Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác biên soạn (Trang 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng

Tình trạng nhiều học phần tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có giáo trình chính thức để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của GV và HSSV do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể như sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, định kỳ theo từng năm học, bộ mơn có thực hiện cơng tác xây chương

trình đào tạo, giáo trình, tài liệu tham khảo cho tất cả các học phần thuộc bộ môn quản lý; tuy nhiên, cả hai bộ môn Lữ hành và Nhà hàng vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho cơng tác biên soạn giáo trình. Cơng tác biên soạn giáo trình chủ yếu được thực hiện trên tinh thần khuyến khích giảng viên đăng ký thực hiện, chưa có sự phân cơng, giao nhiệm vụ cụ thể để thực hiện công tác này;

Thứ hai, Khoa/Bộ môn vẫn chưa huy động được các nguồn lực từ bên ngoài như

giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp cùng tham gia vào cơng tác biên soạn giáo trình;

Thứ ba, một số học phần đã biên soạn giáo trình, được hội đồng nghiệm thu thông

qua và đưa vào áp dụng trong công tác giảng dạy – học tập, tuy nhiên chưa có hoạt động cập nhật, bổ sung hiệu chỉnh sau mỗi khóa đào tạo;

Thứ tư, một số giảng viên phụ trách giảng dạy các học phần chưa có giáo trình chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng và vai trò của cơng tác biên soạn giáo trình nên chưa dành nhiều thời gian để chú trọng cho hoạt động này.

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Số lượng GV tham gia biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ

0 0 0 1 0 0 4 5

Bảng 3: Thống kê số lượng GV tham gia biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ từ năm 2010 đến năm 2017 (nguồn: Khoa DL, Trường CĐCN Thủ Đức)

33

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, hoạt động biên soạn giáo trình được thực hiện trong tiến độ năm học, đây

cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều hoạt động chuyên môn của nhà trường nói chung và Khoa DL nói riêng, do vậy việc thực hiện cơng tác này gặp nhiều khó khăn để triển khai và tổ chức thực hiện đúng tiến độ;

Hai là, phần lớn giảng viên trong khoa còn trẻ tuổi nên kinh nghiệm trong công

tác giảng dạy và biên soạn giáo trình cũng có những hạn chế nhất định;

Ba là, cơng tác biên soạn giáo trình địi hỏi các tác giả phải dành nhiều thời gian

tổng hợp, nghiên cứu tài liệu và tập trung viết nội dung, tuy nhiên vì cơng tác chun môn và các công tác khác chiếm nhiều thời gian (giảng dạy, chủ nhiệm lớp, thực hiện đề tài NCKH, tham gia công tác đồn thể,...) nên một số giảng viên chưa có nhiều thời gian tập trung cho hoạt động biên soạn giáo trình;

Bốn là, một số học phần vì tính chất đặc thù nên việc tìm kiếm được nguồn tài liệu

chính thống, phong phú và phù hợp với tình hình thực tế để phục vụ cho cơng tác biên soạn giáo trình gặp nhiều khó khăn, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tâm lý lo lắng cho giảng viên khi thực hiện công tác biên soạn giáo trình;

Năm là, đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (viết bài báo khoa học; thực hiện

đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng) đã được nhà trường đưa vào quy chế hoạt động của giảng viên theo hướng gắn liền trách nhiệm và quyền lợi, cụ thể: giảng viên không thực hiện hoạt động NCKH trong 3 năm sẽ không được phân công giờ dạy phụ trội; cịn đối với hoạt động biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ chưa có những quy định cụ thể như vậy;

Sáu là, do sự điều chỉnh chương trình đào tạo, chương trình chi tiết học phần cũng

tạo nên những khó khăn nhất định cho việc biên soạn giáo trình. Trong quá trình chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, đặt ra yêu cầu Khoa/Bộ môn phải điều chỉnh theo hướng giảm tải chương trình đào tạo, vì vậy một số học phần đã được tích hợp, hiệu chỉnh, thay đổi số tín chỉ, số tiết để phù hợp với nhu cầu thực tế, vì vậy địi hỏi việc biên soạn giáo trình cũng phải có sự cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, định kỳ theo từng năm học. Điều này cũng đã ít nhiều dẫn đến tâm lý e ngại trong một bộ phận giảng viên khi thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ.

