Bàn luận kết quả

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8 Bàn luận kết quả

Trọng số hồi quy được thể hiện dưới 02 dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) đã chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta khơng thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng mơ hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Căn cứ vào dữ liệu tại bảng 4.26, từ thông số thống kê trong mơ hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính bội đánh giá kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức với các hệ số chuẩn hóa như sau:

KQ = 0.333*DL + 0.313*CL + 0.321*DK + 0.341*PPH + 0.274*PPD

Như vậy, cả 05 nhân tố: Động lực học tập, Chất lượng đào tạo, Điều kiện học tập, Phương pháp học tập, Phương pháp giảng dạy đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận, cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức. Tức là, khi Động lực học tập của sinh viên, Chất lượng đào tạo từ nhà trường – khoa - giảng viên, Điều kiện học tập từ gia đình, Phương pháp học tập của sinh viên và Phương pháp giảng dạy của giảng viên ngày càng hiệu quả thì sẽ làm cho kết

quả học tập của sinh viên ngày càng tăng. Trong 05 nhân tố này hầu như đều có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kết quả học tập của sinh viên chính là Phương pháp học tập – nhân tố phát sinh từ chính bản thân của sinh viên (β = 0.341). Tiếp đến là sự nỗ lực, quyết tâm đầu tư vào việc học của sinh viên (β = 0.333). Điều kiện học tập bao gồm cả kinh tế và sự quan tâm của gia đình là nhân tố có ảnh hưởng lớn tiếp theo (β = 0.321). Chất lượng đào tạo từ tập thể lãnh đạo, giảng viên, nhân viên trong nhà trường, khoa TCKT cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên (β = 0.313) và nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến kết quả học tập với β = 0.274 là nhân tố Phương pháp giảng dạy của giảng viên. Như vậy, các giả thuyết tác giả đã đưa ra trong nghiên cứu lý thuyết bao gồm giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, trước tiên tác giả trình bày khái qt về khoa Tài chính kế tốn, về q trình hình thành và phát triển của khoa. Trong đó, tác giả cũng đã nêu được mục tiêu, những thành tích đã đạt được và cả những khó khăn – thách thức đối với tập thể lãnh đạo, giảng viên, nhân viên và sinh viên khoa TCKT. Đồng thời, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 05 nhân tố là Động lực học tập, Chất lượng đào tạo, Điều kiện học tập, Phương pháp học tập, Phương pháp giảng dạy đều có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Điều này chứng tỏ mơ hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mơ hình lý thuyết đều được chấp nhận. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)