được sinh viên đánh giá cao nhất (trung bình = 4.27) và khía cạnh “Tơi có hứng thú đối với các môn học” được sinh viên đánh giá thấp nhấp (trung bình = 4.01).
Bảng 4.5: Thống kê mô tả tần số, tần suất, trung bình của từng khía cạnh của ĐLHT
4.2.2 Chất lượng đào tạo
Theo dữ liệu của bảng 4.6, chỉ số trung bình của chất lượng đào tạo tại khoa TCKT trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức tập trung ở mức trung bình = 4.11. Để tìm hiểu Chất lượng đào tạo tại khoa TCKT, của trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức thì ta phải tìm hiểu các khía cạnh của Chất lượng đào tạo. Kết quả thống kê về các khía cạnh của chất lượng đào tạo được thể hiện ở bảng 4.6 này. Từ bảng dữ liệu cho thấy, các biến đo lường các khía cạnh chất lượng đào tạo có sự khác biệt (trung bình = 3.94 đến trung bình = 4.32), số ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của chất lượng đào tạo là khá cao, chiếm tỷ lệ cao nhất là 57% và số sinh viên cho rằng chất lượng đào tạo rất không quan trọng là rất thấp, xấp xỉ 0%. Khía cạnh “GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy” được sinh viên đánh giá cao nhất (trung bình = 4.32) và khía cạnh “Các phịng học được bố trí hợp lý, đáp ứng yêu cầu về âm thanh, ánh sáng, quạt, …” cũng khá cao nhưng chưa được sinh viên đánh giá nhiều so với các khía cạnh khác trong nghiên cứu này (trung bình = 3.94).
Bảng 4.6: Thống kê mô tả tần số, tần suất, trung bình của từng khía cạnh của CLĐT
4.2.3 Điều kiện học tập
Theo dữ liệu của bảng 4.7, chỉ số trung bình của điều kiện học tập được tập trung ở mức trung bình = 4.15.
Để tìm hiểu điều kiện học tập của sinh viên thì ta phải tìm hiểu các khía cạnh của điều kiện học tập. Kết quả thống kê về các khía cạnh của điều kiện học tập được thể hiện ở bảng 4.7 này. Từ bảng dữ liệu cho thấy, hai biến đo lường các khía cạnh điều kiện học tập có sự khác biệt (trung bình = 4.03 đến trung bình = 4.26), số sinh viên có điều kiện để học tập khá cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 56% và số sinh viên khơng có điều kiện học tập theo các khía cạnh của đề tài nghiên cứu hầu như khơng có (0%). Khía cạnh “SV nhận được sự quan tâm, động viên thường xuyên từ gia đình” được sinh viên đánh giá cao nhất (trung bình = 4.26) và khía cạnh “SV được chu cấp đầy đủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học” được sinh viên đánh giá thấp hơn (trung bình = 4.03).
Bảng 4.7: Thống kê mô tả tần số, tần suất, trung bình của từng khía cạnh của ĐKHT
4.2.4 Phương pháp học tập
Theo dữ liệu của bảng 4.8, chỉ số trung bình của phương pháp học tập của sinh viên tập trung ở mức trung bình = 3.86.
Để tìm hiểu phương pháp học tập của sinh viên thì ta phải tìm hiểu các khía cạnh của phương pháp học tập. Kết quả thống kê về các khía cạnh của phương pháp học tập được thể hiện ở bảng 4.8 này. Từ bảng dữ liệu cho thấy, các biến đo lường các khía cạnh của phương pháp học tập có sự khác biệt (trung bình = 3.55 đến trung bình = 4.26), số sinh viên đồng ý với các khía cạnh phương pháp học tập được đề cập trong nghiên cứu là khá cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 58% và số sinh viên rất không đồng ý với các khía cạnh của phương pháp học tập đã được đề cập là rất thấp, xấp xỉ 0%. Khía cạnh “Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình” được sinh viên đánh giá cao nhất (trung bình = 4.26) và khía cạnh “Chủ động tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo” được sinh viên đánh giá thấp nhấp (trung bình = 3.55).
Bảng 4.8: Thống kê mô tả tần số, tần suất, trung bình của từng khía cạnh của PPHT PPHT
4.2.5 Phương pháp giảng dạy
Theo dữ liệu của bảng 4.9, chỉ số trung bình của phương pháp giảng dạy tập trung ở mức trung bình = 3.82.
Để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giảng viên thì ta phải tìm hiểu các khía cạnh của phương pháp giảng dạy. Kết quả thống kê về các khía cạnh của phương pháp giảng dạy được thể hiện ở bảng 4.9 này. Từ bảng dữ liệu cho thấy, các biến đo lường các khía cạnh của phương pháp giảng dạy có sự khác biệt (trung bình = 2.89 đến trung bình = 4.26), số sinh viên đồng ý với các khía cạnh trong nghiên cứu này khá cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 56% và số sinh viên rất không đồng ý với các khía cạnh trong nghiên cứu này tương đối thấp, chiếm khoảng 2%. Khía cạnh “GV đề ra những bài tập khả thi cho tất cả sinh viên trong lớp” được sinh viên đánh giá cao nhất (trung bình = 4.26) và khía cạnh “GV chỉ đọc cho sinh viên chép” được sinh viên đánh giá thấp nhấp (trung bình = 2.89).
Bảng 4.9: Thống kê mô tả tần số, tần suất, trung bình của từng khía cạnh của PPGD PPGD
4.2.6 Kết quả học tập
Theo dữ liệu của bảng 4.10, chỉ số trung bình của kết quả học tập của sinh viên tập trung ở mức trung bình = 3.75.
Để tìm hiểu kết quả học tập của sinh viên thì ta phải tìm hiểu các khía cạnh của kết quả học tập. Kết quả thống kê về các khía cạnh của kết quả học tập được thể hiện ở bảng 4.10 này. Từ bảng dữ liệu cho thấy, các biến đo lường các khía cạnh của kết quả học tập có sự khác biệt (trung bình = 3.37 đến trung bình = 3.96), số sinh viên có kết quả học tập khá cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 67% và số sinh viên khơng đồng ý với các khía cạnh kết quả học tập trong nghiên cứu là rất thấp (0%). Khía cạnh “Tơi có thể ứng dụng được những gì đã học từ các mơn học” được sinh viên đánh giá cao nhất (trung bình = 3.96) và khía cạnh “Xếp loại học tập của bạn trong năm học 2015 - 2016” được sinh viên đánh giá thấp nhấp (trung bình = 3.37). Khía cạnh này được quy ước từ xếp loại kết quả học tập thực tế của sinh viên trong năm học 2015 – 2016 như đã trình bày ở chương 2 cũng như trong phiếu khảo sát.
Bảng 4.10: Thống kê mô tả tần số, tần suất, trung bình của từng khía cạnh của KQHT
4.3 Đánh giá thang đo
Như đã trình bày ở chương 3, thang đo nhân tố kết quả học tập của sinh viên gồm 05 thang đo thành phần: (1) Động lực học tập, (2) Chất lượng đào tạo, (3) Điều kiện học tập, (4) Phương pháp học tập và (5) Phương pháp giảng dạy. Một số thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các thang đo đã sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại các nghiên cứu trước đây tại nước ngoài cũng như trong nước. Chúng được đánh giá định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung của thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, sinh viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì