Nguồn: Phân tích dữ liệu - Phụ lục PL 6.18
Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi khơng đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư khơng đổi.
4.7.2 Kiểm định giả định các phần dư có phân phối chuẩn
Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích … (Hồng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q Plot, P-P Plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.
Nguồn: Phân tích dữ liệu - Phụ lục PL 6.19
Kết quả từ biểu đồ tần số P-P Plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Điều này cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Nguồn: Phân tích dữ liệu - Phụ lục PL 6.20
Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.989). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
4.7.3 Kiểm định giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng đa cộng tuyến) lập (Hiện tượng đa cộng tuyến)
Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là cung cấp cho mơ hình những thơng tin rất giống nhau và khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến biến phụ thuộc.
Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt chẽ giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng. Vì vậy mà các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi khơng có hiện tượng đa cộng tuyến và hệ số R2 vẫn khá cao (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Thông thường, nếu R2 < 0.8 và VIF của một biến độc lập nào đó > 5 hoặc hệ số Tolerance < 0.5 thì biến này khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mơ hình tuyến tính bội (Lê Quang Hùng, 2015).
Từ số liệu của bảng 4.26 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mơ hình này đều nhỏ hơn 5 (lớn nhất chỉ có 1.095) (Lê Quang Hùng, 2015). Từ đó có thể kết luận chưa có phát hiện về hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy này.
4.8 Bàn luận kết quả
Trọng số hồi quy được thể hiện dưới 02 dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) đã chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta khơng thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng mơ hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
Căn cứ vào dữ liệu tại bảng 4.26, từ thông số thống kê trong mơ hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính bội đánh giá kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức với các hệ số chuẩn hóa như sau:
KQ = 0.333*DL + 0.313*CL + 0.321*DK + 0.341*PPH + 0.274*PPD
Như vậy, cả 05 nhân tố: Động lực học tập, Chất lượng đào tạo, Điều kiện học tập, Phương pháp học tập, Phương pháp giảng dạy đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận, cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức. Tức là, khi Động lực học tập của sinh viên, Chất lượng đào tạo từ nhà trường – khoa - giảng viên, Điều kiện học tập từ gia đình, Phương pháp học tập của sinh viên và Phương pháp giảng dạy của giảng viên ngày càng hiệu quả thì sẽ làm cho kết
quả học tập của sinh viên ngày càng tăng. Trong 05 nhân tố này hầu như đều có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kết quả học tập của sinh viên chính là Phương pháp học tập – nhân tố phát sinh từ chính bản thân của sinh viên (β = 0.341). Tiếp đến là sự nỗ lực, quyết tâm đầu tư vào việc học của sinh viên (β = 0.333). Điều kiện học tập bao gồm cả kinh tế và sự quan tâm của gia đình là nhân tố có ảnh hưởng lớn tiếp theo (β = 0.321). Chất lượng đào tạo từ tập thể lãnh đạo, giảng viên, nhân viên trong nhà trường, khoa TCKT cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên (β = 0.313) và nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến kết quả học tập với β = 0.274 là nhân tố Phương pháp giảng dạy của giảng viên. Như vậy, các giả thuyết tác giả đã đưa ra trong nghiên cứu lý thuyết bao gồm giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, trước tiên tác giả trình bày khái qt về khoa Tài chính kế tốn, về q trình hình thành và phát triển của khoa. Trong đó, tác giả cũng đã nêu được mục tiêu, những thành tích đã đạt được và cả những khó khăn – thách thức đối với tập thể lãnh đạo, giảng viên, nhân viên và sinh viên khoa TCKT. Đồng thời, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 05 nhân tố là Động lực học tập, Chất lượng đào tạo, Điều kiện học tập, Phương pháp học tập, Phương pháp giảng dạy đều có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy khóa 14 tại khoa Tài chính kế tốn, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mơ hình lý thuyết đều được chấp nhận. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu bao gồm kết quả về đo lường, kết quả về mơ hình lý thuyết cơ bản. Nội dung sau đây sẽ tổng quát lại những kết quả chính của từng phần cũng như những hàm ý về mặt nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