34

Bảy là, các tiêu chuẩn đánh giá chưa được lượng hóa ở mức cần thiết nên gây khó

khăn cho người biên soạn cũng như cho người thẩm định. Chủ thể tham gia đánh giá chưa được mở rộng sang các đối tượng hay người sử dụng nhân lực sau đào tạo nên còn hạn chế trong đánh giá toàn diện, chưa có cơ quan chuyên biệt có chức năng đánh giá, thẩm định nên tình trạng chủ thể tổ chức biên soạn đồng thời tổ chức thẩm định chưa được khắc phục.

35

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ TẠI KHOA DL

– TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Về mặt chủ trương chính sách của Nhà nước

Ngày 17 tháng 06 năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 123/2009/TT- BTC, trong đó quy định về nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các mơn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

Ngày 28 tháng 01 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học.

Ngày 22 tháng 10 năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia.

Theo Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đầu tư, nâng cấp cơng trình Trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức đạt tiêu chuẩn tiên tiến khu vực Đông Nam Á” và bản phê duyệt Chiến lược phát triển các trường cao đẳng - đại học trực thuộc UBND TP.Hồ Chí Minh, trong đó có Trường CĐCN Thủ Đức.

3.1.2. Về quy định cơng tác biên soạn giáo trình, tài liệu lưu hành nội bộ của Nhà trường trường

Công tác biên soạn giáo trình, tài liệu lưu hành nội bộ của các khoa nói chung và Khoa DL nói riêng được thực hiện theo quy trình ISO 9001:2008 của Phịng Khoa học Công nghệ - Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức ban hành, gồm có 16 bước. Đối với các bước thực hiện đều được hướng dẫn mơ tả cụ thể và đính kèm các biểu mẫu.

Nhìn chung việc phối hợp thực hiện giữa khoa – phòng theo quy trình nói trên diễn ra thuận lợi, trơi chảy. Tuy nhiên có một số biểu mẫu nội dung, tiêu chí đánh giá cịn

36 thiếu tính cụ thể, gây khó khăn cho cơng tác đánh giá, nghiệm thu như phiếu xét duyệt đề cương, phiếu đánh giá nghiệm thu giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ.

3.1.3. Định hướng thực hiện công tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ của Nhà trường

Nhà trường đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức đạt chuẩn tiên tiến khu vực Đông Nam Á. Theo kế hoạch hành động của Tiêu chí 7.4. Có các bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tập san, các ấn phẩm khoa học; có các tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường thuộc Tiêu chuẩn 7: nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ trong Báo cáo tự đánh giá năm 2016 của nhà trường, bắt đầu từ năm học 2016-2017 các Khoa phải xây dựng lộ trình, kế hoạch biên soạn Giáo trình, Tài liệu giảng dạy nội bộ cho tất cả các học phần của các ngành đào tạo.

Căn cứ vào định hướng trên của nhà trường địi hỏi các khoa nói chung và Khoa DL nói riêng phải tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch biên soạn giáo trình để thực hiện đúng theo kế hoạch chiến lược của nhà trường.

3.1.4. Nhu cầu thực tế

Việc giảng dạy và học tập của giảng viên và HSSV địi hỏi phải có nguồn học liệu phong phú, chính xác và thường xun cập nhật. Vì vậy cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ là một hoạt động có tính cấp thiết dể đáp ứng nhu cầu cơng tác đào tạo tại tất cả các cơ sở đào tạo trong đó có trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

Đặc biệt, đối với bậc TCCN, yêu cầu đối với việc tăng cường, củng cố và rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu thì giáo trình đối với các học phần thực hành càng có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh đó, khả năng chọn lọc, nghiên cứu tài liệu của bậc học này cũng hạn chế hơn so với trình độ Cao đẳng, Đại học. Vì vậy, giáo trình do chính các Thầy Cơ biên soạn trên cơ sở chọn lọc, tích hợp từ nhiều nguồn tài liệu hữu ích sẽ vơ cùng cần thiết cho việc học tập của học sinh.

Ngồi ra, biên soạn giáo trình cũng là một hoạt động giúp cho công tác giảng dạy của giảng viên được thuận lợi hơn. Quá trình sưu tập, tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu để

37 biên soạn giáo trình sẽ giúp cho giảng viên nhất là những giảng viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy vững vàng hơn khi lên lớp.

