Chương 3 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm
đến năm 2025 tầm nhìn 2030
Căn cứ Luật Hỗ trợ DNNVV ngày 12 tháng 6 năm 2017; Luật DN ngày 17 tháng 6 năm 2020; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kết luận số 562-KL/TU ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển DN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, Quyết định 3487/QĐ-UBND ngày 7 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025. Tỉnh Thanh Hoá xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển DNNVV và năng lực quản lý của giám đốc DNNVVV trên địa bàn Tỉnh như sau:
5.2.1 Quan điểm phát triển doanh nghiệp của Tỉnh
Tập trung phát triển DN lĩnh vực nơng, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; chú trọng phát triển DN trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng sản xuất tập trung theo vùng, quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị; khuyến khích phát triển DN chăn ni theo hướng cơng nghiệp, gắn với chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường; quan tâm phát triển DN nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với chế biến; khuyến khích phát triển DN trồng cây dược liệu, trồng rừng sản xuất gắn với thu gom, chế biến, bao tiêu sản phẩm.
mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN hoạt động trong ngành công nghiệp truyền thống; ưu tiên phát triển DN hoạt động trong ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất các sản phẩm sau lọc hóa dầu, hóa chất, nhựa, cơng nghiệp điện tử viễn thơng, cơng nghệ thông tin; phát triển hợp lý các DN hoạt động trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da; khuyến khích phát triển các DN hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh; phát triển DN hoạt động trong ngành xây dựng đạt trình độ cao trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng cơng trình, phát triển đơ thị.
Phát triển DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo hướng đa dạng các loại hình dịch vụ, gắn với phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; chú trọng phát triển DN kinh doanh sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn như: dịch vụ cảng biển, vận tải biển, logistics, thơng tin truyền thơng, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục và đào tạo; khuyến khích các DN đầu tư hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các khu đô thị, Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; thu hút các DN lớn có thương hiệu đầu tư phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh và khám phá thiên nhiên.
5.2.2 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển DN gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của DN theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển và tiếp cận các nguồn lực; chú trọng nâng cao năng lực QTDN, góp phần hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Phát triển DN cả về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN theo hướng bền vững; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN gia nhập thị trường, tiếp cận các nguồn lực, thị trường, từng bước hình thành một số DN lớn tầm cỡ trong nước và khu vực ASEAN trên định hướng phát triển 6 trụ cột tăng trưởng, góp phần hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Thành lập mới 15.000 doanh nghiệp, trong đó: khu vực đồng bằng thành lập mới 9.830 doanh nghiệp, chiếm 65,5%; khu vực ven biển, thành lập mới 3.420 doanh nghiệp, chiếm 22,8%; khu vực miền núi, thành lập mới 1.750 doanh nghiệp, chiếm 11,7%.
Phấn đấu mật độ DN hoạt động bình quân đạt 7,9 doanh nghiệp/1.000 dân vào năm 2025. Khu vực DN đóng góp khoảng 65 - 70% GRDP của tỉnh vào năm 2025; giải quyết việc làm cho khoảng 500.000 lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp; đóng góp vào ngân sách của khu vực DN chiếm 65% tổng thu nội địa trên địa
bàn tỉnh. Trong đó, DNNVV đóng góp trên 50% GRDP, tạo việc làm cho trên 400.000 lao động. Tỷ lệ DNNVV tồn tại và phát triển sau 3 năm thành lập đạt tỷ lệ trên 40%