5.1.1 Kết quả đo lường
Có 05 khái niệm nghiên cứu ở dạng tiềm ẩn, đơn hướng (động lực học tập, chất lượng đào tạo, điều kiện học tập, phương pháp giảng dạy, kết quả học tập) và 01 khái niệm nghiên cứu ở dạng tiềm ẩn, đa hướng (phương pháp học tập). Kết quả đánh giá thang đo các khái niệm trên thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị. Kết quả đo lường cho kết quả về một số hàm ý sau:
Một cách tổng quát, các kết quả về đo lường trong nghiên cứu này cho thấy một số thang đo được xây dựng và kiểm định trên thị trường quốc tế có thể sử dụng cho các nghiên cứu tại Việt Nam thông qua điều chỉnh và bổ sung các nội dung sao cho phù hợp với điều kiện của thực tế. Kết quả các đo lường trong đề tài này, về mặt nghiên cứu, góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này điều chỉnh, bổ sung và sử dụng. Về mặt thực tiễn, các thuộc tính của sinh viên như Động lực học tập, phương pháp học tập và các yếu tố ảnh hưởng khác như Chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy từ nhà trường, giảng viên; cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện từ gia đình đóng vai trị rất quan trọng trong học tập của sinh viên. Vì vậy, các thang đo này giúp Ban Giám Hiệu, cán bộ quản lý các phòng ban, Khoa và giảng viên sử dụng để đo lường cảm nhận của sinh viên về các nhân tố trên.
5.1.2 Kết quả về mơ hình lý thuyết
Kết quả hồi quy mơ hình lý thuyết cho thấy mơ hình lý thuyết mà tác giả đưa ra đã đạt được độ tương thích với dữ liệu và cả 05 giả thuyết về mối quan
hệ của các khái niệm trong mô hình lý thuyết được chấp nhận. Các nhân tố Động lực học tập, Chất lượng đào tạo, điều kiện học tập, phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy đã giải thích hơn 50% sự thay đổi kết quả học tập của sinh viên. Cả 05 yếu tố này đều tác động cùng chiều đến kết quả học tập, mức tác động chênh lệch không cao với mức độ tác động cao nhất là β = 0.341 (Phương pháp học tập) và mức độ tác động thấp nhất là β = 0.274 (Phương pháp giảng dạy). Các kết quả này cho chúng ta một số hàm ý về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập có tác động mạnh nhất với kết quả học tập. Như vậy, phương pháp học tập có vai trị quan trọng trong việc học tập của sinh viên. Khi sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả thì việc học trở nên dễ dàng và đạt kết quả cao. Phương pháp học tập là một khái niệm đa hướng, nó bao gồm hai khái niệm đơn hướng là hoạt động tự học (Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình; vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành theo yêu cầu…) và hoạt động học tương tác (Thảo luận nhóm, làm việc nhóm, học nhóm; tranh luận, liên hệ với giảng viên…). Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong phương pháp học tập thì hoạt động tự học nhận được nhiều sự đồng thuận từ phía sinh viên hơn các hoạt động tương tác (Phụ lục 03). Nguyên nhân một phần là do chương trình đào tạo cịn khá nặng về tính lý thuyết, việc kiểm tra đánh giá q trình học cịn nặng về kiểm tra khả năng học thuộc (một phần do đặc thù của ngành kế tốn), lớp học q đơng nên khó khăn cho việc tổ chức nhóm cũng như tạo điều kiện cho sinh viên phát biểu và tranh luận với giảng viên; một phần do sinh viên còn thiếu tinh thần tự giác, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức... Tất cả điều này hạn chế hoạt động học tương tác và hoạt động tự học tỏ ra phù hợp hơn nên có sự đồng thuận nhiều hơn. Vì vậy, nhà trường, lãnh đạo khoa và giảng viên trong khoa TCKT cần cải tiến đồng bộ chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá để kích thích sinh viên tạo dựng cho mình kỹ năng học tập tốt, đặc biệt là kỹ năng học tương tác. Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của khoa TCKT và của nhà trường.