3.1.5. Từ thực trạng của Khoa/Bộ mơn

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn 43 học phần chưa có giáo trình chính thức; trong đó 25 học phần thuộc bộ mơn Lữ hành, 18 học phần thuộc bộ mơn Nhà hàng. Vì vậy địi hỏi cơng tác biên soạn giáo trình phải được Khoa/Bộ mơn chú trọng nhiều hơn nữa và phải có lộ trình thực hiện để đảm bảo đến năm 2020, 100% học phần có giáo trình chính thức để phục vụ cơng tác giảng dạy và học tập.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ tại Khoa Du lịch – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức nội bộ tại Khoa Du lịch – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

3.2.1. Về quy định chế độ làm việc của Giảng viên

Nhằm quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của giảng viên đối với công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ của Nhà trường, Khoa/Bộ môn, Nhà trường cần bổ sung rõ quy định trong quy chế của nhà trường về chế độ làm việc của Giảng viên, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ đối với Giảng viên. Cụ thể, Giảng viên phụ trách giảng dạy học phần chưa có giáo trình chính thức trong vịng 3 năm nếu khơng thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình cho học phần đó sẽ khơng được phân cơng giờ dạy phụ trội.

3.2.2. Về lộ trình thực hiện

Việc thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ để đạt được hiệu quả địi hỏi Khoa/Bộ mơn phải có lộ trình thực hiện, trong đó thể hiện rõ số lượng giáo trình cần biên soạn trong mỗi năm, phân công nhân sự thực hiện, thời gian, tiến độ thực hiện, yêu cầu của mỗi giai đoạn, và kết quả cần đạt được.

Nhằm đảm bảo đến năm 2020, 100% học phần có giáo trình sử dụng chính thức, Khoa/Bộ mơn cần lập kế hoạch tổng thể cho cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ đến năm 2020 và kế hoạch chi tiết thực hiện cho từng năm học.

43 học phần chưa có giáo trình phải được biên soạn trong vòng 4 năm (từ 2017 đến 2020); trung bình 1 năm Khoa/Bộ mơn phải thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy cho khoảng 11 học phần.

38 Đồng thời, Khoa/Bộ môn cần lên kế hoạch tổ chức cập nhật nội dung Giáo trình, tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ định kỳ theo từng năm học nhằm hiệu chỉnh, cập nhật thông tin mới nhất của ngành nghề nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của chương trình đào tạo.

3.2.3. Về đội ngũ nhân sự thực hiện

Tính đến thời điểm hiện tại, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa gồm có: Bộ mơn Lữ hành: 09 giảng viên biên chế, 08 giảng viên thỉnh giảng; Bộ môn Nhà hàng: 02 giảng viên biên chế, 05 giảng viên thỉnh giảng;

Đây là nguồn lực rất lớn để thực hiện cơng tác biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ. Tuy nhiên chỉ có 07 giảng viên biên chế tham gia vào công tác biên soạn giáo trình. Vì vậy Khoa/Bộ mơn cần phát huy nguồn lực trên cụ thể:

Phân công cụ thể giảng viên thực hiện biên soạn giáo trình các học phần chưa có giáo trình lựa chọn, có thể phân cơng một tác giả hoặc nhóm tác giả cùng thực hiện biên soạn. Những giảng viên phụ trách giảng dạy học phần hoặc có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực liên quan đến học phần đó chịu trách nhiệm biên soạn giáo trình cho học phần đó;

Khoa/Bộ mơn mời các giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghề nghiệp và có thâm niên trong cơng tác giảng dạy tham gia vào công tác biên soạn giáo trình của Khoa/Bộ mơn.

3.2.4. Về tiêu chí đánh giá

Việc thẩm định, đánh giá chất lượng giáo trình phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan dựa trên một bộ tiêu chuẩn với hệ thống các tiêu chí cụ thể được xây dựng một cách khoa học và phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, cụ thể: 3.2.4.1. Về nội dung

“Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực

39 tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ. Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành. Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành” 4.

Sự chỉ dẫn học tập đối với từng chương, phải kích thích được tính tích cực, độc lập của sinh viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.

Bên cạnh đó, “nội dung của giáo trình phải cụ thể hóa, chi tiết hóa các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, đáp án, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương trong mô đun/môn học của chương trình dạy nghề đã được phê duyệt”. Giáo trình cần phải “Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình. Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mơ đun/mơn học. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng. Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác” 5.

Ngồi ra, “những thơng tin đưa vào trong giáo trình phải đảm bảo chính xác và có

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác biên soạn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)