CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ
nội bộ tại Khoa Du lịch – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
3.2.1. Về quy định chế độ làm việc của Giảng viên
Nhằm quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của giảng viên đối với công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ của Nhà trường, Khoa/Bộ môn, Nhà trường cần bổ sung rõ quy định trong quy chế của nhà trường về chế độ làm việc của Giảng viên, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ đối với Giảng viên. Cụ thể, Giảng viên phụ trách giảng dạy học phần chưa có giáo trình chính thức trong vịng 3 năm nếu khơng thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình cho học phần đó sẽ khơng được phân cơng giờ dạy phụ trội.
3.2.2. Về lộ trình thực hiện
Việc thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ để đạt được hiệu quả địi hỏi Khoa/Bộ mơn phải có lộ trình thực hiện, trong đó thể hiện rõ số lượng giáo trình cần biên soạn trong mỗi năm, phân công nhân sự thực hiện, thời gian, tiến độ thực hiện, yêu cầu của mỗi giai đoạn, và kết quả cần đạt được.
Nhằm đảm bảo đến năm 2020, 100% học phần có giáo trình sử dụng chính thức, Khoa/Bộ mơn cần lập kế hoạch tổng thể cho cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ đến năm 2020 và kế hoạch chi tiết thực hiện cho từng năm học.
43 học phần chưa có giáo trình phải được biên soạn trong vòng 4 năm (từ 2017 đến 2020); trung bình 1 năm Khoa/Bộ mơn phải thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy cho khoảng 11 học phần.
38 Đồng thời, Khoa/Bộ môn cần lên kế hoạch tổ chức cập nhật nội dung Giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ định kỳ theo từng năm học nhằm hiệu chỉnh, cập nhật thông tin mới nhất của ngành nghề nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của chương trình đào tạo.
3.2.3. Về đội ngũ nhân sự thực hiện
Tính đến thời điểm hiện tại, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa gồm có: Bộ môn Lữ hành: 09 giảng viên biên chế, 08 giảng viên thỉnh giảng; Bộ môn Nhà hàng: 02 giảng viên biên chế, 05 giảng viên thỉnh giảng;
Đây là nguồn lực rất lớn để thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ. Tuy nhiên chỉ có 07 giảng viên biên chế tham gia vào cơng tác biên soạn giáo trình. Vì vậy Khoa/Bộ mơn cần phát huy nguồn lực trên cụ thể:
Phân công cụ thể giảng viên thực hiện biên soạn giáo trình các học phần chưa có giáo trình lựa chọn, có thể phân cơng một tác giả hoặc nhóm tác giả cùng thực hiện biên soạn. Những giảng viên phụ trách giảng dạy học phần hoặc có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực liên quan đến học phần đó chịu trách nhiệm biên soạn giáo trình cho học phần đó;
Khoa/Bộ môn mời các giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghề nghiệp và có thâm niên trong cơng tác giảng dạy tham gia vào cơng tác biên soạn giáo trình của Khoa/Bộ mơn.
3.2.4. Về tiêu chí đánh giá
Việc thẩm định, đánh giá chất lượng giáo trình phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan dựa trên một bộ tiêu chuẩn với hệ thống các tiêu chí cụ thể được xây dựng một cách khoa học và phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, cụ thể: 3.2.4.1. Về nội dung
“Giáo trình cụ thể hóa u cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực
39 tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ. Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành. Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành” 4.
Sự chỉ dẫn học tập đối với từng chương, phải kích thích được tính tích cực, độc lập của sinh viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.
Bên cạnh đó, “nội dung của giáo trình phải cụ thể hóa, chi tiết hóa các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, đáp án, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương trong mô đun/mơn học của chương trình dạy nghề đã được phê duyệt”. Giáo trình cần phải “Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình. Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mơ đun/mơn học. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng. Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác” 5.
Ngồi ra, “những thơng tin đưa vào trong giáo trình phải đảm bảo chính xác và có tính hệ thống, phù hợp với thực tiễn và cập nhật được những thành tựu mới của khoa học, công nghệ; không vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia và quan hệ quốc tế; gây chia rẽ khối đồn kết dân tộc, kích động bạo lực, truyền bá tơn giáo, hủ tục, mê tín dị đoan; trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc trích dẫn hoặc đưa các thông tin từ các tài liệu tham khảo vào giáo trình; việc lựa chọn, sử dụng các giáo trình đã có (khơng phải do nhà trường biên soạn) phải tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản và các quy định hiện hành của nhà nước”. 6
3.2.4.2. Về hình thức – cấu trúc
Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tn thủ các quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.
4 Mục 4, Tài liệu tham khảo, tr 45
5
Mục 1, Tài liệu tham khảo, tr 45
6
40 Giáo trình cần được diễn đạt mạch lạc với ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, thống nhất, đúng ngữ pháp, đúng chính tả theo quy tắc hiện hành.
“Ngơn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt. Giáo trình một số mơn học của cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo ngơn ngữ và văn hóa nước ngồi, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và một số chương trình đào tạo khác giảng dạy bằng tiếng nước ngoài được biên soạn bằng tiếng nước ngoài” 7.
Cấu trúc của giáo trình đào tạo được thiết kế gồm: - Thơng tin chung của giáo trình;
- Mã mơ mơn học, mơ đun, học phần; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị; mục tiêu của giáo trình mơn học, mơ đun, học phần;
- Nội dung của giáo trình mơn học, mơ đun, học phần (gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện các bước nhiệm vụ, cơng việc; quy trình và cách thức thực hiện cơng việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun, học phần.
Về hình thức của giáo trình lưu hành nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
- Cơng trình u cầu đánh máy và đóng cuốn có bìa nilon hoặc bìa cứng khổ A4 - Font chữ Times New Roman, Font size 13 hoặc 14, dãn dòng 1.5 line
- Định dạng trang in Top: 2cm; Bottom: 2cm; Left: 3cm; Right: 2cm.