Tiếp theo phương pháp học tập là động lực học tập. Kết quả cho thấy động lực học tập có tác động cùng chiều với kết quả học tập của sinh viên. Như vậy, động lực – ý thức học tập của bản thân sinh viên cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với kết quả học tập của sinh viên tại khoa Tài chính kế tốn. Khi sinh viên càng có quyết tâm học tập để đạt kết quả cao cũng như xác định đầu tư vào việc học là ưu tiên hàng đầu thì kết quả học tập của sinh viên ngày càng cao. Vì vậy, khoa TCKT cần có chiến lược kích thích, khơi gợi động lực học tập của sinh viên thông qua việc giúp sinh viên xác định rõ ràng mục tiêu, lộ trình cũng như kết quả đạt được, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp sinh viên hồn thành tốt mục tiêu đó.
Tiếp theo Động lực học tập là điều kiện học tập. Kết quả cũng cho thấy điều kiện học tập cũng có tác động mạnh và cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên. Như vậy, điều kiện học tập cũng đóng vai trị khơng nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Thực tế cho thấy, nếu gia đình càng tạo điều kiện thuận lợi, cả về mặt tài chính cũng như về mặt tinh thần thì sẽ là một nhân tố khơng nhỏ giúp sinh viên học tập thật tốt. Vì vậy, gia đình cần quan tâm động viên, đôn đốc cũng như hỗ trợ hết mình để sinh viên hồn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Một nhân tố cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên chính là nhân tố chất lượng đào tạo. Kết quả cho thấy, chất lượng chương trình đào tạo, chất lượng trang thiết bị - phòng học phục vụ cho quá trình học tập ngày càng đầy đủ, cập nhật thường xuyên theo thực tiễn; chất lượng đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn cao, năng lực sư phạm vững sẽ góp phần khơng nhỏ cho việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, nhà trường, khoa TCKT và đội ngũ giảng viên trong khoa cần phải xây dựng chương trình đào tạo sao cho đáp ứng được nhu cầu, xu thế của xã hội, thường xuyên cập nhật kiến thức, ngày càng cải thiện hệ thống máy móc – trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học; đổi mới phương pháp tiếp cận, nâng cao năng lực chun mơn … để góp phần nâng cao hơn nữa kết quả học tập của sinh viên nói riêng và chất lượng đầu ra, nâng cao uy tín và thương hiệu của khoa TCKT và nhà trường nói chung.
Cuối cùng là phương pháp giảng dạy cũng tác động đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên theo cùng chiều. Giảng viên ngày càng đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, tích cực tăng cường các hoạt động tương tác (làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình); hạn chế lối giảng dạy theo hướng đọc chép hoặc chỉ độc giảng để nâng cao hứng thú, sự quan tâm cũng như thái độ học tập tích cực từ sinh viên. Từ đó ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua kết quả học tập của sinh viên.
Kết quả học tập của sinh viên là một vấn đề quan trọng, quyết định sự thành cơng của một đơn vị trường học nói chung và trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức nói riêng. Kết quả học tập của sinh viên phần nào giúp khoa TCKT và nhà trường đánh giá được chất lượng đào tạo của mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện này tại các đơn vị trường học đào tạo khối ngành kinh tế tại Việt Nam, cũng như nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi khác như Trung Quốc và các nước Đông Âu, chúng ta đã chuyển đổi từ hệ thống lý thuyết kinh tế và quản trị trong nền kinh tế kế hoạch tập trung sang hệ thống lý thuyết kinh tế và quản trị của nền kinh tế thị trường. Nhu cầu của khối ngành này đã tăng đáng kể và cũng đang dần đi vào giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức không nhỏ để làm sao trường Cao đẳng Cơng Nghệ Thủ Đức nói chung, khoa Tài chính kế tốn nói riêng có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mở rộng được quy mô đào tạo, từng bước nâng cao năng lực đào tạo cả về quy mô cũng như chất lượng. Chất lượng đào tạo gia tăng sẽ làm kết quả học